Chủ tịch tỉnh Nghệ An làm Tổ trưởng Tổ công tác giải quyết cấp nước
Trước lùm xùm về việc nước sạch và giá nước sạch tại Nghệ An, UBND tỉnh đã ra văn bản thành lập Tổ công tác giải quyết các hoạt động cấp nước trên địa bàn TP.Vinh và vùng phụ cận. Tổ công tác trên do đích thân ông Thái Thanh Quý – Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng.
Ngày 9/8 vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An có văn bản số 5640/UBND-CN về việc tập trung giải quyết các vấn đề dư luận quan tâm, phản ánh liên quan đến hoạt động cấp nước địa bàn TP.Vinh và vùng phụ cận.
Trong văn bản nêu rõ, mặc dù được UBND tỉnh ban hành quyết định giá tiêu thụ nước sạch có tính chi phí nước thô lấy trực tiếp từ sông Lam, nhưng lại bơm nước từ sông Đào để sản xuất, cung cấp cho địa bàn TP.Vinh và vùng phụ cận. Chất lượng nước sinh hoạt cung cấp cho người dân không đảm bảo, gây hoang mang, lo lắng trong nhân dân.
Nhà máy nước lấy nước sông Đào nghi ô nhiễm.
Để thực hiện chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Văn bản 8454 -CV/TU ngày 6/8/2019 về việc xử lý liên quan đến các hoạt động cấp nước địa bàn TP.Vinh và vùng phụ cận, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân và giải quyết các vấn đề liên quan, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
Video đang HOT
Công ty CP Cấp nước Nghệ An dừng việc lấy nước thô từ sông Đào để sản xuất nước sinh hoạt tại 2 Nhà máy nước Cầu Bạch và Hưng Vĩnh; thực hiện việc lấy nguồn nước thô trực tiếp từ sông Lam (đã được tính đủ chi phí nước thô trong giá tiêu thụ nước sạch tại Quyết định số 41/2018/QĐ-UBND ngày 2/10/2018 của UBND tỉnh Nghệ An) để sản xuất nước sạch sinh hoạt cấp cho địa bàn TP.Vinh và vùng phụ cận. Đề nghị phía Công ty TNHH MTV Cấp nước Sông Lam cung cấp nguồn nước thô từ sông Lam cho 2 Nhà máy nước Cầu Bạch và Hưng Vĩnh đảm bảo đủ lưu lượng và công suất để sản xuất nước sinh hoạt.
Đặc biệt, trước vấn đề trên, Văn phòng UBND tỉnh tham mưu thành lập Tổ công tác do Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng để chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan đến các vấn đề hoạt động cấp nước trên địa bàn TP.Vinh và vùng phụ cận.
Cũng tại Văn bản số 5640/UBND-CN, Chủ tịch UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành liên quan để chuẩn bị nội dung làm việc của Tổ công tác.
Trong đó đáng lưu ý, Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Y tế sẽ nghiên cứu lắp đăt các hệ thống quan trắc tự động nguồn nước thô, nước sinh hoạt; Sở NN&NT chỉ đạo cơ quan chức năng giám sát, không cho Công ty CP Cấp nước Nghệ An lấy nước thô từ sông Đào sản xuất nước sinh hoạt; Sở KH&CN chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra quy trình, máy móc thiết bị, công nghệ xử lý của Công ty CP Cấp nước Nghệ An và Công ty TNHH MTV Cấp nước Sông Lam…
Đối với Sở Tài chính, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu nắm bắt thông tin dư luận về giá nước, trên cơ sở đó đề xuất UBND tỉnh phương pháp tính giá nước sát nhất với thực tế, phù hợp với quy định của pháp luật. Nghiên cứu đề xuất xem có cần kiểm toán các đơn vị liên quan, rà soát lại quy trình cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Cấp nước Nghệ An…
Theo Danviet
Hạn hán kéo dài, chủ tịch UBND tỉnh ra công điện cứu 15000 ha lúa
Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An đã gieo trồng được khoảng 70 nghìn ha lúa Hè Thu và lúa Mùa. Tuy nhiên, do nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích trong số đó bị hạn năng, nguy cơ mất mùa đã hiện hữu.
Hiện nay cây lúa đang vào giai đoạn đẻ nhánh, nhu cầu nước tưới là rất lớn. Tuy nhiên, tình hình thời tiết diễn biến hết sức bất lợi, nắng nóng gay gắt kết hợp đới gió Tây Nam, hiệu ứng phơn kéo dài, mực nước trên các triền sông suối xuống thấp. Mực nước trên các sông trong và hồ chứa xuống thấp, nhiều hồ đã cạn, thậm chí nhiều hồ đã xuống mực nước chết. Tình trạng thiếu nước, khô hạn xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây lúa nói riêng và cây trồng khác nói chung.
Cánh đồng ở huyện "lúa" Yên Thành khô nứt nẻ
Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An cho biết: "Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 15 ngàn ha lúa vụ Hè Thu và lúa vụ Mùa bị khô hạn nặng. Nếu trong vài ngày tới không có mưa, diện tích lúa chết có thể lên đến 1 ngàn ha. Ngoài ra nhiều diện tích chè, cây rau màu cũng thiệt hại nặng do nắng nóng".
Thiếu nước, cánh đồng ở thị xã Thái Hòa bị bỏ hoang
Trước tình trạng đó, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành công điện số 09/CĐ-UBND về việc phòng, chống hạn vụ Hè Thu - Mùa năm 2019. Theo đó, các sở, ban ngành và địa phương đã thực hiện đồng bộ các giải phảp chống hạn như: Mở hết cửa lấy nước cống Mụ Bà (Nam Đàn) kể cả âu thuyền khi có khả năng lấy được nước vào hệ thống. Các cống cuối kênh Bến Thuỷ, Nghi Quang, Diễn Thành, Diễn Thủy... đóng kín tuyệt đối để giữ nước và chống mặn xâm thực. Nạo vét các bể hút trạm bơm, kênh dẫn, lắp trạm bơm giã chiến để bơm nước cứu lúa.
Nhiều đập thủy lợi ở Nghệ An rơi vào mực nước chết
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đề nghị các hồ thủy điện điều tiết xả nước. Cụ thể hồ thủy điện Bản Vẽ vận hành xả nước đảm bảo lưu lượng trung bình ngày từ 100 m3/s đến 120 m3/s; hồ thủy điện Khe Bố vận hành xả nước đảm bảo lưu lượng trung bình ngày từ 120 m3/s đến 150 m3/s; hồ thủy điện Chi Khê vận hành xả nước với lưu lượng không nhỏ hơn lưu lượng đến hồ.
Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Bắc trung bộ, vào những ngày đầu tháng 07, trên địa bàn các tỉnh bắc trung bộ tiếp tục có nắng nóng. Do đó tình hình hạn hán sẽ xẩy ra rất căng thẳng, diện tích lúa đã gieo cấy bị chết do thiếu nước sẽ tăng, tập trung ở vùng Diễn Châu - Yên Thành - Quỳnh Lưu, Nam Đàn - Hưng Nguyên - Nghi Lộc... thậm chí có nhiều nơi thiếu cả nước sinh hoạt.
Phạm Tiến
Theo PL&XH
Tìm kiếm nam thanh niên mất tích trên sông Đào Anh T. di qua cầu thì bất ngờ trượt chân ngã xuống sông mất tích. Phát hiện sự việc, nhiều người tập trung để tìm kiếm nạn nhân. Chiều 2-6, UBND xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, cho biết, trên địa bàn có một nam thanh niên mất tích trên sông Đào đoạn chảy qua địa bàn xã. Rất đông...