Chủ tịch Quốc hội hội kiến với Chủ tịch Ủy ban châu Âu
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, Việt Nam đang cố gắng hoàn thiện các quy định của pháp luật cho phù hợp với luật pháp quốc tế, các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker. (Nguồn: Trọng Đức/TTXVN)
Chiều 4/4 (giờ Brussels), tại Trụ sở Ủy ban châu Âu (EC) ở Brussels, Bỉ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội kiến với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker nhấn mạnh, cá nhân ông có tình cảm với Việt Nam từ thời trẻ. Thời điểm đó lần đầu tiên trong đời xuống đường biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam nên ông Jean-Claude Juncker đánh giá rất cao hành trình phát triển kinh tế – xã hội ấn tượng của Việt Nam trong những năm qua.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cảm ơn Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker vì những tình cảm tốt đẹp dành cho nhân dân Việt Nam.
Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker cho biết, ông đã ký và gửi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) tới Hội đồng châu Âu. Sau đó, Hội đồng châu Âu sẽ trình Nghị viện châu Âu. Nhấn mạnh rằng, mặc dù hai bên rất đồng thuận về quan điểm phê chuẩn EVFTA càng sớm càng tốt, nhưng hiệp định này còn cần được Nghị viện châu Âu đồng thuận và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) cần nhận được sự đồng thuận của các nghị viện thành viên trong khối Liên minh châu Âu (EU).
Nhân dịp này, hai nhà lãnh đạo cùng trao đổi về một số nội dung liên quan đến EVFTA, cho rằng cần sớm thúc đẩy tiến trình ký, phê chuẩn vì hiệp định này rất quan trọng, có lợi cho cả Việt Nam, EU cùng các nước thành viên EU.
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, Việt Nam đang cố gắng hoàn thiện các quy định của pháp luật cho phù hợp với luật pháp quốc tế, các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia, trong đó có EVFTA; lắng nghe ý kiến, tham khảo kinh nghiệm và thông tin về việc ban hành, thực thi pháp luật của các nước tiên tiến.
Trong quá trình xây dựng luật, Quốc hội Việt Nam luôn bảo đảm không ảnh hưởng đến quyền kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam cũng như doanh nghiệp nước ngoài. Quốc hội Việt Nam cũng luôn giám sát chặt chẽ việc thực hiện luật pháp để bảo đảm không có bất cứ rào cản nào gây khó khăn cho việc thực hiện quyền kinh doanh, đầu tư của người dân, doanh nghiệp. Với những vấn đề hai bên còn có nhận thức khác nhau, hai bên đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại. Việt Nam sẵn sàng cung cấp thêm các thông tin liên quan để làm rõ các vấn đề mà phía bạn quan tâm./.
Theo Vietnam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bắt đầu thăm chính thức Pháp
Đúng 17 giờ 25 phút ngày 30/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến Sân bay Orly, thủ đô Paris, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Pháp.
Quang cảnh lễ đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại sân bay Orly. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Theo Đặc phái viên TTXVN, đúng 17 giờ 25 phút ngày 30/3 (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến Sân bay Orly, thủ đô Paris, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Pháp theo lời mời của Chủ tịch Hạ viện Pháp Richard Ferrand.
Đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tại sân bay có Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Thiệp; Đại sứ Việt Nam tại Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) Trần Thị Hoàng Mai; đại diện Hội người Việt Nam tại Pháp và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp.
Về phía Pháp có Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Pháp -Việt Stéphanie Đỗ; Đại sứ Pháp tại Việt Nam Bertrand Lortholary; lãnh đạo Vụ Đối ngoại và Lễ tân, Ban Thư ký Quốc hội Pháp.
Tham gia đoàn công tác có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định; Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh; Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao Lê Minh Trí; Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa; Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long Trần Văn Rón; Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên Trần Văn Sơn; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Việt Nam và Cộng hòa Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 4/1973. Năm 2013, hai nước đã ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp.
Mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước được đánh dấu bởi các chuyến thăm cấp cao, nổi bật gần đây là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp Franois Hollande năm 2016 và chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 3/2018.
Quốc hội Việt Nam đã ký Thỏa thuận hợp tác với cả Thượng viện và Hạ viện Pháp. Quốc hội hai nước đã thành lập Nhóm Nghị sỹ hữu nghị song phương.
Hợp tác giáo dục và đào tạo giữa hai nước hình thành và phát triển từ đầu những năm 1980. Pháp luôn coi giáo dục-đào tạo là mục tiêu ưu tiên trong hoạt động hợp tác của mình tại Việt Nam.
ều là thành viên của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, hai nước có nhiều hoạt động hợp tác trong khuôn khổ tổ chức Pháp ngữ. Hợp tác giữa các địa phương (hợp tác phi tập trung) là nét đặc thù trong quan hệ Việt Nam-Pháp cũng được thúc đẩy mạnh mẽ...
Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân diễn ra trong bối cảnh năm 2019 hai nước tổ chức Kỳ họp lần thứ 11 Hội nghị hợp tác giữa các địa phương và kỷ niệm 100 năm ngày Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đưa ra bản yêu sách của người dân An Nam trước Hội nghị Versailles.
Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại sân bay Orly. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước có ý nghĩa then chốt, thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực, đưa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp đi vào thực chất.
Đây là chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sau 11 năm.
Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng, nhằm củng cố và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Pháp, triển khai kết quả chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cụ thể hóa Tuyên bố chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước về hợp tác nghị viện; đồng thời là dấu mốc mới trong việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Nghị viện Cộng hòa Pháp./.
Theo Hoàng Thị Hoa (TTXVN/Vietnam )
Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Maroc và Pháp Sáng 27/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Vương quốc Maroc và Cộng hòa Pháp. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. (Ảnh: TTXVN) Thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại của lãnh đạo cấp cao, sáng 27/3, Ủy viên...