Chủ tịch tỉnh Gia Lai thừa nhận lúng túng khi chống dịch COVID-19
Ông Võ Ngọc Thành- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thừa nhận công tác chống dịch COVID của tỉnh này còn “lúng túng” trong buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cùng đoàn công tác đến Gia Lai làm việc (chiều tối 3/2) về công tác phòng chống dịch COVID-19 khi tỉnh này đã ghi nhận ít nhất 14 ca dương tính với SARS-CoV-2.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.
Đầu buổi họp, ông Thành thẳng thắn thừa nhận việc phòng chống COVID-19 trên địa bàn còn nhiều lúng túng. Theo báo cáo của UBND tỉnh Gia Lai, phát hiện 2 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 (ngày 30/1), UBND tỉnh Gia Lai đã họp, lên phương án toàn bộ; khoanh vùng, truy vết, thảo luận về yếu tố dịch… Cụ thể, 2 bệnh nhân dương tính đầu tiên này bắt nguồn từ Hải Dương về Gia Lai 9 ngày sau mới phát hiện. Từ đây, tỉnh Gia Lai đã khoanh vùng 2 ổ dịch (phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa và đám cưới ở xã Ia Trốk, huyện Ia Pa); sau đó phát hiện ít nhất 12 ca dương tính lần 1 với SARS-CoV-2 liên quan đến 2 ổ dịch này. Tại thị xã Ayun Pa, 3 huyện (Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa) và TP Pleiku của tỉnh Gia Lai đã có người dương tính lần 1 với SARS-CoV-2.
Sau khi nghe báo cáo từ các ngành, cũng như những khó khăn của tỉnh Gia Lai, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nói hết sức chia sẻ với tỉnh Gia Lai, do “buổi đầu chưa quen, đường cày chưa thẳng”, công tác triển khai còn lúng túng, hy vọng không để xảy ra lần 2.
Thứ trưởng nhận định, đại dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, kéo dài, trong khi chủng biến thể mới (ký hiệu B.1.1.7) tốc độ lây lan ra cộng đồng tăng 70% (chủng mới 3 ngày, trong khi chủng cũ 7 ngày) nên Gia Lai nói riêng phải truy vết thật nhanh. Đặc biệt, Thứ trưởng nhấn mạnh, Gia Lai có khoảng 46% người đồng bào dân tộc thiểu số, nên cần tuyên truyền phù hợp phong tục, tập quán ma chay của họ, để làm việc này hiệu quả cần già làng, trưởng bản, bộ đội.
Để chống dịch, Thứ trưởng yêu cầu Gia Lai phải tuân thủ nguyên tắc “Phát hiện sớm, cách ly nhanh, kịp thời, khoanh vùng, dập dịch, điều trị tích cực”, cùng với đó đảm bảo phương án “4 tại chỗ”, đặc biệt phải thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, ưu tiên chống dịch.
Video đang HOT
Cùng với đó, Thứ trưởng cũng yêu cầu Gia Lai không để dịch chồng dịch; không mải chống dịch COVID-19 mà để bùng phát sốt rét, bạch hầu… Để chống dịch COVID-19 hiệu quả, theo Thứ trưởng phải kích hoạt lại hệ thống chống dịch toàn tỉnh từ thôn, xã; chưa có dịch cũng phải coi như có dịch; đặc biệt là đơn vị y tế; cùng với đó, thần tốc truy vết F1.
Riêng khu vực phong toả, Thứ trưởng nói 100% người dân phải được lấy mẫu xét nghiệm; đề nghị nâng công suất xét nghiệm tại Gia Lai ít nhất đạt 3 nghìn mẫu/ngày, việc này cần huy động Viện Pasteur Nha Trang và TP HCM. Cùng với đó, Thứ trưởng lưu ý Gia Lai phải chuẩn bị thêm khu cách ly, bởi hiện giờ sức chứa ở Gia Lai còn 3,5 nghìn người.
Ngoài ra, theo Thứ trưởng, Gia Lai phải tuyên truyền để cơ sở y tế tư nhân phòng chống dịch. Thứ trưởng lấy ví dụ, như người dược sĩ không chỉ đơn thuần là bán thuốc, nếu tham ra chống dịch họ sẽ hỏi sốt ho như thế nào, hay đi từ vùng dịch về sẽ lấy ngay họ tên, điện thoại, báo cơ sở y tế kiểm tra…
Lên phương án lập bệnh viện dã chiến ở Gia Lai
Ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Y tế, đánh giá cơ sở vật chất của Trung tâm điều trị chất lượng cao ở TP Pleiku, Gia Lai, có thể trưng dụng làm bệnh viện dã chiến.
Chiều 3/2, quan điểm được ông Đỗ Xuân Tuyên đưa ra tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Gia Lai, sau khi địa phương ghi nhận 14 ca Covid-19 ở 5 huyện, thị xã, thành phố.
Tại cuộc họp, bà Nguyễn Thị Thanh Lịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, nhìn nhận địa phương "lúng túng" trong công tác phòng chống Covid-19 do lần đầu có dịch bệnh, hệ thống y tế còn hạn chế nên công tác truy vết gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó tỉnh có đường biên giới dài 90 km, người dân tộc thiểu số chiếm đến 44%.
Bà Lịch mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ các cấp, ngành về kỹ thuật và chuyên môn để Gia Lai sớm khoanh vùng và khống chế được ổ dịch.
Tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu, TP Pleiku bị phong tỏa sau khi có ca mắc Covid-19 thứ 14. Ảnh: Trần Hóa.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên chia sẻ những khó khăn của địa phương, đề nghị chính quyền tăng cường tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cho người đồng bào thiểu số, cư dân ở vùng sâu.
Ông Tuyên cho biết, để nâng công suất xét nghiệm tại Gia Lai, Bộ Y tế đã huy động máy móc của Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur TP HCM, có thể xét nghiệm 3.000 mẫu một ngày; đồng thời huy động thêm 30 cán bộ y tế hỗ trợ Gia Lai truy vết.
Qua khảo sát tình hình tại thị xã Ayun Pa - nơi xuất hiện hai ca mắc Covid-19 đầu tiên, Thứ trưởng cho rằng việc sử dụng Trung tâm Y tế thị xã Ayun Pa làm nơi cách ly, điều trị đã đảm bảo. Tuy nhiên, cơ sở này phải tuyệt đối không khám chữa bệnh khác. Tỉnh buộc phải phân luồng, hướng dẫn người dân đến các trung tâm y tế, bệnh viện lân cận.
Chuẩn bị trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ông Tuyên cho rằng Trung tâm điều trị chất lượng cao ở TP Pleiku (đơn vị ngoài công lập) rất phù hợp để trưng dụng làm bệnh viện dã chiến. "Cơ sở này nằm độc lập, hạ tầng đầy đủ, vật chất đảm bảo. Chúng ta chỉ cần đầu tư thêm trang thiết bị, và xây dựng trung tâm cấp cứu bệnh nhân Covid-19 nặng", Thứ trưởng nói.
Lãnh đạo Bộ Y tế giao Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy cùng Sở Y tế Gia Lai khảo sát thực tế cơ sở này. Có bao nhiêu buồng và giường bệnh, vị trí nào có thể đặt được trung tâm cấp cứu bệnh nhân Covid-19, đồng thời khảo sát toàn bộ các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị khảo sát, lên phương án thành lập bệnh viện dã chiến. Ảnh: Trần Hóa.
Hiện Gia Lai ghi nhận 14 ca mắc Covid-19, nguồn lây liên quan ổ dịch ở tỉnh Hải Dương. Dịch được phát hiện đầu tiên ở thị xã Ayun Pa và huyện Ia Pa hôm 30/1, sau đó lan rộng ra huyện Krông Pa, huyện Phú Thiện và TP Pleiku.
Như vậy, tổng cả 7 ngày 28-3/2, Bộ Y tế ghi nhận 329 ca nhiễm cộng đồng, ở 10 tỉnh thành gồm Hải Dương (240), Quảng Ninh (42), Hà Nội (21), Gia Lai (14), Bình Dương (4), Bắc Ninh (3), Hòa Bình (2), TP HCM, Hải Phòng, Bắc Giang mỗi nơi một ca.
Cái Tết tĩnh lặng chưa từng có ở "phường cách ly xã hội" Cái Tết đang cận kề nhưng trên khuôn mặt người dân phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa, Gia Lai) đều hiện lên vẻ lo lắng, trầm tư. Ai cũng chỉ mong sớm hết dịch để được trở lại với cuộc sống bình thường. Sự tĩnh lặng hiếm có ở khu phố sầm uất Địa bàn phường Cheo Reo được xem là cửa...