Chủ tịch Thanh Hóa: ‘Phải thắt chặt quản lý công nhân ở vùng dịch’
“Chúng tôi sẽ kiến nghị với Chính phủ và Bộ Y tế để quản lý chặt công nhân từ hai đầu. Ca bệnh về Thanh Hóa chủ động khai báo nên khoanh vùng nhanh”, ông Đỗ Minh Tuấn nói.
Bộ Y tế vừa công bố tỉnh Thanh Hóa ghi nhận ca mắc Covid-19 số 4694. Người này tên B.V.N. (nam, 27 tuổi, quê xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa).
Anh N. làm việc tại Công ty Crystal Martin, khu công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ngày 17/5, anh và vợ sắp cưới bắt taxi về Thanh Hóa. Tối 19/5, anh N. có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Việc phát hiện ca bệnh này khiến dư luận lo ngại về vấn đề quản lý, kiểm soát người trở về từ những tỉnh, thành đang là điểm nóng của cả nước về dịch Covid-19.
Ngày 20/5, Zing có cuộc trao đổi với ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, về vấn đề này.
Bệnh nhân khai báo sớm, việc truy vết thuận lợi
- Liên quan đến ca mắc Covid-19 trở về từ Bắc Giang, hiện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai những biện pháp phòng, chống dịch thế nào?
- Đến nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thanh Hóa đã phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Ngọc Lặc rà soát được 43 F1. Trong đó, 4 F1 là bà nội, bố mẹ và vợ của bệnh nhân đã được chuyển xuống Bệnh viện Phổi Thanh Hoá cách ly và có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với SARS-CoV-2.
Các trường hợp F1 còn lại hiện đã được lấy mẫu và chuyển đi cách ly tập trung theo quy định.
Ngoài ra, ngành chức năng đã truy vết được 96 F2 liên quan và yêu cầu cách ly tại nhà. Chính quyền cũng phong tỏa 10 hộ gia đình ở thôn Minh Ngọc, xã Minh Sơn và tiến hành tiêu độc khử trùng. Việc truy vết F2 vẫn tiếp tục được tiến hành.
Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: L.S.
- Theo lịch trình, bệnh nhân có đi ăn ở nhà hàng và tiếp xúc một số người sau khi đi khai báo y tế, việc này có bị xem xét xử lý?
Video đang HOT
- Khi chưa có kết quả xét nghiệm, anh này đi 1-2 nơi, trong đó có mời tài xế taxi đi ăn. Việc này chúng tôi sẽ xem xét tùy mức độ để xử lý. Tuy nhiên, anh này đã chủ động khai báo ngay khi về địa phương như vậy là tốt. Do đó, việc khoanh vùng, truy vết được diễn ra nhanh, thuận lợi.
- Trước ghi khi nhận ca mắc Covid-19 này, tỉnh đã có những biện pháp gì để kiểm soát công nhân và người về từ vùng dịch?
- Trước đó, tỉnh đã ban hành Công điện số 11 chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch. Trong đó, có nội dung về việc kiểm soát công nhân về từ vùng dịch.
Cụ thể, các lực lượng chức năng phải tăng cường hơn nữa việc bám sát địa bàn, rà soát, nắm rõ từng nhân khẩu cư trú trên địa bàn quản lý. Hàng ngày, cơ quan chức năng lập danh sách các nhóm có nguy cơ, những người trở về từ vùng có dịch theo thông báo của Bộ Y tế, Sở Y tế, CDC, những người hết thời gian cách ly tập trung về cư trú trên địa bàn.
Với công nhân, phải lập danh sách làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn và các tỉnh, thành trên cả nước (có địa chỉ cụ thể, số điện thoại, nơi làm việc…) để sẵn sàng truy vết khi cần thiết; gửi danh sách về chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn để trực tiếp quản lý, theo dõi thường xuyên.
Quản lý cả hai đầu
- Với ca mắc Covid-19 vừa ghi nhận trở về từ Bắc Giang, phải chăng việc kiểm soát công nhân và người về từ vùng dịch có kẽ hở?
- Người này mắc Covid-19 khi làm việc ở Bắc Giang, không phải ở Thanh Hóa. Tối 17/5, anh này về địa phương, có khai báo y tế và được lấy mẫu xét nghiệm.
Sau đó, ngành chức năng đã triển khai các biện pháp truy vết và đưa người tiếp xúc đi cách ly. Các bước như vậy được chúng tôi triển khai sớm.
Thanh Hóa sẽ ra công điện riêng về việc quản lý, cách ly công nhân về từ vùng dịch. Ảnh: Thạch Thảo.
Để kiểm soát chặt chẽ hơn, ngay chiều 20/5, chúng tôi có công điện riêng về vấn đề công nhân, người về từ nơi có dịch. Cụ thể, với công nhân về từ nơi có ổ dịch phải khai báo, cách ly tập trung 21 ngày.
Những công nhân hoặc người khác ở những địa phương không có ổ dịch nhưng có dịch sẽ được yêu cầu tự cách ly 14 ngày tại nhà. Tất cả trường hợp sẽ được lấy mẫu xét nghiệm.
Các trường hợp vi phạm quy định phòng chống dịch, nhất là những trường hợp về từ nơi có dịch về mà không khai báo hoặc không trung thực thì căn cứ mức độ sai phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc cần thiết thì xử lý hình sự tùy mức độ.
- Trước tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, về lâu dài, tỉnh sẽ có những biện pháp gì?
- Chúng tôi sẽ kiến nghị với Chính phủ và Bộ Y tế về việc quản lý công nhân ở các tỉnh, thành đang bùng phát dịch. Các tỉnh, thành đó cần có thông báo danh sách những công nhân quê ở Thanh Hóa hoặc các tỉnh, thành khác về cho địa phương nắm bắt để quản lý.
Tức là, việc này cần phải thắt chặt quản lý cả hai đầu. Thanh Hóa mới có một ca về từ vùng dịch nhưng phải chủ động và đề phòng.
Xin cảm ơn ông!
Lịch trình của bệnh nhân 4694:
Theo CDC Thanh Hóa, ca bệnh số 4694 tên B.V.N., làm việc tại Công ty Crystal Martin, khu công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Theo dịch tễ, ngày 15/5, anh B.V.N. có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Khoảng 12h45 ngày 17/5, bệnh nhân đi xe máy từ công ty về phòng trọ ở thôn Mao Dộc, xã Thượng Mao (huyện Quế Võ, Bắc Ninh). Sau đó, anh này cùng vợ bắt taxi về quê. Tài xế tên Q. chở vợ chồng anh N.
Trên đường đi, taxi có dừng tại 2 điểm ở Hòa Bình mua nước uống. Họ không nhớ rõ quán. Khi về Ngọc Lặc, bệnh nhân ghé vào mua thuốc tại quầy đối diện cổng Bệnh viện Đa khoa huyện rồi về nhà. Gia đình anh này có 5 thành viên gồm bà nội, bố mẹ và vợ.
Sau đó, N. cùng vợ ra Trạm Y tế xã khai báo và được hướng dẫn cách ly tại nhà. Toàn bộ quá trình di chuyển, họ đều đeo khẩu trang, không nói chuyện với người khác.
Khoảng 21h ngày 17/5, bệnh nhân rời nhà đi ăn thịt cầy tại quán anh C. có địa chỉ tại thôn Minh Thành, xã Minh Tiến, với 4 người; trong đó có chủ quán và tài xế taxi (chở vợ chồng bệnh nhân từ Bắc Giang về). Trong lúc ăn, họ được 2 người đàn ông sang giao lưu.
Ngày 19/5, bệnh nhân có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Thanh Hóa: Ra công điện khẩn yêu cầu tạm dừng các hoạt động lễ hội
Tối 28/1, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành công điện khẩn, trong đó yêu cầu tạm dừng các hoạt động lễ hội, sự kiện, hội nghị, hội thảo tập trung đông người khi không cần thiết.
Công điện nêu rõ, hiện nay, diễn biến tình hình dịch Covid-19 rất phức tạp, khó lường, khó kiểm soát; nguy cơ dịch bùng phát và lây lan trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện ngay các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Đặc biệt, tạm dừng các hoạt động lễ hội, sự kiện, hội nghị, hội thảo tập trung đông người khi không cần thiết. Nếu xét thấy thật sự cần thiết phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định; trực tiếp là Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh.
Bên cạnh đó, yêu cầu thực hiện khai báo y tế tất cả các trường hợp người từ nước ngoài, người từ các tỉnh khác lưu trú tại địa phương.
Cũng trong tối 28/1, Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thanh Hóa cho biết, trường hợp F1 của bệnh nhân 1553 được cách ly tại Bệnh viện Phổi Thanh Hóa đã có kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính với SARS-CoV-2.
Trước đó, B. T. T. X., sinh năm 1982; phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa có tham gia hội nghị tại Khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh cùng với bệnh nhân 1553, hiện đang được cách ly tại Bệnh viện Phổi Thanh Hóa, sức khỏe bình thường.
Phân loại đối tượng và tổ chức giám sát, cách ly y tế phù hợp theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương; đảm bảo tất cả các đối tượng có tiền sử dịch tễ không rõ ràng và các trường hợp có bất kỳ các biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở phải được cách ly tại cơ sở y tế và lấy mẫu để xét nghiệm.
Ngoài ra, rà soát, siết chặt việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở y tế, trường học, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, nhà ga, bến xe, chợ, siêu thị và các khu vực thường xuyên có hoạt động tập trung đông người.
Tỉnh cũng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh trái phép qua biên giới đường bộ, đường mòn, lối mở, đường biển; tổ chức truy vết triệt để các trường hợp F1, F2 và tiếp tục theo dõi các trường hợp đã hoàn thành cách ly tập trung trở về địa phương hoặc nơi lưu trú.
Các phương tiện giao thông công cộng hạn chế tối đa việc vận chuyển hành khách đi - về từ các vùng dịch và thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch Covid-19.
Thực hiện việc tổ chức cách ly các đối tượng nguy cơ, trong đó áp dụng các biện pháp cách ly tập trung các trường hợp F1 trong thời gian 21 ngày kể từ ngày trở về địa phương; cách ly tại nhà, nơi cư trú trong thời gian 14 ngày đối với các trường hợp F2 và tất cả những người từ Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và các địa phương có dịch trở về từ ngày 10/1.
Yêu cầu tất cả người dân thực hiện việc đeo khẩu trang bắt buộc khi ra khỏi nhà và trên các phương tiện giao thông công cộng, cơ sở khám chữa bệnh, chợ, siêu thị, nơi công cộng, nơi tập trung đông người...
CDC Thanh Hóa lên tiếng về thông tin có 1 ca mắc Covid-19 trong tỉnh Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Thanh Hóa đã lên tiếng trước thông tin lan truyền trên mạng về việc nam nhân viên an ninh sân bay làm việc tại sân bay Vân Đồn mắc Covid-19 và nhiều lần về Thanh Hóa. Chiều ngày 28-1, ông Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Thanh Hoá, cho...