Chủ tịch tỉnh làm Tổ trưởng hỗ trợ doanh nghiệp ở Lào Cai: Doanh nghiệp mong chờ gì?
Một Tổ hỗ trợ doanh nghiệp vừa được thành lập tại tỉnh Lào Cai, trong đó, đích thân Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng. Đây là thông tin nhận được nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp ở địa phương.
Ở Lào Cai, câu chuyện Tổ hỗ trợ doanh nghiệp không hề mới, vì cách đây hơn 10 năm nó đã được thành lập. Tuy nhiên, lần này “bình cũ” được thêm “rượu mới” khi Tổ trưởng không phải lãnh đạo cấp Sở, ngành như trước kia, mà là Chủ tịch UBND tỉnh, đồng thời là Phó Bí thư Tỉnh ủy – ông Trịnh Xuân Trường (sinh năm 1977, mới nhậm chức không lâu).
Một điểm nữa cũng đáng lưu ý, đó là ngoại trừ 2 Tổ phó là 2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh thì tất cả các thành viên còn lại đều là thủ trưởng của các ban, ngành, địa phương trong tỉnh.
Có thể thấy, những gì tinh túy nhất của bộ máy quản trị công trực thuộc chính quyền Lào Cai liên quan đến doanh nghiệp đều có mặt trong Tổ này.
Dù rằng Tổ mới thành lập, còn chưa đi vào hoạt động, nhưng trước hết phải ghi nhận tinh thần cầu thị và trách nhiệm đối với lĩnh vực điều hành kinh tế của lãnh đạo tỉnh Lào Cai.
Ông Trịnh Văn Sơn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Hải Yến.
Theo ông Trịnh Văn Sơn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Hải Yến, trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp phát sinh không ít vướng mắc, hy vọng Tổ hỗ trợ sẽ là kênh kết nối thường xuyên, trực tiếp với lãnh đạo để giải quyết kịp thời, bởi với doanh nghiệp, thời gian chính là tiền bạc và uy tín.
Video đang HOT
“Doanh nghiệp nào cũng mong muốn được tiếp cận với lãnh đạo tỉnh để chia sẻ, để kêu đúng người, từ đó đi đến giải quyết triệt để. Nếu được, tạo cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp mỗi tháng được tiếp xúc lãnh đạo 1 – 2 lần; vừa để chia sẻ, vừa để “trả bài” những vấn đề phản ánh trước đó” – ông Sơn chia sẻ.
Thực tế, Lào Cai đang có trên 5.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, nhưng chỉ có khoảng 3.000 doanh nghiệp đang hoạt động và hoạt động hiệu quả chưa tới 2.000 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đầu tư vào địa phương chủ yếu thuộc quy mô vừa và nhỏ, nguồn vốn còn khó khăn, nhất là vừa chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI định hướng, bên cạnh khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh; Lào Cai cũng khuyến khích khởi nghiệp, sáng tạo, chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp khi có đủ điều kiện; đồng thời tạo cơ chế thu hút nhà đầu tư chiến lược.
Ngay đầu nhiệm kì, hàng loạt hoạt động của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai (nay kiêm vai trò Tổ trưởng hỗ trợ doanh nghiệp), như: dự Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thanh niên; thăm, chúc tết 5 tập đoàn, đồng thời là nhà đầu tư chiến lược; trao giấy chứng nhận đăng kí đầu tư Dự án Trung tâm thương mại GO! Lào Cai; ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn T&T Group… đã minh chứng cho việc đưa Nghị quyết vào thực tế.
Ông Nguyễn Huy Long – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai.
Theo ông Nguyễn Huy Long, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai, sau Đại hội, bộ máy lãnh đạo của Lào Cai được kiện toàn với nhiều gương mặt trẻ; cộng thêm Tổ hỗ trợ đặc biệt dành riêng cho doanh nghiệp ra đời, khiến cộng đồng doanh nghiệp rất phấn khởi. Tất cả đều mong chờ những quyết sách mạnh mẽ hơn từ bộ máy chính quyền, nhất là trong cải cách hành chính, dù rằng có những điều rất khó thay đổi.
“Nếu vẫn chỉ là quản lý doanh nghiệp, với cơ chế “xin – cho” thì còn khó khăn, không phải do người đứng đầu mà là do các cán bộ chuyên quản, giúp việc. Để không còn khó khăn nữa cần chuyển đổi từ tư duy quản lý sang đồng hành, hỗ trợ, phục vụ doanh nghiệp. Như vậy mới đi vào thực chất, đúng theo phương châm “doanh nghiệp phát tài, Lào Cai phát triển”, ông Long thẳng thắn chỉ rõ.
Ông Trịnh Xuân Trường – Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai (thứ 2 từ trái qua) đích thân làm Tổ trưởng hỗ trợ doanh nghiệp.
Ông Phan Trung Bá, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai cho hay, việc nâng lên một cấp về cơ cấu của Tổ hỗ trợ doanh nghiệp sẽ khắc phục được những hạn chế trước kia, bởi nó không còn “khoác áo” Tổ giúp việc, mà gắn trách nhiệm trực tiếp vào người đứng đầu là Chủ tịch UBND tỉnh; không chỉ vậy, các thành viên đều là thủ lĩnh ngành, địa phương cũng có quyền tự quyết rất lớn.
“Tổ đang xây dựng quy chế hoạt động, tới đây sau khi chờ hướng dẫn Luật Đầu tư ra (Chính phủ đang dự thảo Nghị định), cái đó cực kì quan trọng, từ đó sẽ chính thức ban hành quy chế, có phân công nhiệm vụ cho các thành viên, hoạt động thường kì hoặc đột xuất để có vấn đề gì sẽ tháo gỡ ngay” – ông Bá cho biết.
Một thước đo quan trọng đánh giá năng lực điều hành kinh tế của các tỉnh thành, đó là PCI. Trong nhiều năm, Lào Cai luôn đứng top cao của cả nước. Tuy nhiên, gần đây nhất là năm 2019, Lào Cai bất ngờ “tụt hạng” xuống đứng thứ 25, chỉ còn trong top khá. Và bên trong đó, một số chỉ số thành phần của PCI như chi phí thời gian, chi phí không chính thức, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp còn thấp. Đây là những nhiệm vụ đòi hỏi Tổ hỗ trợ doanh nghiệp của Lào Cai phải vào cuộc để hướng đến kiến tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng.
Khai mạc Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 3, khóa XX
Sáng 25.3, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Thị Quỳnh Vân; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đặng Ngọc Huy và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh chủ trì Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 3, khóa XX.
Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 3 sẽ tiến hành sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác cán bộ và tổng kết việc thực hiện Kết luận số 17-KL/TU ngày 19/4/2016 của Tỉnh ủy khóa XIX về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực trong hệ thống chính trị và phục vụ sản xuất kinh doanh giai đoạn 2016- 2020.
Thông qua Kết luận của Tỉnh ủy khóa XX về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Tổng kết việc thực hiện Kết luận số 18-KL/TU ngày 19.4.2016 của Tỉnh ủy khóa XIX về đẩy mạnh phát triển công nghiệp giai đoạn 2016- 2020. Thông qua Nghị quyết của Tỉnh ủy khóa XX về huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển công nghiệp.
Đồng thời, hội nghị sẽ tiến hành thực hiện quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2020- 2025 của tỉnh; Nghe báo cáo về tình hình triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026 của tỉnh trong thời gian qua, nhiệm vụ trong thời gian đến; Nghe báo cáo về những công việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo giải quyết giữa 2 kỳ Hội nghị Tỉnh ủy (lần thứ 2 và 3);...
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Thị Quỳnh Vân phát biểu khai mạc hội nghị
Các đại biểu tham dự hội nghị
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thị Quỳnh Vân nhấn mạnh: Nội dung chương trình của Hội nghị Tỉnh ủy lần này có nhiều vấn đề quan trọng, là hai trong số ba nhiệm vụ đột phá được xác định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, có tính định hướng cho sự phát triển lâu dài của tỉnh. Bên cạnh đó là nội dung về rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 của tỉnh và một số nội dung quan trọng khác.
Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thị Quỳnh Vân đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị phát huy cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận kỹ, đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng để hoàn thiện các báo cáo, kết luận, nghị quyết và quyết định các vấn đề quan trọng.
Chính sách thuế, phí, tiền thuê đất góp phần tái khởi động nền kinh tế Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn của dịch bệnh Covid-19, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã chủ động nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách giảm, gia hạn thuế, tiền thuê đất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế. Chính...