Chủ tịch Samsung lại bị đề nghị 5 năm tù
Giới công tố Hàn Quốc hôm nay 25.11 đã đề nghị mức án tù 5 năm đối với ông Jay Y. Lee, Chủ tịch tập đoàn Samsung Electronics, vì hành động trong vụ sáp nhập gây tranh cãi giữa các công ty liên kết.
Vào tháng 2, Tòa án Trung tâm Seoul đã tuyên bố ông Jay Y. Lee, Chủ tịch tập đoàn Samsung Electronics, vô tội trong cáo buộc gian lận sổ sách và thao túng cổ phiếu, nhưng các công tố viên đã kháng cáo phán quyết đó, theo Reuters.
Các cáo buộc trên là một phần trong cuộc điều tra liên quan việc sáp nhập của Samsung vào năm 2015, hành động mà các công tố viên trước đây cho rằng nhằm củng cố quyền kiểm soát của ông Lee đối với tập đoàn công nghệ này, theo hãng tin Bloomberg.
Chủ tịch Samsung Electronics Jay Y. Lee đến tòa án ở Seoul (Hàn Quốc) ngày 25.11. ẢNH: REUTERS
Các phiên xét hỏi phúc thẩm, kết thúc hôm nay, diễn ra vào thời điểm ông Lee phải đối mặt với những nghi vấn ngày càng tăng về khả năng lãnh đạo Samsung, khi tập đoàn đang gặp tình trạng lợi nhuận chậm lại và giá cổ phiếu giảm.
Video đang HOT
Ông Lee và các cựu giám đốc điều hành khác đã bị cáo buộc dàn xếp vụ sáp nhập giữa hai công ty liên kết của Samsung là Samsung C&T và Cheil Industries vào năm 2015 theo cách không phù hợp với lợi ích của các cổ đông thiểu số.
Trong phần lập luận của mình hôm nay, các công tố viên khẳng định ông Lee đã hành động trong vụ sáp nhập nói trên để hưởng lợi cho vị thế cá nhân của mình với tư cách là người lãnh đạo thực tế của tập đoàn Samsung bằng cách gây tổn hại đến các cổ đông và nhà đầu tư.
Trong thập niên qua, ông Lee, nhà lãnh đạo thế hệ thứ ba của tập đoàn Samsung, đã phải trải qua các vụ kiện tụng, án tù và những cuộc công kích từ quỹ đầu cơ nước ngoài Elliott về vụ sáp nhập các công ty liên kết vào năm 2015 mà đã giúp ông nắm quyền kiểm soát chặt chẽ hơn đối với tập đoàn Samsung, sau khi cha ông nhập viện do lên cơn đau tim vào năm 2014, theo Reuters.
Samsung phải trả giá đắt khi 'ngủ quên' trước làn sóng AI
Câu chuyện của Samsung Electronics cho thấy AI là yếu tố chính tạo ra người thắng và kẻ thua trong lĩnh vực chip ngày nay.
Trụ sở chính của Samsung Electronics ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Chỉ vài tháng trước, Samsung Electronics dường như đã sẵn sàng để hưởng lợi từ sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên toàn cầu, với lợi nhuận tăng vọt và cổ phiếu lên gần mức cao nhất mọi thời đại. Thế nhưng, giờ đây, công ty lớn nhất Hàn Quốc này đã trở thành một ví dụ điển hình cho việc vận may có thể thay đổi nhanh chóng như thế nào trong một ngành công nghiệp mà chỉ những người duy trì được lợi thế công nghệ mới có "phần thưởng".
Khi ngày càng có nhiều lo ngại rằng công ty đang thua kém đối thủ nhỏ hơn là SK Hynix trong lĩnh vực bộ nhớ AI và không thể đuổi kịp Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC) trong lĩnh vực sản xuất chip theo hợp đồng, cổ phiếu của Samsung đã giảm 32% so với mức đỉnh của năm nay được ghi nhận vào ngày 9/7. Công ty đã mất 122 tỷ USD giá trị thị trường trong khoảng thời gian đó, nhiều hơn bất kỳ nhà sản xuất chip nào khác trên toàn thế giới.
Samsung đã hứa hẹn sẽ thực hiện một cuộc cải tổ để giành lại khả năng cạnh tranh, nhưng các công ty quản lý quỹ quốc tế như Pictet Asset Management Ltd. và Janus Henderson Investors SP Ltd. lại không cho rằng công ty này có thể sớm xoay chuyển tình thế. Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng khoảng 10,7 tỷ USD cổ phiếu của Samsung Electronics kể từ cuối tháng 7.
Ông Sat Duhra, một nhà quản lý danh mục đầu tư của công ty Janus Henderson Investors SP ở Singapore cho biết công ty này đã giảm hơn một nửa số vốn đầu tư tại Samsung trong vài tháng qua, dù đây là công ty được Janus Henderson đầu tư nhiều nhất vào tháng 7. Ông Duhra cho bết dù cổ phiếu của Samsung đã giảm xuống mức định giá hấp dẫn, nhưng ông "không có ý định" mua chúng vào thời điểm này.
Điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử tiêu dùng khác vẫn chiếm thị phần lớn nhất trong doanh số bán hàng của Samsung, nhưng các sản phẩm bán dẫn đang đóng góp nhiều lợi nhuận nhất cho "ông lớn" này trong những năm gần đây. Với tình hình khủng hoảng trong mảng kinh doanh chip trong thời gian gần đây, Samsung Electronics đã phải đưa ra lời xin lỗi các nhà đầu tư vào đầu tháng này vì kết quả đáng thất vọng, một động thái hiếm khi xảy ra.
Ngoài việc tụt hậu trong lĩnh vực bộ nhớ AI, Samsung còn phải vật lộn với nỗ lực kéo dài nhiều năm và tiêu tốn nhiều tiền để thu hẹp khoảng cách với TSMC trong lĩnh vực sản xuất chip theo hợp đồng. Giống như Intel Corp. - công ty cũng gặp khó khăn tương tự với kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất chip theo hợp đồng, Samsung hiện phải cắt giảm việc làm và thực hiện nhiều nỗ lực khác để "cầm máu".
Câu chuyện của Samsung Electronics cho thấy AI là yếu tố chính tạo ra người thắng và kẻ thua trong lĩnh vực chip ngày nay. Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài đang dẫn đầu làn sóng rút vốn khỏi Samsung, Nvidia Corp. đã trở thành một trong những công ty lớn nhất thế giới. TSMC, nhà sản xuất chính các loại chip do Nvidia và Apple Inc. thiết kế, đã tăng thêm hơn 330 tỷ USD giá trị thị trường trong năm nay.
Tình hình đã xấu đi một cách nhanh chóng đối với Samsung. Cổ phiếu của công ty từng có thời điểm tiến gần đến mức cao kỷ lục sau khi công bố lợi nhuận hoạt động tăng gấp 15 lần trong quý II. Gần đây nhất là vào tháng Tám, các nhà đầu tư đã lạc quan rằng Samsung có thể giành được nhiều hợp đồng hơn trong việc cung cấp bộ nhớ băng thông cao (HBM) cho Nvidia.
Kỳ vọng đó đã bị dập tắt khi Samsung thừa nhận sự chậm trễ trong quá trình phát triển chip HBM thế hệ mới nhất vào đầu tháng 10, ngay sau khi SK hynix cho biết họ đã bắt đầu sản xuất hàng loạt loại chip này. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh từ Mỹ là Micron Technology Inc. cũng đang đẩy mạnh nỗ lực trong lĩnh vực HBM và đã ghi nhận nhu cầu mạnh mẽ đối với các sản phẩm của mình.
Ông Young Jae Lee, nhà quản lý đầu tư cấp cao của công ty Pictet Asset Management ở London, nhận định Samsung đang mất dần vị thế dẫn đầu công nghệ trong mảng kinh doanh chất bán dẫn.
Samsung sẽ tổ chức một cuộc họp báo trực tuyến vào ngày 31/10 sau khi công bố kết quả kinh doanh quý III. Trong số những điểm cần chú ý là kế hoạch cải tổ đội ngũ quản trị trước cuối năm nay, trong bối cảnh có nhiều bất ổn xung quanh ban lãnh đạo công ty. Ông Jay Y. Lee - cháu trai của nhà sáng lập Samsung, người được bổ nhiệm làm chủ tịch điều hành hai năm trước - đã được tuyên trắng án về cáo buộc thao túng cổ phiếu vào tháng 2 sau nhiều năm gặp rắc rối pháp lý. Ba tháng sau, công ty bất ngờ thay thế người đứng đầu bộ phận bán dẫn bằng ông Jun Young-hyun, một người kỳ cựu trong lĩnh vực chip nhớ.
Ban lãnh đạo của Samsung có thể phải nỗ lực rất nhiều để có thể giành lại niềm tin của các nhà đầu tư, ngay cả khi định giá cổ phiếu của công ty đang ở gần mức thấp kỷ lục.
Nhận quà hơn 300.000 USD, cựu bộ trưởng Singapore lãnh 12 tháng tù Tòa án ở Singapore ngày 3.10 đã tuyên án 12 tháng tù với ông S Iswaran với tội nhận hối lộ và cản trở tư pháp. Reuters ngày 3.10 đưa tin tòa đã tuyên án vào cùng ngày và ông Iswaran (62 tuổi) trở thành cựu thành viên nội các Singapore đầu tiên phải chịu án tù. Ông S Iswaran từng giữ chức...