Chủ tịch TP Đà Nẵng: “Không bao giờ yêu cầu Mỹ Tâm giảm giá”
Khi được hỏi về những vụ việc rắc rối hét giá cat-sê củaMỹ Tâmnhững ngày gần đây, Chủ tịch UBND TP Đà NẵngVăn Hữu Chiếnchỉ nói ngắn gọn:”Việc “lãnh đạo Đà Nẵng phải có văn bản đề nghị” chỉ là do Mỹ Tâm tự nghĩ, tự nói. Đà Nẵng chưa từng đề cập và cũng không bao giờ yêu cầu Mỹ Tâm hay bất cứ ca sĩ, nghệ sĩ nào phải giảm giá hay biểu diễn miễn phí tại DIFC. Nhưng Đà Nẵng cũng chỉ trả đúng thời giá mà thôi!”.
Ông Văn Hữu Chiến – Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng
Qua đây có thể thấy rõ hai ý: Một là, lãnh đạo Đà Nẵng sẽ không bao giờ làm cái việc “có văn bản đề nghị” như Mỹ Tâm yêu cầu. Và hai là, Đà Nẵng chỉ trả theo mức giá mà Đà Nẵng nhận thấy là “đúng thời giá”, chứ không phải vì mong muốn có ngôi sao này, ngôi sao khác trong chương trình mà chạy theo những mức cat-sê “khủng” do họ nêu ra, cho dù mức giá đó theo một số người là “bình thường” trên thị trường ca nhạc hiện nay.
Ở đây, thiết nghĩ cần nói rõ thêm về vai trò của công ty Sơn Lâm trong vấn đề giá cả của các ca sĩ tham gia DIFC. Hoàn toàn không phải Đà Nẵng giao cho công ty này một “cục tiền” rồi tự họ đàm phán “lời ăn, lỗ chịu” với các ca sĩ, nghệ sĩ. Ngược lại họ chỉ đứng trung gian đàm phán với các ca sĩ, nghệ sĩ, sau đó lập phương án chương trình tổng thể, nội dung nghệ thuật, thành phần tham gia, giá cả… trình UBND TP Đà Nẵng quyết định. Trên thực tế, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng mới là người trực tiếp duyệt giá từng ca sĩ, từng hạng mục để quyết định chấp nhận ai, không chấp nhận ai.
Cần nhắc lại rằng, trong 5 lần Đà Nẵng tổ chức DIFC trước đây, trên sân khấu không có Mỹ Tâm nhưng vẫn xuất hiện rất nhiều ngôi sao khác như Đàm Vĩnh Hưng, Thanh Lam, Mỹ Linh, Đan Trường, Hồng Nhung, Hồ Quỳnh Hương, Quang Linh, Cẩm Ly, Quốc Đại… Tất cả họ đều chưa bao giờ phải hát miễn phí hay “giảm giá”.
Đơn cử như Đàm Vĩnh Hưng. Có thông tin cho hay ca sĩ này đã nhận cat-sê lên đến cả trăm triệu đồng khi xuất hiện trên sân khấu DIFC 2012. Vậy tại sao lần này Đà Nẵng lại từ chối mức giá 110 triệu đồng của Mỹ Tâm, dù vẫn mong muốn có sự góp mặt của ngôi sao “chưa từng xuất hiện” này để sân khấu DIFC 2013 thêm mới mẻ?
Video đang HOT
Không khó để nhận ra, trong những năm trước do tình hình kinh tế khá giả, việc vận động tài trợ gặp nhiều thuận lợi nên Đà Nẵng cũng khá “hào phóng” khi trả cat-sê cho các ca sĩ, nghệ sĩ tham gia DIFC. Năm nay kinh tế sa sút, việc vận động tài trợ gặp rất nhiều khó khăn nên Đà Nẵng phải cân nhắc từng đồng chi phí là điều dễ hiểu, bởi đây là chương trình xã hội hoá và hoàn toàn không được sử dụng ngân sách.
Nhưng như thế không có nghĩa Đà Nẵng chỉ chấp nhận những ca sĩ nào đưa ra giá thấp. Điều đó thể hiện rõ qua việc trong khi chấp nhận cat-sê 60 triệu đồng của Uyên Linh tại DIFC 2013 thì Đà Nẵng lại từ chối mức giá 40 triệu đồng của Kasim Hoàng Vũ, và cả Bùi Anh Tuấn dù mức giá thậm chí còn thấp hơn. Vấn đề ở đây, như ông Văn Hữu Chiến đã nêu rõ tại cuộc họp ngày 9/4 rà soát việc chuẩn bị cho DIFC 2013 là: “Đà Nẵng cũng có những giọng ca không thua kém gì mấy so với Kasim Hoàng Vũ hay Bùi Anh Tuấn”.
Qua đây có thể thấy câu chuyện “trả đúng thời giá” mà Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến đề cập là hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trường mà nhiều người cho rằng Mỹ Tâm cứ việc “sòng phẳng” với Đà Nẵng. Như Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã nói rõ, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, Đà Nẵng nhận thấy cái giá mà Mỹ Tâm đưa ra là quá cao nên không chấp nhận. Đó là quyền của Đà Nẵng, quyền của người mua, quyền của “thượng đế”.
Và nếu nơi nào cũng sẵn sàng sòng phẳng theo đúng cơ chế thị trường, chỉ “mua đúng thời giá” như Đà Nẵng thì liệu các ca sĩ sẽ “bán hàng” ở đâu nếu họ không tự giảm giá cho phù hợp với tình hình chung? Thiết nghĩ đó mới là điều mà các ca sĩ cần suy nghĩ, chứ không phải là đòi hỏi “phải có đề nghị của lãnh đạo TP mới chịu hát giảm giá”!
Theo TTVN
Vụ cát-xê 6.000 USD: 'Hô cao thế, Đà Nẵng không cắt sao được'
"Mỹ Tâm đưa ra giá quá cao nên Đà Nẵng không đồng ý. Mà đã không thuận mua vừa bán thì làm gì có chuyện ký hợp đồng. Bởi vậy chuyện chưa ký hợp đồng có ý nghĩa gì ở đây...", Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL Đà Nẵng khẳng định.
Không "thuận mua vừa bán" thì...
Chiều 9/4, ngay sau khi có thông tin Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cắt bỏ Mỹ Tâm, Kasim Hoàng Vũ và Bùi Anh Tuấn ra khỏi chương trình nghệ thuật trong khuôn khổ cuộc thi trình diễn pháo hoa DIFC 2013 vì đòi cát xê quá cao, ca sĩ Mỹ Tâm lập tức gửi mail cho báo chí cho rằng Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nói "hoàn toàn sai sự thật"!
Trao đổi với phóng viên sáng 10/4, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL Đà Nẵng Trần Chí Cường cho hay: "Đã có rất nhiều phóng viên của các báo gọi điện cho tôi hỏi có thật như vậy hay không? Tôi trả lời là có, và lãnh đạo TP Đà Nẵng làm như vậy là đúng, vì trong thời điểm khó khăn như hiện nay mà vẫn hô giá trên trời thì đương nhiên phải cắt thôi. Mà không chỉ mỗi Mỹ Tâm, còn cắt thêm nhiều người, nhiều hạng mục nữa!", ông Trần Chí Cường nói.
Về việc Mỹ Tâm lấy lý do chưa hề ký hợp đồng 6.000 đô với Đà Nẵng để khẳng định Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nói "sai sự thật", ông Trần Chí Cường bật cười: "Vấn đề là Mỹ Tâm đưa ra giá quá cao nên Đà Nẵng không đồng ý. Mà đã không thuận mua vừa bán thì làm gì có chuyện ký hợp đồng? Anh báo giá cao, tôi không đồng ý mua thì chuyện chưa ký hợp đồng có ý nghĩa gì ở đây đâu?".
Về phía Công ty Sơn Lâm, Phó Tổng Giám đốc - bà Nguyễn Thị Thanh Hải cho biết: sở dĩ chỉ mới hợp đồng miệng chứ chưa ký hợp đồng chính thức với ca sĩ Mỹ Tâm là còn chờ xem TP Đà Nẵng có đồng ý với những bài hát mà Mỹ Tâm dự định trình bày và mức giá cát xê mà ca sĩ này đưa ra hay không. Chỉ khi TP Đà Nẵng đồng ý thì Công ty Sơn Lâm mới có thể ký hợp đồng với Mỹ Tâm.
Ngay chính Công ty Sơn Lâm đến thời điểm này cũng chưa được UBND TP Đà Nẵng ký hợp đồng chính thức tham gia DIFC 2013 vì còn cân nhắc dự toán kinh phí mà công ty này trình. Vì lẽ đó nên mới có chuyện tại cuộc họp sáng 9/4, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến quyết định cắt bớt 1 tỷ đồng trong 4,7 tỷ đồng mà công ty này dự toán. Nếu đã ký hợp đồng chính thức thì làm gì có chuyện cắt giảm như vậy được!
"Hô giá kiểu đó, không cắt sao được"
Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL Đà Nẵng Trần Chí Cường nói rõ thêm, qua thẩm định phương án của Công ty Sơn Lâm, Sở chỉ mới đồng ý về nội dung chương trình tổng thể, nội dung nghệ thuật và thành phần tham dự, còn chuyện giá cả là do UBND TP quyết định. "Bây giờ tình hình khó khăn quá mà hô giá kiểu đó thì bảo TP không cắt sao được? Còn Mỹ Tâm có hô giá 6.000 đô hay không thì Công ty Sơn Lâm phải chịu trách nhiệm, vì công ty này báo cáo với TP là đã liên hệ mời Mỹ Tâm như vậy!", ông Cường nói.
Sau khi bài viết "Công ty Sơn Lâm: Chính quản lý của Mỹ Tâm ra giá 6.000 đô" được đăng tải, tiếp tục có thêm nhiều bạn đọc đặt câu hỏi: Người quản lý của Mỹ Tâm đã tham gia bàn bạc với Công ty Sơn Lâm là ai, và đã bàn bạc cụ thể những gì?
Bà Nguyễn Thị Thanh Hải cho hay, đó là một cô gái tên Linh đã trao đổi cụ thể với Trưởng phòng Tổ chức biểu diễn của Công ty Sơn Lâm (tên là Giang) 3 nội dung: Thứ nhất là xác nhận Mỹ Tâm có thể tham gia chương trình nghệ thuật của DIFC 2013; thứ hai, nếu tham gia thì mức kinh phí là như vậy; và thứ ba là hát những bài hát gì...
Phóng viên đã cố gắng liên lạc và đúng là gặp được một cô gái tên Linh. Cô này xác nhận mình là nhân viên của Công ty TNHH Dịch vụ giải trí Mỹ Tâm, nhưng khi được hỏi có phải cô đã làm việc với Công ty Sơn Lâm về việc ca sĩ Mỹ Tâm tham dự DIFC 2013 hay không thì cô này bảo đang bận tập chương trình nên không trả lời.
HẢI CHÂU
Theo Infonet
Mỹ Tâm phủ nhận chuyện hét giá 110 triệu đồng để hát ở quê hương Nữ ca sĩ cảm thấy rất buồn trước những thông tin không xác thực về mình. Đầu giờ chiều hôm nay (9/4), thông tin chủ tịch UBND Tp.Đà Nẵng tuyên bố "cắt" tên Mỹ Tâm ra khỏi danh sách biểu diễn tại Lễ hội pháo hoa quốc tế sắp tới đã lan truyền nhanh chóng trên mạng. Bài báo còn trích dẫn phát...