Chủ tịch Thượng viện Czech: ‘Tôi là người Đài Loan’
Chủ tịch Thượng viện Czech Vystrcil nói ‘Tôi là người Đài Loan’ khi phát biểu tại nghị viện hòn đảo hôm 1/9, động thái sẽ khiến Bắc Kinh thêm phẫn nộ.
“Xin hãy cho phép tôi bày tỏ sự ủng hộ với người dân Đài Loan. Cho phép tôi khiêm nhường song cũng kiên quyết nói trước nghị viện các bạn rằng ‘Tôi là người Đài Loan’”, Chủ tịch Thượng viện Czech Milos Vystrcil nói.
Động thái của Vystrcil có thể chọc giận thêm Bắc Kinh vì chính sách “Một Trung Quốc”. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trước đó cũng cảnh báo Vystrcil sẽ phải “trả giá” vì chuyến thăm chính thức đảo Đài Loan hôm 30/8.
Ông Vương cáo buộc Vystrcil đã thách thức nguyên tắc “Một Trung Quốc” và “tự biến mình thành kẻ thù của 1,4 tỷ người Trung Quốc”. Ngoại trưởng Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không dung thứ cho “hành động khiêu khích công khai” như vậy.
Video đang HOT
Chủ tịch Thượng viện Czech Milos Vystrcil tại Prague hôm 26/8. Ảnh: Reuters.
Vystrcil cùng phái đoàn 90 thành viên, gồm chính trị gia, doanh nhân, nhà khoa học và nhà báo, hạ cánh xuống sân bay Đào Viên Đài Loan sáng 30/8, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 5 ngày. Chủ tịch Thượng viện Czech cho biết chuyến thăm của ông nhằm thúc đẩy quan hệ kinh doanh với đảo Đài Loan.
Chính phủ Czech khẳng định không ủng hộ Vystrcil thăm Đài loan, song cho biết họ cũng không hài lòng khi Bắc Kinh lên án mạnh mẽ chuyến thăm và đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Prague để thảo luận hôm 31/8. Trung Quốc cùng ngày cũng triệu đại sứ Czech.
Chính phủ Czech công nhận chính sách “Một Trung Quốc”, trong đó xem Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc đại lục, và cam kết không cử quan chức chính phủ tới thăm hòn đảo. Tuy nhiên, Vystrcil là một nghị sĩ thuộc đảng cánh hữu đối lập và không bị ràng buộc bởi quy định này.
Tổng thống Czech Milos Zeman tìm kiếm mối quan hệ chính trị và kinh doanh chặt chẽ hơn với Trung Quốc kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2013. Tuy nhiên, nỗ lực của ông đã bị ảnh hưởng do các kế hoạch đầu tư không thành công và chính phủ Czech cũng dao động với vấn đề cấp phép cho Huawei phát triển các mạng viễn thông.
Australia tuyên bố không để Trung Quốc 'chèn ép'
Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố ông sẽ không để bị hăm dọa hay chèn ép trong quan hệ với đối tác thương mại lớn nhất là Trung Quốc.
"Chúng tôi là quốc gia giao dịch mở, là đối tác, nhưng tôi sẽ không bao giờ đánh đổi các giá trị trước sự chèn ép do bất cứ bên nào đưa ra", ông Morrison tuyên bố trên đài phát thanh thương mại 2GB hôm nay. "Australia cung cấp các sản phẩm giáo dục và du lịch tốt nhất thế giới. Việc công dân Trung Quốc chọn Australia là quyền quyết định của họ. Và tôi tin vào sự hấp dẫn của các sản phẩm Australia", ông khẳng định.
Tuyên bố được Thủ tướng Australia đưa ra sau khi Bắc Kinh có các động thái hạn chế thương mại với Canberra, đồng thời khuyến cáo người dân Trung Quốc không đến Australia, cũng như cảnh báo đối với các du học sinh nước này chọn đến Australia học tập.
Thủ tướng Australia Scott Morrison trong cuộc họp báo tại thủ đô Canberra hôm 14/5. Ảnh: Reuters.
Ba tuần trước, Trung Quốc áp thuế với lúa mạch Australia và dừng nhập thịt bò từ 4 lò mổ lớn nhất nước này. Cuối tuần trước, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc khuyến cáo người dân không đến Australia vì "tình trạng phân biệt chủng tộc gia tăng đáng kể đối với người Trung Quốc và người châu Á" giữa đại dịch. Tuần này, Bộ Giáo dục Trung Quốc đưa ra cảnh báo tương tự với các du học sinh chuẩn bị trở lại các trường đại học Australia khi học kỳ mới bắt đầu vào tháng 7.
Đề cập tới việc các quan chức Bắc Kinh cảnh báo người dân không đến Australia vì lo ngại "phân biệt chủng tộc", ông Morrison cho rằng điều này vô căn cứ. "Đó là chuyện nhảm, một khẳng định nực cười và không thể chấp nhận. Đó không phải là tuyên bố được đưa ra bởi lãnh đạo Trung Quốc", ông nói.
Khoảng 10% sinh viên đại học tại Australia đến từ Trung Quốc, mang lại cho nước này khoảng 12 tỷ đô la Australia (8,3 tỷ USD) tiền học phí mỗi năm. Các trường đại học tại Australia từ chối bình luận về cảnh báo của Bộ Giáo dục Trung Quốc, nói rằng đây là vấn đề của chính phủ hai nước.
Australia đã lên tiếng phản đối với Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra, liên quan đến các cảnh báo từ phía Bắc Kinh. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia, với giá trị thương mại hai chiều khoảng 235 tỷ USD/năm.
Quan hệ song phương bắt đầu rạn nứt hồi năm 2017 khi Australia đưa ra luật an ninh mới nhằm ngăn sự can thiệp của nước ngoài vào chính trị trong nước. Trung Quốc cho rằng luật này nhắm thẳng vào họ. Khi căng thẳng chưa được giải quyết, Australia kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc nCoV. Đại sứ Trung Quốc Cheng Jingye từng cảnh báo Australia có thể đối mặt làn sóng tẩy chay của Trung Quốc trong lĩnh vực du lịch, xuất khẩu rượu, thịt bò và nhiều sản phẩm khác nếu Canberra cố theo đuổi một cuộc điều tra về Covid-19
Kết quả thử nghiệm vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 cho kết quả khả quan Các nhà nghiên cứu cho biết một loại vaccine tiềm năng ngừa virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 được các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát triển cho kết quả đầy hứa hẹn trong các đợt thử nghiệm ở khỉ, tạo ra các kháng thể và không gặp vấn đề về độ an toàn. Đợt thử nghiệm vaccine này...