Chủ tịch TP HCM: Việc giãn cách cơ bản hiệu quả
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, việc giãn cách theo Chỉ thị 16 “cơ bản hiệu quả”, phương tiện tham gia giao thông giảm 75% so với trước.
Ông Nguyễn Thành Phong nêu nhận định này tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với các địa phương về phòng chống Covid-19, sáng 15/8. Ông nói, những ngày qua, thành phố không xuất hiện thêm chuỗi lây nhiễm mới; số ca nhiễm mới đang có xu hướng giảm. Bình quân 13 ngày qua, mỗi ngày có 3.800 ca mới, so với bình quân 4.600 ca mỗi ngày trong 13 ngày trước đó.
TP HCM đã kết hợp hài hòa đông y và tây y điều trị, mỗi ngày có bình quân 2.500 ca xuất viện. Đến nay, hơn 70.000 ca đã xuất viện.
Cũng trong hôm nay, Chủ tịch Phong ký quyết định kéo dài đợt giãn cách tại thành phố thêm một tháng, đến 15/9, với nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó”.
Quyết định được đưa ra khi đô thị hơn 10 triệu dân đã trải qua 38 ngày giãn cách theo Chỉ thị 16 và ghi nhận tổng số 149.286 ca nhiễm trong đợt dịch thứ tư (từ cuối tháng 4/2021). Trước đó, thành phố có 40 ngày giãn cách theo Chỉ thị 15.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP HCM. Ảnh: Trung tâm báo chí TP HCM
Nghe tin thành phố giãn cách thêm một tháng, nhiều người chạy xe máy về quê tự phát, làm tuyến cửa ngõ phía Đông, TP Thủ Đức, ùn tắc. Đến trưa nay, dòng xe máy khựng lại tại chốt kiểm soát cách cổng khu du lịch Suối Tiên, xa lộ Hà Nội, TP HCM chừng 500 m.
Lực lượng chức năng phát loa yêu cầu người dân giãn cách và quay về nơi ở, chính quyền địa phương sẽ có biện pháp hỗ trợ. Là một người trong số này, anh Hoàng Văn Trung, quê Nghệ An, làm công nhân ở Bình Dương, nói thất nghiệp gần 3 tháng nay. Chủ nhà trọ không giảm tiền phòng, anh cạn tiền nên rất khó khăn. “Tôi hết cách rồi, ở lại lấy tiền đâu mà sống, sợ bị nhiễm bệnh”, anh chia sẻ.
Cùng sáng nay, hơn 500 người dân đã tập trung ở quốc lộ 1, quận Bình Tân, chuẩn bị chạy xe máy về các tỉnh miền Trung. Sau khi yêu cầu người dân không về quê, chính quyền quận nói sẽ vận động các chủ nhà trọ miễn giảm tiền thuê nhà. Trường hợp chủ trọ không đồng ý, địa phương sẽ có phương án chăm lo, hỗ trợ”. “Đảm bảo cung cấp đủ lương thực, thực phẩm để người dân sống trong một tháng giãn cách sắp tới”, chủ tịch quận nói.
Video đang HOT
Hàng trăm người dân lỉnh kỉnh hành lý ùn ùn kéo về quê trên Xa Lộ Hà Nội, TP HCM, sáng 15/8. Ảnh: Quỳnh Trần
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, sau thời gian giãn cách xã hội tại 23 tỉnh, thành, số ca nhiễm mới qua sàng lọc cộng đồng đã bắt đầu xu hướng giảm tại một số nơi. Tình hình dịch bệnh “từng bước được kiểm soát tại một số địa phương, khu vực” song tại TP HCM và một số tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai vẫn diễn biến phức tạp.
Một số địa phương miền Trung như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Yên chưa kiểm soát triệt để, còn khả năng bùng phát và nguy cơ xuất hiện các ổ dịch lớn, do đã lây lan rộng ra cộng đồng, trong nhà máy, xí nghiệp, khu đông dân.
Tai cuộc họp hôm nay, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo địa phương kịp thời tổ chức mua sắm đảm bảo yêu cầu chống dịch, “tuyệt đối không trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của trung ương”. Điều này không có nghĩa là trung ương “bỏ mặc” mà vẫn lo nguồn dự trữ để hỗ trợ nếu địa phương gặp khó khăn. Tuy nhiên, tinh thần là “việc của ai, người đó phải lo”, Thủ tướng nói.
Chính phủ thống nhất hỗ trợ hoàn toàn việc mai táng bệnh nhân tử vong do Covid-19. Bộ Y tế được yêu cầu hướng dẫn cách làm túi thuốc an sinh, cấp miễn phí và hướng dẫn F0 tại nhà sử dụng. Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu kế hoạch tiêm vaccine cho học sinh.
Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công Thương điều chỉnh mô hình “ba tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến”. Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết về hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, trong đó có hỗ trợ xét nghiệm, tổ chức ăn ở cho công nhân để duy trì sản xuất, giữ chuỗi cung ứng không đứt gãy.
Người dân ùn ùn chạy xe máy rời TP HCM
Nghe tin thành phố giãn cách thêm một tháng, nhiều người đi xe máy chở valy, nhu yếu phẩm, về quê tự phát, làm tuyến cửa ngõ phía Đông, TP Thủ Đức, ùn tắc.
Trưa 15/8, dòng xe máy khựng lại tại chốt kiểm soát cách cổng khu du lịch Suối Tiên, xa lộ Hà Nội, TP HCM chừng 500 m. Hàng chục công an, quân sự, y tế kéo barie chặn dòng người ở chốt kiểm soát. Nhiều người bóp còi, hò reo yêu cầu lực lượng chức năng cho qua.
Mất việc, không thu nhập suốt 3 tháng là lý do anh Hoàng Văn Trung (áo xanh) muốn về quê. Ảnh: Hà An
Dừng xe sát rào, anh Hoàng Văn Trung, quê Nghệ An, làm công nhân ở Bình Dương, chở 5 chai nước suối trong bọc nilon, sau xe còn một valy lớn, treo thêm vài gói mì tôm và chai xăng 5 lít. Người đàn ông 40 tuổi, nước da ngăm đen kể, bị công ty cho nghỉ việc gần 3 tháng nay. Mất thu nhập, chủ trọ không giảm tiền phòng, anh cạn tiện nên rất khó khăn.
"Khu vực gần chỗ ở phát hiện mấy ca F0, thêm người chết vì dịch nên tôi sợ lắm, không dám ở lại", anh Trung nói và cho biết nhiều tháng không có lương nhưng chưa nhận được hỗ trợ từ chính quyền. Tình cảnh quá khó khăn buộc anh phải thu xếp đồ đạc, trả phòng trọ, khăn gói về quê bằng xe máy. "Tôi hết cách rồi, biết cả nước đang giãn cách xã hội, ai ở đâu ở đó, nhưng nếu ở lại lấy tiền đâu mà sống, sợ bị nhiễm bệnh", anh Trung chia sẻ.
Cạnh đó, gia đình anh Hoàng Văn Hoa, quê Quảng Trị, làm công nhân khu chế xuất Linh Trung 2, TP Thủ Đức, cũng cùng chung hoàn cảnh khi cả 2 vợ chồng thất nghiệp vì dịch. Không có tiền sống buộc anh và vợ dậy sớm từ 5 giờ sáng, chở theo cô con gái 3 tuổi về quê bằng xe máy. "Về quê mình còn có gia đình, bà con thân thích, chứ ở nơi đất khách quê người, mất việc làm thật sự không biết lấy gì sống", anh kể.
Để giải tỏa đám đông, CSGT, Công an TP Thủ Đức phối hợp lực lượng quân sự hướng dẫn người dân tập kết ở khu vực rộng chừng 500 m2 trước cổng Bến xe miền Đông mới. Lực lượng chức năng phát loa yêu cầu người dân giãn cách và quay về nơi ở, chính quyền địa phương sẽ có biện pháp hỗ trợ.
Dòng người ách lại trước trạm kiểm soát gần khu du lịch Suối Tiên, TP Thủ Đức, trưa 15/8. Ảnh: Hà An.
Đến 12h30, hàng nghìn người vẫn tập trung ở khu vực nói trên, lực lượng chức năng được điều động thêm để giữ an ninh trật tự. Lãnh đạo MTTQ TP Thủ Đức có mặt cùng lực lượng chức năng bàn phương án giải quyết.
Cách Bến xe Miền Đông mới gần 30 km , sáng nay hơn 500 người dân sau khi hẹn nhau trên mạng xã hội đã tập trung ở quốc lộ 1, quận Bình Tân, chạy về các tỉnh miền Trung. Nhiều người chở lỉnh kỉnh đồ đạc, dự định đi thành đoàn về quê khi biết tin TP HCM sẽ giãn cách thêm một tháng. Hàng trăm xe máy đậu chắn ngang làn đường gây ùn tắc quốc lộ.
Anh Nguyễn Văn Sen, công nhân cho biết thất nghiệp nhiều tháng, gia đình không còn khả năng trụ lại ở thành phố nên định lái xe máy chở vợ và con về Bình Định. "Ở lại TP HCM thì tuân thủ Chỉ thị 16, nhưng mất việc, hết tiền, bám trụ khó khăn quá tôi chịu không nổi. Bởi vậy tôi muốn về quê có mắm ăn mắm, có muối ăn muối dễ sống hơn", anh Sen nói.
Cảnh sát cùng UBND quận Bình Tân sau đó đã vận động đoàn người về trường THCS-THPT Nam Việt, cách đó 2 km để họ ăn uống, nghỉ ngơi. Sau đó, các phường đã thống kê đưa từng người trở về nơi ở, tránh tụ tập.
Theo ông Lê Văn Thinh, Bí thư quận uỷ Bình Tân, sau khi yêu cầu người dân không về quê, chính quyền sẽ vận động các chủ nhà trọ miễn giảm tiền thuê nhà. Trường hợp chủ trọ không đồng ý, địa phương sẽ có phương án chăm lo, hỗ trợ người dân yên tâm ở lại. " Địa phương sẽ đảm bảo cung cấp đủ lương thực, thực phẩm để người dân sống trong một tháng giãn cách sắp tới", ông Thinh nói.
Thượng tá Nguyễn Văn Bình, Phó phòng CSGT TP HCM cho biết, sáng nay nhiều đội CSGT phối hợp Công an TP Thủ Đức và TP Dĩ An vận động người dân tập trung ở quốc lộ 1, quận Bình Tân và dưới chân cầu vượt Linh Xuân quay về nơi ở. Hơn chục trường hợp không chấp hành, cơ quan chức năng đã kiểm tra giấy tờ, xử phạt vì ra đường không có lý do chính đáng.
Người dân về quê tập trung ở quốc lộ 1A, quận Bình Tân, sáng 15/8. Ảnh: Đình Văn
Theo thượng tá Bình, ngoài chốt kiểm soát cửa ngõ TP HCM, đơn vị còn tuần tra lưu động trên các tuyến đường khi phát hiện có người tập trung về quê sẽ vận động, xử lý để họ không ra khỏi thành phố.
Hơn 20 ngày trước, tình trạng người dân sống ở TP HCM và các tỉnh lân cận gặp khó khăn do dịch đã chạy xe máy về quê. Việc về tự phát, chạy xe đường xa hàng nghìn km nguy hiểm cho người dân và khiến dịch dễ lây lan, bùng phát.
Trong công điện hôm 31/7, Thủ tướng đã yêu cầu các địa phương đang thực hiện Chỉ thị 16 phải làm nghiêm, "tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31/7 tới khi hết giãn cách, trừ trường hợp được chính quyền cho phép". Các tỉnh sau đó dừng đón người dân về quê tự phát bằng xe máy, thay vào đó đưa người về quê bằng máy bay, tàu lửa, ôtô.
Trong lần bùng phát dịch lần thứ tư, TP HCM triển khai hỗ trợ người dân gặp khó khăn . Việc này thực hiện theo yêu cầu Thủ tướng, là "không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc" trong thời gian thực hiện giãn cách, giúp họ yên tâm "ai ở đâu ở đấy", không tự phát về quê.
Đến nay, gói thứ nhất với tổng số tiền 886 tỷ đồng cơ bản hoàn thành. Ngoài nhiều nhóm ngành nghề được giúp đỡ, hơn 311.000 lao động tự do (mỗi người nhận 1,5 triệu đồng) được hỗ trợ với tổng kinh phí 467 tỷ đồng.
Ở gói hỗ trợ thứ hai tổng kinh phí hơn 900 tỷ đồng, cùng với việc bổ sung thêm nhiều hộ nghèo cần giúp đỡ, TP HCM đặt mục tiêu hoàn thành giải ngân trước ngày 15/8. Tuy nhiên, đến chiều qua Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP HCM mới nhận được một số báo cáo chi trả của quận, huyện.
Cụ thể, trong 367.000 lao động tự do cần hỗ trợ, đến chiều 14/8 mới chỉ hơn 100.000 người nhận được tiền, chiếm gần 30%. Ngoài một số quận tỷ lệ giải ngân trên 70% như quận 3, 12, Bình Tân, Tân Bình, nhiều nơi thực hiện còn thấp. Cụ thể như TP Thủ Đức chi trả cho hơn 3.400 người trong số 38.000 trường hợp, Gò Vấp trả cho 2.300 lao động trong số 23.000 người.
Với việc hỗ trợ hơn 175.000 hộ lao động nghèo (mỗi hộ nhận 1,5 triệu đồng), có 3 quận gần như hoàn thành là quận 4, 12 và Bình Tân với hơn 31.000 trường hợp được giúp đỡ. Các địa phương khác tỷ lệ giải ngân thấp hoặc chưa báo cáo.
Từ ngày 16/8, Trà Vinh tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội Từ 0h ngày 16/8, tỉnh Trà Vinh sẽ áp dụng giãn cách xã hội thêm 15 ngày. Chiều 13/8, Văn phòng Tỉnh ủy Trà Vinh đã có thông báo ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy, thống nhất thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 15 ngày. Theo đó, đợt giãn cách này từ 0h ngày 16/8. Tỉnh Trà...