Chủ tịch Thế giới di động, con gái Chủ tịch PNJ không mua hết lượng cổ phiếu đăng ký
Đăng ký mua vào trong bối cảnh cổ phiếu giảm sâu bởi ảnh hưởng dịch Covid-19, tuy nhiên nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã không mua hết vì nhiều lý do khác nhau.
Theo tin từ Sở GDCK TP.HCM (HoSE), bà Trần Phương Ngọc Thảo, con gái bà Cao Thị Ngọc Dung – Chủ tịch HĐQT PNJ đã mua vào 1 triệu cổ phiếu trên tổng số 2 triệu cổ phiếu đăng ký mua.
Lý do bà Trần Phương Ngọc Thảo không mua hết lượng cổ phiếu PNJ đã đăng ký do diễn biến thị trường chưa phù hợp dự kiến cá nhân.
Giao dịch được thực hiện trong khoảng thời gian từ 25/3 đến 23/4/2020 qua phương thức thỏa thuận. Trong khoảng thời gian này, cổ phiếu PNJ dao động trong vùng giá từ 44.000 đồng đến 60.000 đồng/cp.
Sau giao dịch này, bà Trần Phương Ngọc Thảo nắm giữ tổng cộng 5,74 triệu cổ phiếu PNJ, tương ứng tỷ lệ sở hữu 2,5%.
Biến động cổ phiếu PNJ thời gian gần đây
Thời gian qua có khá nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đăng ký mua cổ phiếu trong bối cảnh thị giá giảm sâu bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy vậy, có không ít lãnh đạo đã không mua đủ lượng cổ phiếu như đã đăng ký dù thị giá cổ phiếu đã có mức điều chỉnh sâu với nhiều lý do khác nhau.
Mới đây, ông Nguyễn Đức Tài – chủ tịch HĐQT Thế giới di động (MWG) chỉ mua được 200 nghìn cổ phiếu trên tổng số 500 nghìn cổ phiếu MWG đã đăng ký mua. Lý do ông Tài chưa mua đủ do thay đổi kế hoạch tài chính cá nhân.
Trước đó tại buổi chia sẻ với nhà đầu tư vào đầu tháng 4, ông Nguyễn Đức Tài từng nói thời điểm này là “cơ hội ngàn năm có một để tăng tỷ lệ sở hữu MWG”. Ngoài ra, ông Tài cũng cho biết việc đăng ký mua cổ phiếu của các lãnh đạo MWG không phải đăng ký cho vui, đăng ký là để mua chứ không phải để “hù dọa”.
Biến động cổ phiếu MWG
Ngoài những trường hợp kể trên, một số lãnh đạo các doanh nghiệp lớn như Thế giới di động, Vinamilk, TTC Land…cũng không mua hết lượng cổ phiếu đã đăng ký trong thời gian gần đây.
Minh Anh
Video đang HOT
Chủ tịch Thế giới di động: Lỗ là điều không tưởng, mỗi ngày đều tự hỏi tại sao giá cổ phiếu giảm mạnh
"Nếu các bạn tin thì mua vào, còn nếu các bạn nghĩ doanh nghiệp này chỉ có cái vỏ thì bán ra. Các bạn bán ra thì thiệt hại nhiều quá, anh nhìn còn thấy đau cho các bạn", Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài chia sẻ với cổ đông khi giá cổ phiếu giảm mạnh.
Nếu tính từ đầu năm, cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế giới di động đã giảm 50,6% từ 114.000 đồng/cp xuống 56.300 đồng/cp. Giá cổ phiếu giảm mạnh một phần do thông tin một nhân viên cửa hàng Bách Hoá Xanh tại Đà Nẵng dương tính với Covid-19, và MWG buộc phải đóng cửa một chi nhánh tại Đà Nẵng và cho cách ly nhiều nhân viên để ngăn chặn dịch lây lan. Công văn của Chính phủ yêu cầu cách ly toàn xã hội, tạm dừng các cửa hàng kinh doanh dịch vụ không phải hàng thiết yếu khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại MWG sẽ gặp vấn đề về dòng tiền khi chi phí thuê mặt bằng rất cao trong khi đầu ra sụt giảm mạnh.
Giá cổ phiếu MWG trong quý 1/2020
Trước tình đó, ban lãnh đạo MWG đã tổ chức họp trực tuyến qua nền tảng Zoom, và trả lời hầu hết các câu hỏi của nhà đầu tư. Trái với lo ngại ban đầu, ban lãnh đạo MWG tỏ ra khá tự tin và nhận định rằng, dù dịch bệnh là điều không ai muốn và tác động mạnh đến cuộc sống của toàn xã hội, nhưng ở một góc độ nào đó lại mở ra một cơ hội mới cho Bách Hoá Xanh, chuỗi siêu thị thực phẩm của công ty.
Ông Nguyễn Đức Tài: Nếu coi thương trường là cuộc đua xe đạp thì MWG tự tin trong top đầu về đích đầu tiên
Không dưới 3 lần, Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài nhấn mạnh với cổ đông đại dịch Covid-19 lần này là cơ hội để sàng lọc, những doanh nghiệp nào có nền tảng "ngon lành" (nguyên văn cách dùng từ của ông Tài - pv), đội ngũ đoàn kết và có nền tảng về công nghệ chắc chắn sẽ chống chọi tốt với dịch bệnh và tiếp tục phát triển. "Nếu coi thương trường là một cuộc đua xe đạp thì MWG tin là mình sẽ là dẫn đầu trong tốp đầu tiên về đích".
Thiết kế: Hương Xuân
Có 5 lý do ông Tài đưa ra để khẳng định sự tự tin của mình:
Thứ nhất, các kịch bản đã được chuẩn bị sẵn và công ty không bị động. Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp đến mức độ nào, thì công ty sẽ kích hoạt phương án ở cấp độ đó.
Thứ hai, về kế hoạch kinh doanh, theo ông Tài, định hướng chung của công ty là không kích cầu, nên giai đoạn này công ty sẽ tập trung kiểm soát chi phí và sẵn sàng các nền tảng để khi dịch bệnh kết thúc MWG sẽ là người đầu tiên vực dậy đầu tiên để chạy về tương lai.
Thứ ba, trong giai đoạn này ưu tiên bảo đảm dòng tiền kinh doanh nên các dự án đầu tư dài hạn, mở rộng sẽ hoãn lại.
Thứ tư, đây là cơ hội để BHX phát triển, xây dựng niềm tin của người tiêu dùng trong lĩnh vực bán lẻ. Công ty tin rằng những bà nội trợ trước đây ra chợ truyền thống, khi họ biết chắc là có chuỗi gần nhà mình có đủ nguồn hàng, giá cả ổn định, thái độ phục vụ tốt thì sau dịch bệnh này tạo ra nhóm khách hàng mới mà bình thường sẽ phải tốn rất nhiều chi phí để lôi kéo họ từ những nơi mua sắm quen thuộc đến với BHX. "Đây là cơ hội tự nhiên nó đến", ông Tài nhận xét.
Thứ năm, dịch bệnh này chắc chắn sẽ làm cho thu nhập của người dân bị ảnh hưởng, tổng nhu cầu của toàn xã hội sẽ bị sụt giảm mạnh nhưng bên cạnh đó cũng sẽ có nhiều người bán bỏ cuộc, và nguồn cung cũng sụt giảm theo. "Vấn đề ai là người trụ lại cuối cùng thì người đó sẽ dành được thị phần mà những người khác bỏ lại, đó mới là điều quan trọng. Từ trước tới nay trong lĩnh vực bán lẻ đã có không ít các anh tài ra đi, và thị phần của họ MWG đều là người lấy chính, đó là lí do mà thị phần của MWG tăng liên tục thời gian qua", ông Tài tự tin chia sẻ với cổ đông.
"Điều công ty này muốn là trong bất kỳ tình huống nào cũng có thể gia tăng thị phần của mình và là người khoẻ nhất trong ngành bán lẻ. Nếu thị trường tăng 5% thì chúng tôi sẽ tăng 20%, còn nếu thị trường giảm 20% thì MWG chỉ giảm 5-10%, đó là điều chúng tôi hướng đến. Còn việc dự báo thị trường như thế nào là quá khó trong giai đoạn này", ông Tài nói.
Lỗ là điều không tưởng
Theo ông Tài, điểm hoà vốn của các shop Thế giới di động (TGDĐ) và Điện máy xanh (ĐMX) rất thấp. "Đó là lí do vì sao nhiều ngàn tỷ tiền lời nằm ở đó", "tôi không tin doanh thu sẽ rớt xuống dưới điểm hoà vốn, vì theo tính toán của công ty trước đây điểm hoà vốn của ĐMX là 5 tỷ, nhưng đó là khi shop phải gánh 100% chi phí thuê mặt bằng và nhân công. Trong khi các loại chi phí đó chúng tôi đều đã cắt giảm được xuống, thì điểm hoá vốn chỉ khoảng 2-3 tỷ. Với một shop ĐMX doanh thu 15 tỷ mà rơi xuống 1-2 tỷ thì anh chả tin có ngày đó, có vẻ hơi khoa học viễn tưởng quá mức", ông Tài chia sẻ với nhà đầu tư.
Theo ông Tài, mọi chi phí đều là chi phí biến đổi. Kể cả các chi phí như nhân công, chi phí thuê mặt bằng đáng lẽ được tính vào chi phí cố định nhưng công ty đều cắt được xuống, biến trạng thái cố định thành động theo tình hình kinh doanh. Cụ thể, công ty đang thuong luơng vơi cac chu nha đê giam gia thue 50% hoạc miên phi thue trong thơi gian phai đong cưa theo yeu câu cua CQNN. Nếu đối tác quá cứng nhắc, công ty sẽ xem xét trả mặt bằng và thuê ở vị trí gần đó với chi phí hợp lý hơn.
Đây là cơ hội ngàn năm có một để tăng tỷ lệ sở hữu
Thiết kế: Hương Xuân
Khi được hỏi vì sao giá cổ phiếu giảm mạnh trong thời gian qua, ông Tài cho biết "Đây là câu hỏi anh tự hỏi chính mình, cuối cùng anh cảm thấy các nhà đầu tư cá nhân trả lời câu hỏi này là tốt nhất vì họ là người đưa ra quyết định cắt lỗ. Nếu các bạn tin thì mua vào, còn nếu các bạn nghĩ doanh nghiệp này chỉ có cái vỏ thì bán ra. Các bạn bán ra thì thiệt hại nhiều quá, anh nhìn còn thấy đau cho các bạn".
Ông Tài chia sẻ, việc cổ đông nội bộ đăng ký mua vào là có và cá nhân ông cảm thấy "đây là cơ hội ngàn năm có một để tăng tỷ lệ sở hữu. Khó khăn mới phân định được doanh nghiệp nào có nền tảng ngon lành và doanh nghiệp nào chỉ có bề nổi. Người ta thường nói giai đoạn này những ông lớn chậm chạp sẽ bị tổn thương nặng vì chi phí cố định nhiều quá. Nhưng anh nói rằng MWG là doanh nghiệp lớn trong thời gian qua, doanh thu vẫn tăng, lợi nhuận vẫn tăng và MWG không phải là anh béo phì chậm chạp. Đó là lí do vì sao ban lãnh đạo đăng ký mua vào, không phải đăng ký cho vui, đăng ký là để mua chứ không phải để hù doạ các bạn".
Tuy nhiên ông phủ nhận khả năng công ty sẽ mang tiền ra mua cổ phiếu quỹ mặc dù cho rằng "nếu dư tiền thì mua vì không có thời điểm nào thú vị như thế này". Cho dù công ty vẫn có nhiều ngàn tỷ trong ngân hàng nhưng để đảm bảo cash flow cho kinh doanh và công ty vẫn phải đi vay ngắn hạn để tài trợ cho hàng tồn kho. Do đó việc vay thêm để mua cổ phiếu quỹ không phải tài chính lành mạnh.
Công ty cũng phủ nhận sẽ M&A các chuỗi khác ì cho rằng "cái đức làm không ổn lắm trong giai đoạn này", và sẽ dành thời gian để cải tổ cái đã mua. Năm ngoái MWG đã M&A Trần Anh và deal đó "tốn khá nhiều tiền".
TGDĐ và ĐMX: Đóng cửa 10% nhưng doanh số "không sụt giảm như mường tượng"
Theo ông Tài, những gì đang diễn ra cả thế giới đều chưa từng trải nghiệm, nhưng lại đem lại cho ông một sự tự tin rất lớn. Trước khi dịch bệnh diễn ra phức tạp, ông nghĩ rằng hàng điện thoại là hàng xa xỉ nhưng doanh thu thực tế những ngày gần đây "không sụt giảm như mường tượng", nghĩa là vẫn có một tầng lớp người tiêu dùng coi điện thoại, điện máy có tính thiết yếu hiện có. Ví dụ, số lượng bán ra nồi cơm điện tăng, laptop tăng, điện thoại hỏng vẫn phải mua điện thoại mới. Có chăng là sụt giảm nguồn cầu từ đối tượng thích mua các sản phẩm mới ra, nhưng các đối tượng này không nhiều trong khi nhu cầu thay thế vẫn hiện hữu.
Ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO chuỗi TGDĐ và ĐMX, cho biết trong mùa dịch một số nhóm hàng tăng cao như tủ lạnh, máy tính bảng, laptop tăng 200% so với tháng bán hàng bình thường. "Mục tiêu năm nay sẽ bán ra khoảng 250.000 laptop thì 3 tháng đầu năm đã đạt 40% số này". Và số lượng khách hàng mua trả góp nhiều hơn trước đây do thời điểm này thị trường khó khăn nhiều hơn.
Ông Hiểu Em cũng cho biết có khoảng 10% cửa hàng TGDĐ và ĐMX đóng cửa, đa phần tại Hà Nội theo yêu cầu của cơ quan chức năng nhằm phòng dịch. Tác động của việc đóng cửa này là có nhưng trong thời gian đóng cửa thì TGDĐ và ĐMX vẫn giao hàng online. "Doanh số tháng 1,2 vẫn tăng trưởng, doanh số tháng 3 có giảm nhưng về tổng thể không nhiều. Công ty tạm dừng kế hoạch mở rộng trong mùa dịch, nhưng chỉ là tạm hoãn chứ không phải huỷ".
Công ty cho biết luôn sẵn sàng các phương án để khi hết dịch sẽ tăng tốc nhanh nhất. Nguồn cung hàng không gặp vấn đề gì vì đa phần mua hàng từ nhà cung cấp trong nước. Một số phụ kiện và hàng gia dụng nhập ở nước ngoài thì nguồn cung khá ổn định do các nhà máy ở Trung Quốc đang hoạt động trở lại. Với lo ngại các sản phẩm bị lỗi mốt do tồn kho, ông Hiểu Em cho biết do MWG là đối tác lớn nên có hỗ trợ tốt từ phía hãng để bán các sản phẩm này ra nhanh nhất.
Bách Hoá Xanh: Từ gánh nặng lại trở thành cứu cánh trong mùa dịch
Trước đây, khi MWG mới mở Bách hoá xanh, rất nhiều nhà đầu tư lo ngại chuỗi này sẽ là ngánh nặng của công ty vì đa phần các siêu thị bán lẻ thực phẩm đều lỗ. Tuy nhiên theo chia sẻ của ông Trần Kinh Doanh, Tổng giám đốc MWG, nhìn lại tiến triển của chuỗi BHX trong 2-3 năm gần đây thấy rõ sự mở rộng nhanh của chuỗi ngày, doanh thu trên đầu shop và gross margin đều tăng. Hiện nay công ty đang tập trung cho mở rộng nên chưa tập trung cho khâu kiểm soát chi phí. Trong năm 2020, BHX sẽ mở mới từ 700-1.000 shop và "tình hình này có thể cán mốc khá sớm".
"Nhờ" Covid-19, các đơn hàng của BHX trong tháng 3 tăng vọt từ 12 triệu lượt lên 17 triệu lượt, mỗi shop lượt vào tăng từ trung bình 500 lượt lên 600-700 lượt.
Theo ông Tài, dịch bệnh này không tốt cho ai nhưng chỉ có vàng thật mới thử được lửa, là cơ chế sàng lọc các doanh nghiệp có nền tảng thực sự và doanh nghiệp chỉ có vỏ bề ngoài. "Người ngoài thấy MWG "cắm đầu mở rộng" nhưng mọi người đâu có biết chúng tôi đã phải mất 3 năm để xây rất nhiều thứ phía sau để có thể vận hành suôn sẻ. Nếu bạn bắt chước mà không xây dựng nền móng vững chắc chỉ sẽ chỉ giống như xây lâu đài trên cát, gió càng to nguy cơ đổ càng lớn".
Kể cả trong tình huống dịch bệnh xấu nhất, lãnh đạo MWG cho rằng nhu cầu gạo, thịt, cá là nhu cầu không thể thiết yếu hơn và những luân chuyển về nhu cầu thực phẩm sẽ được bảo vệ. Theo chia sẻ của Chủ tịch MWG, thời gian qua, công văn của Bộ ban ngành cho phép các xe tải chở hàng nhu thiết yếu được phép chạy trong giờ cao điểm để phục vụ nhuc cầu tăng lên và duy trì cuộc sống của người dân. Nhà nước ưu tiên cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân thông qua các mô hình như BHX.
Theo chia sẻ của ông Tài, thút thắt cổ chai của BHX hiện tại không nằm ở hệ thống shipper, mà nằm ở các trung tâm phân phối (DC). Hiện các DC đều đang full công suất, BHX đã bổ sung thêm 1000 nhân viên giao hàng cho các kho. Mục tiêu của MWG sẽ xây dựng thêm các DC ở các tỉnh, trước đây có thể yêu cầu một DC rộng 20.000m2 thì giờ có thể cơ động 7.000m2.
Công ty không muốn mất bất kỳ một nhân viên nào giai đoạn này
Khi được hỏi về việc cắt giảm nhânh sự, ông Tài cho biết, "Cắt giảm tuyệt đối cho nhân viên nghỉ thì không. Mình biết là dịch bệnh sẽ qua đi, nguồn nhân lực là quý giá, mình đã kỳ công sàng lọc để đưa được văn hoá khách hàng vào trong suy nghĩ của họ và họ đã sống với nó bao nhiêu năm nay. Do đó công ty không muốn mất bất kì một nhân viên nào trong giai đoạn này, chúng tôi đang nỗ lực để giữ lại toàn bộ binh lực, vì chỉ vài tháng sau nguồn lực này giúp công ty mở rộng bờ cõi nên không chủ trương cắt giảm con người".
Để đảm bảo được công việc, MWG cho luân chuyển nguồn lực giữa các chuỗi, công ty làm việc với cơ quan chức năng để xin hoãn/giảm các khoản bảo hiểm xã hội, điều chỉnh giờ công nhân viên tại cửa hàng theo doanh thu thực tế.
Ông Tài thừa nhận, để đảm bảo được nguồn lực giai đoạn này chắc chắn thu nhập của các nhân viên có giảm. Trước đây các bạn làm 208 giờ/tháng, được nhận đủ lương. Giai đoạn hiện nay có bạn phải ở nhà 2 tuần, chắc chắn là bị giảm thu nhập. Nhưng bên cạnh đó, khi ở nhà thì nhu cầu cũng ít đi, chi tiêu cũng giảm.
Châu Cao
Năm 2020, VinaCapital ưa thích cổ phiếu MWG khi dự báo nhu cầu mua tivi xem bóng đá sẽ gia tăng, thúc đẩy tăng trưởng của Thế Giới Di Động Qũy của VinaCapital "chọn mặt gửi vàng" nhiều cổ phiếu trong năm 2020, trong đó có cổ phiếu của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động ... Ảnh: Internet. Trong một báo cáo được công bố mới đây, quỹ thuộc VinaCapital kỳ vọng chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tăng 10-15% vào năm 2020. Theo đó, quỹ...