Chủ tịch Quốc hội thăm xã nông thôn mới, bà con thu nhập tiền tỷ/ha mỗi năm
Nhiều bà con nông dân ở làng hoa cây cảnh xã Xuân Quan đã chuyển từ trồng lúa sang trồng hoa công nghệ cao, thu nhập bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp tại xã đã tăng từ 10 đến 20 lần, trung bình khoảng trên 500 triệu đồng/ha, có nơi từ 1-1,2 tỷ đồng/ha một năm.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm mô hình mới trồng hoa, cây cảnh ở xã Xuân Quan huyện Văn Giang. Ảnh TTXVN
Chiều 6/1, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và Đoàn công tác đã tới thăm các xã Xuân Quan và Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Xuân Quan là địa phương vừa đón nhận Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2018 vừa qua.
Chủ tịch Quốc hội đã tới thăm nơi tập kết các loại hoa, cây cảnh mà người dân trong hai xã nông thôn mới là Xuân Quan và Mễ Sở, huyện Văn Giang đang chuẩn bị cho Tết nguyên đán Kỷ Hợi sắp tới. Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng khi chứng kiến nhiều loại hoa, cây cảnh có giá trị đã được nông dân nơi đây nhân giống thành công, mang lại giá trị kinh tế cao. Vẫn gắn bó với nghề nông, nhưng thay vì trồng lúa, ngô, khoai, lạc, nhiều hộ dân đã chuyển sang trồng hoa, cây cảnh. Nhiều gia đình đã đi lên từ việc mạnh dạn chọn hướng đi này.
Cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, nhiều bà con nông dân tại làng hoa cây cảnh xã Xuân Quan đã tới một số nước để học hỏi kinh nghiệm trồng hoa và chuyển đổi từ mô hình trồng lúa sang trồng hoa, đã có sản phẩm bán tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhiều nông dân trong xã đã tự sản xuất một số cây giống chất lượng cao từ công nghệ nuôi cấy mô. Thu nhập bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp tại xã đã tăng từ 10 đến 20 lần, trung bình khoảng trên 500 triệu đồng/ha, có nơi từ 1-1,2 tỷ đồng/ha một năm.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, việc chuyển đổi mô hình nông nghiệp truyền thống sang ứng dụng công nghệ cao là hướng đi đúng của địa phương, nên dù diện tích đất nông nghiệp thu hẹp nhưng lợi nhuận lại tăng gấp nhiều lần, giúp nâng cao đáng kể thu nhập và mức sống.
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng khi tận mắt chứng kiến đường làng ngõ xóm trong các xã ngày càng khang trang, nhiều nhà cao tầng được xây dựng, làng hoa cây cảnh nhộn nhịp không khí đón xuân. Do chọn hướng đi riêng là sản xuất hoa chậu, hoa giỏ treo, hoa thảm, cây trang trí nội ngoại thất, nên bất cứ thời gian nào trong năm, thương lái và du khách ghé thăm Xuân Quan đều có thể chọn mua đủ loại hoa, cây cảnh. Từ đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Xuân Quan gần làng gốm Bát Tràng, sự kết hợp “hoa Xuân Quan, gốm Bát Tràng” sẽ góp phần thúc đẩy hai làng nghề cùng hợp tác phát triển.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị lãnh đạo địa phương cần tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với công nghệ cao, kinh nghiệm canh tác của các quốc gia tiên tiến, cũng như phối hợp giải quyết đầu ra giúp nâng cao giá trị sản phẩm. Cùng với đó, địa phương cần tăng cường liên kết, tạo chuỗi sản xuất giúp thúc đẩy sự phát triển chung của các mô hình sản xuất trong và ngoài địa phương.
Cũng trong chiều 6/1, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tới thăm và tặng quà bà Vũ Thị Ca, sinh năm 1935, tại thôn Hoàng Trạch, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang. Bà là vợ liệt sĩ Vũ Đình Tụ hy sinh tại chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội và Đoàn công tác đã tới dâng hương tại Tượng đài liệt sỹ Tô Hiệu trong khuôn viên Nhà truyền thống xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên./.
Theo TTXVN
Khác biệt về quan điểm, ĐBQH cho ý kiến bằng phiếu về dự án Luật Thi hành án hình sự
Do quan điểm khác nhau của cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra là thông qua dự án Luật Thi hành án hình sự tại 3 kỳ họp hay 2 kỳ họp, chiều 19-11, Đoàn Thư ký kỳ họp Quốc hội đã gửi phiếu thăm dò ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội theo hai phương án để sáng 20-11 báo cáo lại với Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm - đại diện cơ quan soạn thảo - kiên trì đề nghị thông qua Luật Thi hành án hình sự sửa đổi tại 2 kỳ họp
Trước đó, mặc dù hầu hết các ý kiến đại biểu đều đề nghị thông qua Luật theo quy trình ba kỳ họp như đề nghị của cơ quan thẩm tra, song Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm - đại diện cơ quan soạn thảo - vẫn đề nghị thông qua theo quy trình hai kỳ họp.
Theo Bộ trưởng, dự thảo Luật Thi hành án hình sự lần này được sửa đổi một cách cơ bản, toàn diện, nhằm cụ thể hóa các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013. Đồng thời, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Luật Thi hành án hình sự năm 2010 và đặc biệt đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với các đạo luật tư pháp đã được ban hành, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2018.
"Nếu dự án luật này không được thông qua sớm thì một số quy định đã có hiệu lực trong các đạo luật này không được thực hiện cụ thể như việc thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại, việc tha tù trước thời hạn có điều kiện, việc thi hành việc cải tạo không giam giữ, thực hiện án treo"... Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu.
Vẫn theo Bộ trưởng Bộ Công an, những quy định sửa đổi, bổ sung trong thi hành án thể hiện những điểm tiến bộ thực hiện quyền công dân trong Hiến pháp. "Chúng tôi biết, nếu thông qua tại hai kỳ họp, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm định sẽ rất vất vả, nhưng tôi thấy những cái vất vả đó có thể khắc phục được, sớm khắc phục được. Còn nếu thông qua trong 3 kỳ họp mất khoảng 2 năm thì cuối năm 2020, thậm chí năm 2021 luật này có hiệu lực thì thời gian bị kéo dài", Bộ trưởng Tô Lâm giải trình.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhận định, mặc dù đã có nhiều điểm mới nhưng nội dung của dự án luật này vẫn đang còn nhiều điểm quy định còn khá chung, chưa rõ được cơ chế, thủ tục, trình tự, trách nhiệm, quyền, nghĩa vụ trong một số chế định nên cần được các cơ quan phối hợp làm rõ hơn, cụ thể hơn để bảo đảm khả thi khi triển khai thực hiện.
Đó là những vấn đề như thi hành án đối với pháp nhân thương mại, quyền và nghĩa vụ của pháp nhân, người chấp hành án, nhất là những vấn đề mới như quyền kết hôn, quyền hiến mô bộ phận cơ thể người, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Đó còn là những quy định về lao động của phạm nhân, trong trại tạm giam hay ngoài khu vực tạm giam, quyền, nghĩa vụ, quản lý lao động của phạm nhân; thi hành án đối với người chưa thành niên người nước ngoài, trẻ em dưới 36 tháng tuổi theo mẹ hoặc cha ở trong các trại giam, trại tạm giam...
"Đại biểu cũng có lý của đại biểu, nhưng cũng có ý của bộ trưởng nói, nếu bây giờ thông qua ba kỳ họp thì sẽ có độ vênh quá dài về thời hiệu giữa Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và một số luật khác với luật này" Phó chủ tịch Uông Chu Lưu nói và yêu cầu thực hiện xin ý kiến ĐBQH bằng hình thức gửi phiếu.
* Thời gian qua, có tình trạng người bị kết án tử hình làm đơn xin ân giảm, nhưng không nhận được quyết định bác hay không bác của người có thẩm quyền, nên cơ quan thi hành án hình sự không dám thi hành, mà người phải thi hành án ở trong tình trạng "chờ chết". Từ đó dẫn đến việc có phạm nhân làm đơn xin được chết, một số phạm nhân khác lại có biểu hiện gây rối, quậy phá... Đây là nhận định của nhiều ĐBQH về công tác thi hành án dân sự hiện nay.
Từ kinh nghiệm công tác, ĐB Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An) cho biết, liên quan đến ân giảm thi hành tử hình, Khoản 4, Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, mà trong đó Việt Nam là quốc gia thành viên đã khẳng định, bất kể người nào bị kết án tử hình được xin ân giảm, có thể thay đổi mức hình phạt. Việc ân xá, ân giảm hoặc chuyển đổi mức phạt tử hình có thể được áp dụng với mọi trường hợp. Trong khi đó, Điều 367, Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định về vấn đề này, nhưng lại không quy định thời gian tối đa người có thẩm quyền ban hành quyết định bác hay không bác đơn xin đề nghị ân giảm.
ĐB Thu Trang cho rằng, việc quy định thời hạn ân giảm tử hình là hợp lý, vì đây không phải một giai đoạn tố tụng, mà là chính sách nhân đạo với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Nhưng thực tế tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nên khi nghiên cứu sửa đổi Luật Thi hành án hình sự cần có giải pháp tháo gỡ vướng mắc.
Chia sẻ quan điểm này, ĐBQH Bế Minh Đức (Cao Bằng) cũng cho biết, ông nhận được phản ánh của giám thị, quản giáo về một số vướng mắc, khó khăn trong thi hành án tử hình. Bởi lẽ, thời gian giam giữ người tử hình kéo dài gây áp lực lớn cho cán bộ quản giáo, trong khi, người bị kết án tử hình có tâm lý không bình thường, không quản lý chặt chẽ sẽ tự sát, bỏ trốn... "Dự án luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) cần quy định cụ thể thời gian sau bao nhiêu ngày gửi đơn xin ân giảm mà không nhận được kháng nghị thì sẽ phải thi hành án" - ĐB Bế Minh Đức kiến nghị.
ANH PHƯƠNG
Theo sggp
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Lần đầu tôi lên sóng "cà phê sáng" Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, chương trình nhắn tin "cả nước chung tay vì người nghèo" đến nay đã thu được 6 tỷ 254 triệu đồng, cao gấp rưỡi năm 2017. Trong năm 2018, ông cũng trực tiếp lên chương trình cà phê sáng của Đài truyền hình Việt Nam với ông Lại Văn Sâm để phát động chương trình này....