Chủ tịch Quốc hội: Lực lượng công an có nhiều đóng góp đẩy lùi đại dịch
Chủ tịch Quốc hội đưa ra dự báo, thời gian tới, dịch Covid-19 trên thế giới và trong nước còn diễn ra phức tạp, khó lường.
Lực lượng công an tiếp tục đóng vai trò là chủ công trong phòng, chống dịch.
Tới dự và phát biểu tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua đặc biệt “Công an Nhân dân – lá chắn thép phòng, chống dịch Covid-19 – thanh bảo kiểm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội” sáng 11/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã quyết định thực hiện phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
“Phương châm trên đặt ra nhiều yêu cầu mới cho toàn hệ thống chính trị, đặc biệt. Trong thời gian tới, lực lượng công an tiếp tục đóng vai trò là chủ công trong công tác phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội” – Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội tham dự hội nghị tại điểm cầu TPHCM (Ảnh: H.K.).
Ghi nhận công lao của cán bộ, chiến sĩ hi sinh
Chủ tịch Quốc hội nhắc lại, hội nghị diễn ra trong bối cảnh tròn 2 năm, thế giới ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên. Đến nay, đại dịch đã lây lan đến hầu hết quốc gia trên thế giới, để lại những hệ lụy chưa từng có trong lịch sử.
Việt Nam cũng trải qua 4 đợt bùng phát dịch Covid-19. Trong đó, đợt bùng phát thứ 4 với biến chủng Delta gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết lĩnh vực kinh tế – xã hội, cuộc sống nhân dân.
Video đang HOT
“Ngay từ khi nước ta xuất hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên, Bộ Công an đã lập tức kiện toàn Ban Chỉ đạo của Bộ về phòng, chống Covid-19, tổ chức họp ngay trong kỳ nghỉ lễ. Từ đó đến nay, lực lượng công an đã có nhiều công lao, đóng góp quan trọng cho công cuộc đẩy lùi đại dịch” – ông Vương Đình Huệ nhìn nhận.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, lực lượng công an tiếp tục là chủ công trong công tác phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội (Ảnh: H.K.).
Lãnh đạo Quốc hội chỉ rõ, lực lượng Công an đã phát huy tốt chức năng tham mưu với Đảng, Chính phủ nhiều chủ trương, biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch và đảm bảo an ninh, trật tự. Bộ Công an cũng có tinh thần chủ động cao trong mọi tình huống ứng phó với đại dịch.
Bộ Công an cũng có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực ngoại giao vaccine và đảm bảo công tác an sinh xã hội, đời sống nhân dân trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19. Xuyên suốt thời gian đó, các chiến sĩ vẫn đảm bảo tốt nhiệm vụ chính trị của mình là bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
“Trong công tác phòng, chống dịch, các chiến sĩ công an đã hi sinh bản thân, chấp nhận xa gia đình, người thân để đến các vùng tâm dịch trên cả nước. Trong cuộc chiến cam go, khốc liệt với Covid-19, gần 10.000 cán bộ, chiến sĩ lây nhiễm Covid-19, 17 người hi sinh, tử vong cùng hàng trăm người bị thương” – Chủ tịch Quốc hội điểm lại.
Tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội cùng các đại biểu đã bày tỏ lòng tưởng nhớ, tri ân cán bộ, chiến sĩ đã chấp nhận hi sinh vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc nhân dân.
Mệnh lệnh từ trái tim người Công an Nhân dân
Tại hội nghị, Đại tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an – đánh giá, qua 4 tháng triển khai, phong trào thi đua của lực lượng công an cả nước đã đi vào cuộc sống, bám sát thực tiễn, thể hiện rõ bản lĩnh chính trị, trách nhiệm. Với “mệnh lệnh từ trái tim”, các chiến sĩ đã xung kích trên tuyến đầu chống dịch và đấu tranh trấn áp quyết liệt các loại tội phạm.
“Sự cố gắng của toàn ngành đã góp phần quan trọng vào kết quả kiểm soát thành công dịch Covid-19, đảm bảo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu kép của Đảng, Nhà nước đề ra, từng bước phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội” – Đại tướng Tô Lâm biểu dương.
Đại tướng Tô Lâm đề nghị, các đơn vị tại địa phương tuyệt đối không được có tâm lý “coi như hết dịch” (Ảnh: H.K.).
Trong thời gian tới, Tư lệnh ngành Công an đề nghị, các đơn vị tại địa phương tuyệt đối không được có tâm lý “coi như hết dịch”, “ngủ quên trên chiến thắng” mà chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước Covid-19. Các lực lượng tiếp tục thi đua giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia.
“Toàn lực lượng cần kịp thời phát hiện, đấu tranh, làm thất bại âm mưu của thế lực thù địch, phản động, lợi dụng tình hình dịch Covid-19 chống phá, không để xảy ra xung đột xã hội” – Bộ trưởng Bộ Công an quán triệt.
Ông Nguyễn Văn Nên – Bí thư Thành ủy TPHCM – chia sẻ, qua những ngày tháng cam go, khốc liệt của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, thành phố luôn trân trọng, tri ân và nhớ ơn những tình cảm, nghĩa cử cao đẹp. Đặc biệt, các chiến sĩ công an luôn sẵn sàng xung phong làm lá chắn đương đầu với đại dịch, ứng phó các tình huống phát sinh và lá thanh kiếm bảo vệ an toàn, an ninh, trật tự xã hội.
Đặc biệt, khi dịch Covid-19 tại TPHCM căng thẳng, Bộ Công an đã chỉ đạo thành lập bệnh viện với gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ, y, bác sĩ, học viên chi viện từ các tỉnh, thành. Ngay khi vào TPHCM, các chiến sĩ đã không quản khó khăn, rủi ro, xông pha vào các địa bàn trọng điểm, xung yếu khi lực lượng tại chỗ dần đuối sức.
“Mỗi cán bộ, chiến sĩ chi viện TPHCM đã thể hiện rõ trách nhiệm cao, tinh thần vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Những hình ảnh, tinh thần xả thân, chấp nhận hi sinh vô điều kiện sẽ còn mãi trong lòng mỗi người dân TPHCM và cả nước” – Bí thư Thành ủy TPHCM xúc động.
Việt Nam đang có dấu hiệu lấy lại đà tăng trưởng kinh tế và sản xuất
Báo cáo Chỉ số kết nối toàn cầu DHL 2021 (DHL Global Connectedness Index 2021 - GCI 2021) vừa được DHL và Trường Kinh doanh Stern của Đại học New York công bố đã có đánh giá: Mặc cho sự bùng phát dịch COVID-19 gần đây, Việt Nam đang có dấu hiệu lấy lại đà tăng trưởng kinh tế và sản xuất.
"Khả năng phục hồi của Việt Nam đối với các tác động của đại dịch vào năm 2020 cho thấy Việt Nam có thể phục hồi nhanh chóng. Nền kinh tế của Việt Nam đã tăng trưởng 2,9% vào năm ngoái và giá trị xuất khẩu tăng 28,4% trong nửa đầu năm 2021 so với một năm trước đó, khiến quốc gia này trở thành một câu chuyện thành công kinh tế hiếm hoi trong thời kỳ đại dịch. Việt Nam là ngôi sao đang lên trong lĩnh vực sản xuất toàn cầu. Lợi thế có vị trí địa lý gần Trung Quốc và nằm dọc theo các tuyến đường vận chuyển trong khu vực cùng sự kết nối quốc tế mạnh mẽ đóng vai trò rất quan trọng", báo cáo đánh giá.
Ngoài ra, báo cáo cũng phân tích, 5 quốc gia có kết quả ấn tượng về khả năng cải thiện và kết nối mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua bao gồm Mexico, Hà Lan, Cộng hòa Sierra Leone, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Việt Nam. Theo đó, báo cáo này chỉ ra cách các nhà hoạch định chính sách có thể tác động đến sự kết nối của quốc gia mình. 5 lĩnh vực chính giúp cải thiện chỉ số kết nối quốc gia bao gồm: hòa bình và an ninh, môi trường kinh doanh trong nước hấp dẫn, sự mở cửa cho dòng chảy quốc tế, hội nhập khu vực và hỗ trợ xã hội. Đáng chú ý, môi trường kinh doanh hấp dẫn trong nước có thể thúc đẩy chỉ số kết nối toàn cầu tốt hơn cả các chính sách ủng hộ toàn cầu hóa truyền thống.
Trong lần phát hành thứ 10 này, GCI 2021 đã đưa ra những phân tích mới mẻ về tác động của đại dịch lên toàn cầu hóa, được đo lường thông qua các dòng chảy quốc tế về thương mại, vốn, thông tin và con người. Mặc dù các xu hướng của các dòng chảy khác nhau, nhưng nhìn chung các chỉ số trước đó có sự giảm nhẹ vào năm 2020 đã tăng trưởng trở lại trong Chỉ số Kết nối Toàn cầu DHL năm nay. Tuy nhiên, những thách thức do đại dịch COVID-19 mang lại đã chỉ ra nhiều điểm yếu cần được cải thiện trong tương lai.
10 điểm quan trọng về kết nối toàn cầu.
Ông John Pearson, Tổng Giám đốc DHL Express, cho biết: "Nhiều người lo sợ rằng cuộc khủng hoảng toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến tiến trình toàn cầu hóa. Chúng tôi đã phân tích các dòng chảy quốc tế khác nhau trên toàn thế giới trong nhiều năm và sau 1,5 năm xảy ra đại dịch, giờ đây chúng tôi có thể đảm bảo chắc chắn rằng: đại dịch không khiến toàn cầu hóa sụp đổ. Sau sự sụt giảm ban đầu vào năm 2020, Chỉ số Kết nối Toàn cầu DHL đã tăng trở lại trong năm nay. Thương mại đã trở thành điểm tựa cho các quốc gia trên thế giới, trong đó, DHL Express đóng vai trò then chốt trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ phân phối vaccine đến thương mại điện tử".
Sau khi có sự sụt giảm ở thời điểm bắt đầu đại dịch, thương mại hàng hóa đã phục hồi vượt mức trước dịch vào gần cuối năm 2020. Thương mại hàng hóa toàn cầu cũng đã thiết lập kỷ lục mới vào năm 2021. Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài thậm chí còn thu hẹp nhiều hơn so với năm 2020, nhưng cũng đang trên đà phục hồi hoàn toàn trong năm 2021. Dòng chảy dữ liệu quốc tế tăng mạnh trong năm 2020 vì có sự chuyển đổi từ tương tác trực tiếp sang trực tuyến, nhưng điều này cũng không thể cải thiện được độ chậm trễ trong việc toàn cầu hóa của dòng chảy thông tin. Sau cùng, dòng chảy quốc tế về con người bị tác động mạnh mẽ bởi đại dịch, và hiện đang dần có sự hồi phục. Ngành du lịch của thế giới sụt giảm 73% vào năm 2020 nhưng cũng đã có những dấu hiệu phục hồi từ giữa năm 2021.
Ông Steven A. Altman, Học giả Nghiên cứu cấp cao, kiêm Giám đốc phụ trách Sáng kiến DHL về Toàn cầu hóa tại Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York, cho biết: "Sự phục hồi của các dòng chảy toàn cầu là tín hiệu tốt vì một thế giới kết nối sẽ mang đến những triển vọng nổi bật cho sự phục hồi mạnh mẽ và bền vững từ đại dịch COVID-19. Khi khủng hoảng diễn ra, nhiều người trong số chúng ta cảm thấy cần hạn chế di chuyển. Nhưng khi thách thức càng khắc nghiệt thì việc thu hút những ý tưởng và nguồn lực trong và ngoài nước càng trở nên cấp thiết".
Trong khi đó, ông Ken Lee, Tổng Giám đốc DHL Express châu Á - Thái Bình Dương, chia sẻ: "Sự bứt phá mạnh mẽ của dòng chảy thương mại toàn cầu và tình hình phục hồi kinh tế hiện tại đã tạo ra nhiều cơ hội tăng trưởng cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của khu vực châu Á trong năm 2021 được dự đoán sẽ tăng lần lượt là 14,7% và 9,4% so với năm 2019. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) một khi bắt đầu có hiệu lực vào tháng 1/2022 sẽ góp phần rất lớn cho sự kết nối toàn cầu, phục hồi kinh tế và mang đến sự thịnh vượng cho khu vực. Giữa bối cảnh thương mại toàn cầu tiếp tục tăng trưởng, cam kết của chúng tôi về việc đầu tư 750 triệu euro để củng cố cơ sở hạ tầng mặt đất và mạng lưới hàng không của châu Á - Thái Bình Dương từ năm 2020 đến 2022 sẽ là cơ sở để chúng tôi có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ logistics, đồng thời hỗ trợ khách hàng trong công cuộc mở rộng sự hiện diện của họ đến nhiều nơi hơn nữa trên thế giới".
Được biết, báo cáo Chỉ số Kết nối Toàn cầu của DHL đo lường mức độ toàn cầu hóa thông qua các dòng chảy quốc tế về thương mại, vốn, thông tin và con người. Chỉ số đo lường mức độ kết nối toàn cầu của mỗi quốc gia được căn cứ trên quy mô các dòng chảy quốc tế so với quy mô của nền kinh tế quốc nội (chiều sâu) lẫn mức độ mà quốc gia đó phân phối các dòng chảy quốc tế trên khắp toàn cầu (chiều rộng). Chỉ số Kết nối Toàn cầu của DHL được thống kê dựa trên hơn 3,5 triệu điểm dữ liệu về dòng chảy giữa các quốc gia trong giai đoạn từ 2001 đến 2020.
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Cấu trúc lại nền kinh tế để phát triển theo hướng xanh, số và bền vững Ngày 5/12, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 "Phục hồi và phát triển bền vững" được tổ chức gồm phiên họp toàn thể - Tọa đàm cấp cao với chủ đề "Một số gợi ý đối với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam"; phiên chuyên đề 1 "Phối hợp các chính sách tài khóa,...