Chủ tịch Thanh Hóa nói về việc ông Ngô Văn Tuấn xin được bố trí công việc mới
Liên quan đến việc ông Ngô Văn Tuấn, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa “xin” được bố trí công việc mới sau nửa năm bị hủy quyết định làm Chánh văn phòng Sở Xây dựng, Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa đã có những thông tin phản hồi.
Chiều ngày 31/12, tại buổi họp báo về kết quả kinh tế – xã hội năm 2019, ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, trường hợp ông Ngô Văn Tuấn bị kỷ luật từ cuối năm 2017, tới nay đã hơn 2 năm.
Ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, tỉnh sẽ xem xét để vừa đảm bảo quyền lợi của ông Tuấn, vừa đảm bảo quy định của Đảng, quy định của pháp luật.
Hiện ông Tuấn là Ủy viên trực của Ban chỉ đạo quy hoạch xây dựng phát triển đô thị và nhà ở tỉnh Thanh Hóa.
Liên quan đến những việc làm của ông Tuấn trong thời gian qua, ông Xứng thông tin: “Những quy hoạch chung nào mà thấy cần thiết thì anh Tuấn nghiên cứu, tham gia vào quy hoạch”.
Cũng theo ông Xứng, vừa qua, ông Tuấn có đơn báo cáo Ban thường vụ, UBND tỉnh xin chuyển công tác. Ông Xứng cho rằng, đơn xin chuyển công tác của ông Tuấn là phù hợp, theo nguyện vọng của cá nhân ông Tuấn.
“Còn việc xử lý thế nào thì tỉnh sẽ xem xét để vừa đảm bảo quyền lợi của anh Tuấn, vừa đảm bảo quy định của Đảng, quy định của pháp luật”, ông Xứng nói thêm.
Trước đó, như Dân trí đã thông tin, mới đây, ông Ngô Văn Tuấn, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa “xin” được bố trí công việc mới sau nửa năm bị hủy quyết định làm Chánh văn phòng Sở Xây dựng.
Theo đó, ông Tuấn đã gửi đơn đến Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa và các đơn vị liên quan đề đạt nguyện vọng “xin” chuyển công tác.
Video đang HOT
Trong đơn, ông Tuấn mong muốn được bố trí làm Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Thanh Hóa.
Trong đơn mới đây, ông Tuấn mong muốn được bố trí làm Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Thanh Hóa.
Sau khi bị cách mọi chức vụ trong Đảng, cách chức Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa ông Tuấn được bổ nhiệm làm chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa, Tổ trưởng tổ giúp việc của Ban chỉ đạo quy hoạch xây dựng phát triển đô thị và nhà ở Thanh Hóa.
Vào cuối tháng 3/2019, ông Tuấn đề đạt và được chấp thuận bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Sở Xây dựng Thanh Hóa. Tuy nhiên chỉ sau 5 ngày, ông Đào Vũ Việt, Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa ký quyết định hủy bỏ quyết định bổ nhiệm ông Tuấn theo nguyện vọng cá nhân vì “ảnh hưởng dư luận quá lớn”.
Trước đó, tháng 12/2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, từ tháng 10/2010 đến 11/2015, với cương vị Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa, ông Tuấn đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm quy định về công tác tổ chức, cán bộ.
Với trách nhiệm là Giám đốc Sở Xây dựng, Bí thư Đảng ủy cơ quan, ông Tuấn ưu ái, “nâng đỡ không trong sáng” bà Trần Vũ Quỳnh Anh khi ra các quyết định về công tác cán bộ, vi phạm quy định của Đảng và Nhà nước như: Tiếp nhận, điều động bà Quỳnh Anh từ nhân viên hợp đồng ở đơn vị sự nghiệp về làm công chức chuyên môn; trong thời gian rất ngắn bổ nhiệm làm Phó phòng, Trưởng phòng, đề nghị quy hoạch chức danh Phó giám đốc Sở…
Ngày 17/12/2017, Ban Bí thư quyết định cách tất cả chức vụ trong Đảng đối với ông Tuấn. Tháng 1/2018, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định cách chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Tuấn.
Theo Duy Tuyên (Dân trí)
Quốc hội : Thay thế cán bộ, công chức, viên chức tham nhũng
Quốc hội yêu cầu xử lý nghiêm các sai phạm, xem xét thay thế kịp thời cán bộ, công chức, viên chức tham nhũng, vi phạm các quy định trong thực thi công vụ.
Chiều 27/11, với 446/447 đại biểu tán thành (chiếm 92,34%), Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.
Kịp thời thay thế cán bộ tham nhũng, không đáp ứng công việc
Đối với lĩnh vực Nội vụ, Quốc hội yêu cầu tiếp tục thực hiện theo lộ trình việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo chủ trương của Đảng và Nghị quyết số 56/2017/QH14 của Quốc hội. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm trong hệ thống cơ quan nhà nước, làm cơ sở sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, tinh giản biên chế và thực hiện cải cách tiền lương.
Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định về tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, phân loại đánh giá đối với cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với các nội dung theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
" Rà soát, hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, nhất là quy định về trình độ tin học, ngoại ngữ trong tuyển dụng, thi, xét nâng ngạch, thăng hạng viên chức, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại nhằm bảo đảm đánh giá đúng trình độ, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức và phù hợp với thực tiễn, gắn với vị trí việc làm" - Nghị quyết nêu rõ.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật trong công tác cán bộ; xử lý nghiêm các sai phạm, xem xét thay thế kịp thời cán bộ, công chức, viên chức tham nhũng, vi phạm các quy định trong thực thi công vụ, không đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.
Trong năm 2019, xử lý dứt điểm những bất cập về hợp đồng đối với giáo viên và nhân viên y tế; chỉ đạo sát sao đối với việc thực hiện tinh giản số lượng người làm việc trong ngành giáo dục, y tế hưởng lương từ ngân sách nhà nước, song vẫn phải bảo đảm đủ khả năng cung cấp các dịch vụ công thiết yếu cho xã hội.
Sớm có cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý
Đôi vơi lĩnh vực công thương, Quốc hội yêu cầu hoàn thành Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trong năm 2020; năm 2021, hoàn thành Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch và Luật Điện lực, bảo đảm phát triển cân đối nguồn điện giữa các vùng, miền, giữa nguồn và lưới điện; khẩn trương rà soát, xử lý những bất cập trong quy hoạch, đầu tư và vận hành các dự án điện, đặc biệt là các dự án điện mặt trời.
Đề xuất cơ chế, giải pháp để sớm đưa vào vận hành các dự án điện trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 bị chậm tiến độ, bảo đảm an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong năm 2020 và các năm tiếp theo, không để xảy ra thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt; tập trung các nguồn lực, giải pháp về công nghệ để xây dựng, nâng cấp lưới điện truyền tải, trạm biến áp; khẩn trương hoàn thiện các quy định để huy động nguồn lực xã hội tham gia xây dựng hệ thống truyền tải điện đồng bộ với phát triển nguồn điện; năm 2020, mở rộng thị trường bán buôn điện cạnh tranh, thí điểm để chủ đầu tư các nhà máy điện gió và điện mặt trời bán điện trực tiếp cho khách hàng, tiến tới hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vào năm 2023.
Quốc hội yêu cầu khẩn trương kiểm tra, đánh giá để có cơ sở nghiên cứu sửa đổi quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý; nghiên cứu, sửa đổi quy trình bán điện mặt trời đối với các hộ ở vùng nông thôn; tiếp tục huy động nguồn lực triển khai chương trình cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo.
Xử nghiêm việc lợi dụng mạng xã hội để xuyên tạc đường lối
Đối với lĩnh vực thông tin và truyền thông, Quốc hội yêu cầu rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật về an ninh mạng; chủ động phối hợp, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong việc xác định danh tính người sử dụng dịch vụ, xử lý các thông tin sai sự thật, thông tin tin xấu, độc, thông tin mạo danh, tin giả; chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng, báo chí.
Bên cạnh đó, cần phải có giải pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm việc lợi dụng mạng xã hội để xuyên tạc chủ trương, đường lối và phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, lừa đảo, đánh bạc, quảng cáo không đúng sự thật, thông tin gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
" Sớm ban hành văn bản quy định về xử lý vấn đề tin giả, về bảo vệ thông tin cá nhân; kịp thời phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm các loại tội phạm trên không gian mạng; tiếp tục triển khai các giải pháp hiệu quả để xử lý tình trạng "sim rác", "tin nhắn rác", "cuộc gọi rác". Khẩn trương ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng; thúc đẩy hình thành và phát triển nền tảng truyền thông xã hội trong nước; có chính sách phát triển các doanh nghiệp số Việt Nam" - Nghị quyết nêu rõ.
NHẠC DƯƠNG
Theo vtc.vn
Kỹ năng mềm giúp người trẻ 'sống khỏe' Hiểu biết về công nghệ, có thái độ đúng đắn trong làm việc và tiếp nhận thử thách là những kỹ năng giúp người trẻ tiến xa trong công việc. Trong hội thảo "Thành công trong tương lai, không dừng ở kỹ năng" do Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) tổ chức tại Hà Nội ngày 23/11, các diễn giả là cựu...