Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng gửi lời xin lỗi các nhà đầu tư
Bị cáo Đỗ Anh Dũng thành thật xin lỗi các nhà đầu tư, gia đình, bạn bè thân thiết, cán bộ nhân viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã vất vả, lo lắng, gặp nhiều khó khăn trong suốt 2 năm qua.
Bị cáo xin nhận trách nhiệm cao nhất.
Hôm nay (19/3), TAND TP Hà Nội đưa 15 bị cáo vụ Tân Hoàng Minh ra xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước ngày diễn ra phiên xử, tại Trại tạm giam số 1 Công an TP Hà Nội, luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng luật sư Giang Thanh) và luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa (Công ty luật TNHH Biz consult) là những người bào chữa cho ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh ghi nhận ý kiến của bị cáo Đỗ Anh Dũng về một số nội dung.
Theo đó, ông Đỗ Anh Dũng cảm ơn TAND TP Hà Nội, VKSND Tối cao (Vụ 3), Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã áp dụng những biện pháp nhân văn, nhân đạo trong quá trình điều tra, truy tố, chuẩn bị xét xử đối với bị cáo.
Bị cáo Dũng cũng cảm ơn các cơ sở giam giữ đã quan tâm, chăm sóc, tạo điều kiện để bị cáo được hưởng chế độ sinh hoạt công bằng, bình đẳng, phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe, giúp bị cáo có sự minh mẫn, tỉnh táo nhất để tham gia tố tụng.
Ông Đỗ Anh Dũng tại tòa. Ảnh: Chí Hiếu
Video đang HOT
Về nội dung kết luận điều tra và cáo trạng, bị cáo Đỗ Anh Dũng bày tỏ sự tôn trọng và xác nhận phần lớn nhận định, nhận xét của CQĐT và VKSND Tối cao là chính xác, đúng với diễn biến vụ án và hành vi của bị cáo.
Bị cáo Dũng bày tỏ rằng: Khi đồng ý về chủ trương và phát hành trái phiếu, bị cáo không có ý thức, mục đích lợi dụng việc này để lấy tiền của người dân. Khi phát hành trái phiếu, bị cáo xác định các trái chủ là những nhà đầu tư chiến lược, nếu không có họ thì phương án kinh doanh của bị cáo khó có thể thành công, do vậy bị cáo không hề có suy nghĩ sẽ lừa người dân.
Ngoài ra, bị cáo cho biết luôn tâm niệm có vay có trả, hơn nữa thời điểm đó bị cáo đang phát triển rất nhiều dự án, nếu huy động trái phiếu mà không trả khi đến hạn sẽ khiến uy tín của bị cáo và của Tập đoàn Tân Hoàng Minh giảm sút, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh, bán hàng của tất cả các dự án, thiệt hại sẽ lớn hơn rất nhiều.
Trong biên bản ghi ý kiến, ông Dũng nêu: Sau này làm việc với CQĐT và VKS, bị cáo được các điều tra viên, kiểm sát viên phân tích nên đã hiểu rằng, dù ý thức của bản thân không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, nhưng việc làm của bị cáo không được pháp luật cho phép. Bị cáo thực sự ăn năn hối hận vì nhận thức chưa đầy đủ của mình dẫn đến hậu quả như ngày hôm nay.
Ngay sau khi vụ án xảy ra, bị cáo có đơn xin tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách bán tài sản để có tiền trả lại các nhà đầu tư. Quá trình làm việc với CQĐT, bị cáo liên tục nhắn nhủ tới gia đình, bạn bè, người thân tìm cách huy động mọi nguồn lực để thực hiện nguyện vọng này.
Với sự nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ của CQĐT, Viện kiểm sát, trước khi kết thúc điều tra, bị cáo đã nộp hơn 5.651 tỷ đồng, cộng với số tiền CQĐT thu hồi hơn 2.992 tỷ đồng, toàn bộ hậu quả của vụ án là hơn 8.643 tỷ đồng đã được giải quyết triệt để.
“Bị cáo Đỗ Anh Dũng thành thật xin lỗi các nhà đầu tư, gia đình, bạn bè thân thiết, cán bộ nhân viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã vất vả, lo lắng, gặp nhiều khó khăn trong suốt 2 năm qua. Bị cáo xin nhận trách nhiệm cao nhất”, biên bản ghi.
Dùng thương hiệu "Tân Hoàng Minh" bán trái phiếu để huy động tiền
Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng đồng ý cho triển khai thực hiện lựa chọn các công ty thuộc Tập đoàn phát hành trái phiếu, tài sản đảm bảo...
mua trái phiếu sơ cấp để lấy uy tín, sau đó dùng thương hiệu "Tân Hoàng Minh" để bán trái phiếu ra cho nhà đầu tư để huy động tiền.
Tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng và đồng phạm diễn ra chiều 19/3, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND TP Hà Nội tiến hành thẩm vấn bị cáo Đỗ Anh Dũng để làm rõ những nội dung liên quan đến vụ án.
Cáo trạng xác định, bị cáo Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, đại diện theo pháp luật của Tập đoàn Tân Hoàng Minh là người điều hành, chỉ đạo, quyết định cao nhất đối với các hoạt động kinh tế tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh và hệ thống các công ty thuộc Tập đoàn này.
Trả lời thẩm vấn tại phiên tòa, bị cáo Đỗ Anh Dũng thừa nhận, bị cáo là người đưa ra chủ trương phát hành trái phiếu. Bị cáo Dũng đã giao cho con trai là Đỗ Hoàng Việt, Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính tìm nguồn vốn để duy trì hoạt động kinh doanh, đầu tư của Tập đoàn thông qua việc phát hành trái phiếu riêng lẻ để huy động vốn.
Bị cáo Đỗ Anh Dũng tại phiên tòa chiều 19/3.
Bị cáo Đỗ Anh Dũng đã đồng ý, phê duyệt cho triển khai thực hiện lựa chọn công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh phát hành trái phiếu, giá trị dự kiến phát hành, tài sản đảm bảo, lãi suất, sử dụng Tập đoàn Tân Hoàng Minh mua trái phiếu sơ cấp để lấy uy tín, thương hiệu Tân Hoàng Minh bán trái phiếu ra cho nhà đầu tư..., qua đó huy động tiền của người mua trái phiếu.
Tập đoàn Tân Hoàng Minh sử dụng số tiền thu được từ bán trái phiếu vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng với phương án phát hành trái phiếu, từ đó chiếm đoạt của hơn 6.600 bị hại tổng số tiền hơn 8.600 tỷ đồng thông qua việc phát hành 9 gói trái phiếu.
Bị cáo Đỗ Anh Dũng trình bày, thời điểm năm 2021, Tập đoàn Tân Hoàng Minh cần nhiều vốn và nguồn vốn vay từ ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu vốn của Tập đoàn. Vì thế, việc huy động trái phiếu cũng trở thành nguồn huy động vốn hiệu quả của nhiều doanh nghiệp, trong đó có Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Khi đó vốn của Tập đoàn Tân Hoàng Minh vay ngân hàng chiếm khoảng 14% đến 15%, vốn từ phát hành trái phiếu chiếm khoảng 11% đến 12%. "Khi giao việc cho con trai là Đỗ Hoàng Việt phát hành trái phiếu là chủ trương chung của Tập đoàn, bị cáo không nắm được các chi tiết xem việc phát hành trái phiếu đó có phải là phương án tạo dựng, hợp thức hóa hay không", bị cáo Đỗ Anh Dũng trình bày.
Chủ tọa phiên tòa hỏi: "Việc các phương án phát hành trái phiếu đều là tạo dựng dòng tiền ảo có phải là sai phạm không?", bị cáo Đỗ Anh Dũng đáp: "Bị cáo nghĩ là có. Và nếu nói về trách nhiệm thì bị cáo là người điều hành cao nhất Tập đoàn Tân Hoàng Minh nên phải có trách nhiệm đối với những sai phạm ở Tập đoàn. Bị cáo tôn trọng bản kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an và cáo trạng của Viện KSND tối cao", bị cáo Đỗ Anh Dũng thẳng thắn.
Trả lời Hội đồng xét xử về tiền huy động được từ việc phát hành trái phiếu chi dùng như thế nào, bị cáo Đỗ Anh Dũng khai, không nắm được chi tiết, nhưng đa phần số tiền đó đều được sử dụng không đúng mục đích phát hành trái phiếu.
Bị cáo Đỗ Anh Dũng trình bày thêm, ngay từ khi phát hành trái phiếu, bị cáo chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư, mà chỉ muốn huy động tiền để kinh doanh, đầu tư và thanh toán các khoản nợ.
"Sau khi bị khởi tố, bắt tạm giam, bị cáo được gặp gia đình hai lần và đều tích cực nhờ gia đình khắc phục hậu quả vụ án. Trong hơn một năm bị bắt tạm giam, bị cáo đã tìm mọi cách và đến nay đã khắc phục được toàn bộ hậu quả vụ án, thậm chí còn nộp thừa hơn 1 tỷ đồng. Số tiền đó đủ để trả cho các bị hại", bị cáo Đỗ Anh Tuấn kết thúc phần trình bày
Con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh bị cáo buộc đề xuất phát hành trái phiếu Cáo buộc cho rằng, con trai Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh - bị can Đỗ Hoàng Việt chính là người đề xuất chủ trương phát hành trái phiếu để huy động tiền cho tập đoàn này. Như VietNamNet đã đưa, VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 15 bị can vụ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy...