Chủ tịch tỉnh sẽ tiếp dân 1 ngày/tháng
Đây là một trong những nội dung của Dự thảo Luật Tiếp Công dân vừa được trình Quốc hội.
Ngày 29/5, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 13, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trình bày dự thảo Luật Tiếp công dân.
Dự thảo luật quy định trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Cụ thể, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phải trực tiếp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh ít nhất một ngày trong một tháng, trừ trường hợp tiếp công dân đột xuất. Cấp quận, huyện phải trực tiếp tiếp công dân ít nhất hau ngày mỗi tháng. Cấp xã, phường tiếp ít nhất một ngày mỗi tuần.
Bộ trưởng các Bộ, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Lao động – Thương binh và xã hội, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp tiếp công dân tại nơi tiếp công dân ít nhất một ngày trong một tháng, trừ trường hợp tiếp công dân đột xuất. Người đứng đầu các Bộ, Sở, ngành khác trực tiếp tiếp công dân ít nhất một buổi trong một tháng.
Dự thảo luật cũng quy định người đứng đầu các cơ quan của Quốc hội, người đứng đầu Hội đồng nhân dân các cấp; Tổng Kiểm toán Nhà nước, người đứng đầu đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực; Chánh án Tòa án các cấp, Viện trưởng Viện Kiểm sát các cấp… có trách nhiệm bố trí lịch trực tiếp tiếp công dân ít nhất một buổi trong một tháng.
Video đang HOT
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý (Ảnh: VOV)
Trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Tiếp công dân, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho biết, một số ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội còn băn khoăn về việc quy định cứng về định kỳ tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Mặc dù dự thảo Luật lần này đã chia ra nhiều mức quy định về thời gian định kỳ trực tiếp tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, song chưa xác định rõ mục đích tiếp công dân của người đứng đầu. Cụ thể là để trực tiếp giải quyết hay chỉ để nắm tình hình thực tế hoặc chỉ đơn thuần tiếp nhận, giải tỏa bức xúc của công dân như các hoạt động tiếp công dân thường xuyên?.
Trên thực tế, số lượng người dân trực tiếp đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại các cơ quan, tổ chức có sự khác biệt khá lớn (giữa cấp Trung ương và cấp địa phương, giữa các địa bàn hoặc giữa các ngành, lĩnh vực khác nhau).
Do đó, nếu quy định cứng việc người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải dành một ngày hay một buổi trong một tháng để trực tiếp tiếp công dân là không phù hợp với thực tế, thiếu tính linh hoạt và cũng không thực sự hiệu quả.
Bởi vì với các cơ quan thường xuyên tiếp nhận nhiều khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì thời gian tiếp trực tiếp một ngày/một tháng là quá ít ỏi, trong khi ở một số cơ quan, tổ chức khác lại có khi vài tháng không có người dân nào tìm đến.
Thực tiễn thực hiện công tác tiếp công dân thời gian qua cho thấy, nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương đã tổ chức để lãnh đạo cấp tỉnh, cấp bộ cùng đại diện một số cơ quan, đơn vị chuyên môn hữu quan trực tiếp tiếp công dân, đồng thời giải quyết hoặc định hướng giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của người dân.
Tuy nhiên, để các buổi tiếp công dân này thu được kết quả như vậy thì bộ phận chuyên môn, giúp việc đã phải tiếp cận và có nghiên cứu, chuẩn bị trước về các vấn đề người dân nêu ra.
“Do đó, quan điểm coi việc tiếp công dân theo hình thức này là hoạt động tiếp công dân theo nghĩa tiếp nhận ban đầu (như dự thảo Luật Tiếp công dân đang điều chỉnh) hay là một khâu trong quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (như đang điều chỉnh trong Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo…) là vấn đề cần được tiếp tục cân nhắc”, ông Phan Trung Lý cho biết.
Rút ngắn thời hạn bắt buộc cung cấp thông tin cho báo chí
Mỗi cơ quan hành chính nhà nước có ba người có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; thời hạn bắt buộc cung cấp cũng được rút ngắn.
Đó là những nội dung quan trọng của Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí được công bố trong buổi họp báo sáng 17/5 nay, do Bộ Thông tin - Truyền thông tổ chức. Ông Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin - Truyền thông) cho biết, Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg thay thế cho Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí ban hành năm 2007.
Quy chế mới quy định rõ quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong việc phát ngôn, cung cấp tin cho báo chí. Đặc biệt, trong Quy chế mới đã có một điều quy định về khung xử lý vi phạm mà Quy chế cũ không có như: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định trong Quy chế mới thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật...
Tại Điều 2 quy chế mới quy định, mỗi cơ quan hành chính nhà nước có ba người có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, bao gồm:Người đứng đầu cơ quan, người phát ngôn (NPN) thường xuyên và người được ủy quyền phát ngôn (khi NPN thường xuyên đi vắng hoặc được ủy quyền trong các trường hợp cần thiết). Như vậy, so với quy chế cũ thì đối tượng chịu trách nhiệm phát ngôn đã được quy định chi tiết hơn nhiều.
"Quy định mới không có nghĩa có người phát ngôn rồi thì khi được hỏi, cá nhân thuộc cơ quan hành chính sẽ ỷ lại người phát ngôn này để không cung cấp thông tin cho báo chí. Điểm mới ở quy định là mọi cá nhân đều được cung cấp thông tin cho báo chí nhưng chỉ khác người phát ngôn ở chỗ không được nhân danh cơ quan hành chính nhà nước, không được tiết lộ bí mật điều tra, bí mật công vụ, thông tin sai sự thật... Ví dụ liên quan đến vụ việcphủ Thành Chương: đại diện TP Hà Nội là người phát ngôn chính thống, còn những cá nhân khác ở Hà Nội ở Sở Nông nghiệp, Sở TN-MT đều có thể cung cấp thông tin cho báo chí, nhưng không đại diện cho cơ quan nhà nước, mà phải chịu trách nhiệm về thông tin mình cung cấp" - ông Lượng nhấn mạnh.
Điểm mới nữa trong Quy chế là thời hạn bắt buộc cung cấp thông tin định kỳcho báo chí của các cơ quan nhà nước cũng đã được rút ngắn. Cụ thể, việc cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí đã được rút ngắn từ ba tháng xuống còn một tháng, thời hạn tối đa phải tổ chức họp báo để cung cấp thông tin cũng giảm từ sáu tháng xuống còn ba tháng. Còn thời gian mà NPN phải cung cấp thông tin ban đầu về các vấn đề đột xuất, quan trọng, gây tác động lớn trong xã hội thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình cho báo chí đã được rút ngắn từ hai ngày xuống còn một ngày kể từ khi vụ việc xảy ra.
Quy chế mới cũng đã đưa ra các quy định khung về xử lý vi phạm trong công tác phát ngôn mà quy chế cũ chưa đề cập. Cụ thể, Điều 8 quy chế mới quy định: "Cơ quan, tổ chức có liên quan không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định trong quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật".
Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người vi phạm có thể bị xử lý theo Luật Báo chí hoặc Luật Cán bộ, công chức.
Cục trưởng Cục Báo chí cho biết thêm, cơ quan báo chí cũng có trách nhiệm đăng tải, phát, phản ánh trung thực nội dung phát ngôn, thông tin do người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn cung cấp; đồng thời ghi rõ họ tên, người phát ngôn, người được ủy quyền. Theo ông Lượng, đê quy chế mới thực sự phát huy hiệu quả, Bộ sẽ tổ chức tiếp 2 buổi tập huấn dành cho người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn của các cơ quan hành chính nhà nước.
Theo Dantri
"Bất lực" với quy định mới về "cấm" thuốc lá?! "Ngay tại nơi tiếp xúc cử tri, người hút thuốc vẫn "hun mù mịt" hội trường. Giờ nghỉ, có ĐBQH lên tiếng góp ý, người vi phạm chỉ "cười khẩy" hỏi lại: "Đại biểu thử nghĩ xem quy định như vậy có thực hiện được không?"... Đây là một câu chuyện rất "thời sự", vừa diễn ra tuần trước, khi Luật Phòng chống...