Chủ tịch Quốc hội đề nghị bầu bổ sung ủy viên UB Thường vụ
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, hiện cơ cấu bộ máy UB Thường vụ Quốc hội và UB Pháp luật của Quốc hội còn thiếu, đề nghị bầu bổ sung. 1 Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc, 3 Phó Chủ nhiệm các UB khác cũng được bầu bổ sung.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị kiện toàn bộ máy Quốc hội bằng nguồn nhân sự tại chỗ (ảnh: Việt Hưng).
Công tác nhân sự tại Quốc hội còn kéo dài hết sáng thứ 7 (ngày 16/11) với nội dung kiện toàn nhân sự bộ máy Quốc hội. Trình Quốc hội xem xét nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã nhất trí thông qua số lượng Ủy viên UB Thường vụ Quốc hội là 18 nhưng mới bầu được 17. Khi đó, cơ cấu Thường vụ khuyết vị trí Trưởng Ban Dân nguyện.
Khi đó, Quốc hội cũng thông qua cơ cấu số lượng Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật là 5 nhưng mới bầu được 4 vị.
“Nhân sự Ủy viên UB Thường vụ và UB Pháp luật như vậy mỗi đơn vị vẫn thiếu 1 người, nay cần bổ sung cho đủ. Do đó, UB Thường vụ báo cáo Quốc hội cho tăng thêm nhân sự còn thiếu bằng nguồn nhân sự tại chỗ đã được quy hoạch” – Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Ngoài ra, UB Thường vụ cũng đề nghị Quốc hội cho bầu bổ sung 1 Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc; 1 Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, 1 Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội và 1 Phó Chủ nhiệm UB Đối ngoại.
Video đang HOT
Sáng 14/11, Quốc hội bố trí thời gian thảo luận tại đoàn về nội dung này. Sáng mai, 15/11, Quốc hội bỏ phiếu thông qua nội dung đề nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng giới thiệu cụ thể các nhân sự để Quốc hội xem xét và việc bỏ phiếu bầu cụ thể được tiến hành vào sáng 16/11.
P.Thảo
Theo Dantri
Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền: "Đòn đánh mạnh vào đối tượng vu cáo"
"Nhiều cái rõ như ban ngày nhưng người ta vẫn cố tình nói khác. Thế nên việc Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền với số phiếu cao nhất là đòn đánh mạnh vào các đối tượng luôn cố tình bôi nhọ, vu cáo chúng ta về vấn đề này".
Ngày 13/11, bên lề buổi thảo luận tại hội trường Quốc hội, ông Trần Văn Hằng - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội - chia sẻ với báo chí về việc Việt Nam vừa trúng cử với số phiếu cao nhất trong 14 nước thành viên mới và lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Theo ông Hằng đây còn là thời cơ thuận lợi để Việt Nam hợp tác với các nước trong vấn đề phát triển thương mại, khoa học kỹ thuật và đầu tư.
Ông Trần Văn Hằng - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội (ảnh P. Thảo)
Việt Nam vừa trúng cử với số phiếu cao nhất trong 14 nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, điều đó giúp chúng ta chứng minh với thế giới điều gì, thưa ông?
Điều đó không chỉ chứng tỏ chúng ta hội nhập rất sâu, rộng mà còn thể hiện thành tựu rất to lớn trong việc bảo vệ, bảo đảm quyền con người. Vấn đề cụ thể nữa, trong Hiến pháp sửa đổi năm 1992 mà chúng ta đang thảo luận, chuẩn bị thông qua thì chương về quyền con người được đặt vào vị trí hết sức quan trọng (trước đây chúng ta chỉ nêu ở phần sau) và đó là xu hướng của thế giới, bao giờ họ cũng đặt mục tiêu bảo đảm quyền con người là trên hết...
Ý nghĩa rất quan trọng khi chúng ta trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc khi các thế lực phản động đang hoạt động rất ráo riết để tẩy chay, thậm chí dựng nhiều vụ việc để vu cáo, xuyên tạc, bôi nhọ về vấn đề vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Thế nhưng những hành động đó là những tiếng nói đơn độc, không thể hiện sự thật trong vấn đề bảo đảm quyền con người mà Đảng và Nhà nước ta đã làm trong thời gian qua.
Hơn nữa, khi chúng ta ứng cử, một thời gian dài trước đó có rất nhiều đối tượng phản động tập trung kích động để giảm uy tín của ta. Thế nhưng các hoạt động đối thoại cũng như thực tế về vấn đề nhân quyền giữa Việt Nam với Mỹ và các nước bắc Âu, EU (Liên minh châu Âu) đều khẳng định rằng vấn đề này có tiến bộ vượt bậc. Chính vì thế trong cuộc bỏ phiếu vừa qua chúng ta đạt rất cao. Đó là thành công rất lớn trong thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước bảo đảm quyền con người của chúng ta.
Như ông nói các thế lực phản động luôn tìn cách vu cáo, xuyên tạc, bôi nhọ về vấn đề vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Vậy, những lá phiếu trên có phải là một đòn đánh mạnh vào ý những ý đồ xấu xa đó hay không?
Nhiều cái rõ như ban ngày nhưng người ta vẫn cố tình nói khác. Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc sẽ là đòn đánh mạnh vào các đối tượng mà bấy lâu nay luôn cố tình bôi nhọ, vu cáo chúng ta. Điều đó còn cho họ thấy rằng hoạt động của họ không có tác dụng gì đối với những việc mà chúng ta đang nỗ lực phấn đấu với quyết tâm chính trị rất cao.
Trước khi được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, một số nước cũng như tổ chức luôn đặt vấn đề nhân quyền của Việt Nam để gây khó khăn trong việc hợp tác thương mại, khoa học kỹ thuật. Thời gian tới, rào cản này liệu có dỡ bỏ hay không?
Như tôi đã nói đúng là có các thế lực, phần tử tác động cũng như nhận thức không đúng về Việt Nam. Nhưng qua thực thế hàng năm chúng ta rất tích cực đối thoại nhân quyền, chúng ta mở rộng cửa sẵn sàng đối thoại chứ không e ngại bất cứ vấn đề gì. Và qua đối thoại trực tiếp họ mới nhận thức được rằng thông tin sai lệch của một số đối tượng hoàn toàn khác xa với mong muốn, quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước ta trong vấn đề bảo đảm quyền con người.
Thông thường họ thường dựa vào vấn đề nhân quyền để cản trở, gây khó khăn cho công tác hợp tác kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật công nghệ cao. Thế nhưng khi chúng ta vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, tôi tin rằng quan điểm đó dần bị loại bỏ. Đó là một điều kiện, thời cơ thuận lợi để chúng ta hợp tác với các nước trong vấn đề phát triển thương mại, khoa học kỹ thuật và đầu tư.
Trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, trọng lượng tiếng nói của Việt Nam về vấn đề này sẽ thay đổi thế nào so với trước đây, thưa ông?
Với tư cách là một thành viên Hội đồng Nhân quyền, chúng ta sẽ có tiếng nói rất quan trọng trong việc xác định làm cho thế giới rõ hơn vấn đề quyền con người ở mỗi quốc gia được thể hiện thế nào. Điều đặc biệt nữa là để thế giới hiểu rõ hơn về quyền con người ở Việt Nam vì hiện nay nhận thức, hiểu biết về quyền con người của các thế lực rất khác nhau, do vậy, chúng ta phải chứng minh bằng hành động, bằng thực tế của đất nước.
Việc trước đây, Việt Nam chỉ ở bên ngoài Hội đồng Nhân quyền nên họ nói, thậm chí họ ra các nghị quyết chúng ta không được tham gia. Còn giờ chúng ta trong Hội đồng sẽ có quyền phát biểu, chứng minh bằng hành động, bằng điều kiện thực tế cụ thể để cho họ nhận thức và thấy rõ quyền con người ở Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong (ghi)
Theo Dantri
Chủ quyền luôn là vấn đề thiêng liêng Ngay sau khi được Quốc hội phê chuẩn giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Phạm Bình Minh đã có cuộc trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội. - Chúc mừng ông được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng. Chương trình hành động của ông ra sao trên...