Chủ tịch TP “đề xuất” mua đồng hồ cho cấp dưới để tránh giờ dây thun
Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng cần “tập thói quen làm việc đúng giờ, đúng hẹn; đăng ký làm việc tới giờ nào thì phải kết thúc giờ đó, không dây dưa, không dây thun”. Để tránh tình trạng cấp dưới làm việc giờ dây thun, ông Phong “đề xuất” Văn phòng UBND TP nên “mua” cho mỗi vị Phó Chủ tịch thành phố một cái… đồng hồ.
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong chủ trì cuộc họp của UBND TP.HCM sáng nay. (Ảnh: Hồ Văn)
Sáng nay, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã chủ trì cuộc họp về tình hình kinh tế – văn hóa – xã hội tháng 5.2017 của TP.HCM. Tại cuộc họp này, ông Phong đã yêu cầu các giám đốc sở và cấp tương đương phải đeo thẻ công chức khi làm việc.
Theo ông Phong, việc đeo thẻ khi làm việc thể hiện tác phong nghiêm túc, khi tiếp dân thể hiện sự tôn trọng đối với người dân. “Dù vấn đề này thuộc về nề nếp nhưng tôi phải lưu ý các sở ngành, đặc biệt là người đứng đầu phải nghiêm túc thực hiện. Văn phòng UBND TP.HCM phải thực hiện trước” – ông Phong nhấn mạnh.
Về lập lại trật tự đô thị và chống tái chiếm vỉa hè, ông Phong một lần nữa lưu ý nếu “quận, huyện nào để tái chiếm lòng lề đường… do thiếu trách nhiệm, chỉ đạo không quyết liệt thì mời người lãnh đạo làm việc khác. Tất nhiên, trách nhiệm thì cần phải làm rõ, do nguyên nhân gì…? Lúc đó mới có hình thức kỷ luật” – ông Phong khẳng định.
Về báo cáo có hơn 800 nhiệm vụ mà Chủ tịch thành phố giao các sở, ngành và quận huyện… chỉ có 364 nhiệm vụ hoàn thành, 520 nhiệm vụ không hoàn thành hoặc trễ hẹn, ông Phong cho rằng, cần phải xem xét vì sao nhiệm vụ không hoàn thành nhiều hơn nhiệm vụ hoàn thành?
Video đang HOT
Chủ tịch TP.HCM đánh giá, qua đó cho thấy lãnh đạo còn yếu kém trong điều hành công việc. Do vậy, từng sở ngành phải xem lại công việc, đừng đề cuối năm lại phê bình nhau thì không hay.
Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng, các cấp dưới cần phải tập thói quen “làm việc đúng giờ, đúng hẹn; đăng ký làm việc tới giờ nào thì phải kết thúc giờ đó, không dây dưa, không dây thun”. Để tránh tình trạng cấp dưới làm việc theo kiểu giờ dây thun, ông Phong đã “đề xuất” Văn phòng UBND TP nên “mua” cho mỗi vị Phó Chủ tịch UBND thành phố một cái… đồng hồ.
Cũng tại cuộc họp, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho biết, 5 tháng đầu năm 2017 kinh tế thành phố vẫn giữ đà tăng trưởng, góp phần thu ngân sách về ngày một cao.
Theo Danviet
TPHCM không đồng ý thành lập "siêu sở"
Theo Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong, hiện nay công việc của các Sở Kế hoạch - Đầu tư, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài chính... là rất "khủng khiếp". Nếu nhập các sở lại với nhau thì công việc sẽ quá tải, dẫn đến trì trệ, tác động đến sự phát triển của thành phố.
Chiều 27/3, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dẫn đầu Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với UBND TPHCM về việc thực hiện chính sách, pháp luật, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016.
Tại buổi giám sát, ông Uông Chu Lưu đề cập vấn đề được xã hội quan tâm là Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành. Trong đó, hợp nhất Sở Kế hoạch - Đầu tư với Sở Tài chính thành Sở Kế hoạch - Tài chính; Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành Sở Giao thông, Xây dựng và Phát triển đô thị.
"TPHCM thấy việc sáp nhập này thế nào, có làm được không?", ông Uông Chu Lưu hỏi.
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong (ảnh P.A)
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đỗ Phi Hùng nêu quan điểm: "Trung ương hỏi nếu nhập lại thì có làm được không? Dưới góc độ chuyên môn, tôi thấy vẫn làm được nhưng đề nghị cân nhắc vì khối lượng công việc và đối tượng quản lý của các sở ở thành phố rất lớn, tính chất công việc phức tạp".
Ông Hùng cho biết từ nay đến năm 2025, TPHCM giao cho Sở Xây dựng tổ chức di dời, bố trí lại cuộc sống của 20.000 hộ dân ven kênh rạch, tạo điều kiện sống tốt hơn cho người dân nơi đây. Ngành xây dựng cũng đang nhận nhiệm vụ chỉnh trang đô thị.
Trong khi đó, Sở Quy hoạch - kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải công việc cũng rất nặng nề. "Tinh thần là tinh gọn bộ máy nhưng phải xem xét khả năng thực hiện, lộ trình, quy mô và tính chất đặc thù của thành phố, không thể giống các tỉnh, thành khác", ông Hùng nói.
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho rằng việc sáp nhập các sở sẽ hình thành "siêu sở", gây quá tải, ách tắc trong giải quyết công việc. Ông dẫn chứng công việc của Sở Kế hoạch - Đầu tư đang rất nặng nề, nhất là trong bối cảnh thành phố hướng tới con số 500.000 doanh nghiệp, trong năm 2017 phải thành lập mới 50.000 doanh nghiệp.
Còn trong năm 2016, Sở Kế hoạch - Đầu tư đã giải quyết 273.000 hồ sơ, tiếp nhận 50.000 văn bản và phát đi 35.000 văn bản. Có 87 quốc gia, vùng lãnh thổ đến TPHCM đầu tư. Mỗi tháng có khoảng trên 4.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập... Hiện Sở này cũng đang theo dõi 6.722 dự án.
"Tôi chỉ nói một vài con số ở Sở Kế hoạch - Đầu tư thôi, chưa nói đến Sở Tài chính. Nếu nhập lại như vậy thì làm sao làm nổi, mà không làm nổi, nó sẽ khiến trì trệ, tác động đến sự phát triển của TP", ông Phong nói.
Người đứng đầu chính quyền THCM nhìn nhận, nếu nhập Sở GTVT, Sở Quy hoạch - Kiến trúc cùng với Sở Xây dựng cũng sẽ thành "siêu sở". Việc này sẽ gây khó khăn ách tắc trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
Với quy mô, khối lượng công việc rất nặng nề, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong kiến nghị Trung ương giao chủ tịch UBND TP có quyền chủ động để điều tiết thêm thu nhập cho đội ngũ để tái tạo sức lao động, đảm đương nhiệm vụ.
"Hôm rồi, TPHCM được Bộ Nội vụ mời ra. TP và Hà Nội khi thảo luận tách nhập các sở, chúng tôi trả lời rất rõ là đề nghị giữ nguyên hiện trạng. Tất nhiên, Hà Nội có trả lời riêng của Hà Nội, TPHCM có báo cáo riêng của TPHCM", ông Phong nói.
Ông Uông Chu Lưu ủng hộ việc TPHCM có cách tổ chức bộ máy chính quyền đô thị phù hợp với điều kiện dân số, kinh tế, xã hội. Ông Lưu cho rằng, TPHCM cần đẩy mạnh chuyển đổi để một số đơn vị sự nghiệp công lập có thể tự chủ, tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên.
Quốc Anh
Theo Dantri
TPHCM sẽ ra mắt tuyến buýt đường sông đầu tiên vào tháng 6 Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát lại các yêu cầu, điều kiện để khai thác tuyến buýt sông đầu tiên của thành phố đúng kế hoạch là tháng 6/2017. Ông nhấn mạnh, vấn đề an toàn cho hành khách là tiêu chí số một. Từ năm 2010, UBND TPHCM đã chấp thuận...