Chủ tịch Quốc hội: “Cắt, xóa”… quyền cư trú, chỉ người dân khổ
“Người dân phải được tự do cư trú. Cơ quan quản lý phải tạo điều kiện tối đa cho người dân thực hiện quyền tự do cư trú, thay vì “cấm” và “xóa”, bắt phải thế này thế kia là người dân rất khổ” – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu quan điểm.
Chủ tịch Quốc hội phát biểu trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú tại UB Thường vụ QH ngày 26/2.
Theo tờ trình về dự án luật này của Chính phủ, việc sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền tự do cư trú. Cụ thể, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung các quy định về hành vi bị nghiêm cấm; về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương; về việc xóa đăng ký thường trú; về thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp; về đăng ký tạm trú; về lưu trú và thông báo lưu trú…
Theo đó, trong một số hành vi bị nghiêm cấm có quy định nghiêm cấm ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn đối với người lao động nhưng thực tế người này không làm việc tại doanh nghiệp đã ký hợp đồng đó, hoặc ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn đối với người lao động không thuộc doanh nghiệp của mình để người này nhập hộ khẩu vào thành phố trực thuộc trung ương.
Dự thảo luật cũng đã bổ sung quy định công dân được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương khi đáp ứng một trong các điều kiện: Có nhà ở hợp pháp thuộc sở hữu của mình; có chỗ ở hợp pháp mà không phải là nhà ở thuộc sở hữu của mình và tạm trú liên tục từ 2 năm trở lên; được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu là người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột; ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột.
Trường hợp đăng ký thường trú vào nội thành Hà Nội thì thực hiện theo luật Thủ đô.
Video đang HOT
Ngoài ra, Chính phủ cũng đề xuất xoá đăng ký thường trú với những người xuất cảnh ra nước ngoài 2 năm trở lên, người bị đi tù, hoặc công dân đi bộ đội.
Chỗ ở hợp pháp, theo đó, là điều kiện “siết” chặt hơn với quy định, đó là chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì còn phải bảo đảm cả điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của hội đồng nhân dân thành phố và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công chứng. Nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.
Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung hành vi cấm việc cho người khác đăng ký hộ khẩu để trục lợi và nghiêm cấm ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn “khống” để dễ dàng nhập hộ khẩu.
Tuy nhiên, những quy định sửa đổi, bổ sung chưa nhận được sự đồng thuận cao của cơ quan thẩm tra – UB Pháp luật với lo ngại việc này sẽ làm hạn chế quyền của công dân.
Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý nêu rõ, một số nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung trong dự án luật chưa thực sự tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền tự do cư trú của mình theo quy định của Hiến pháp và pháp luật mà chủ yếu tạo thuận lợi hơn cho cơ quan quản lý nhà nước.
Với trường hợp xóa hộ khẩu sau khi xuất cảnh 2 năm, ông Lý cho rằng quy định không bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân đã được quy định trong Hiến pháp. Chủ nhiệm UB Pháp luật đặt câu hỏi, quy định có áp dụng với trường hợp cán bộ, công chức được cử đi làm việc ở nước ngoài, người đi lao động, học tập, chữa bệnh ở nước ngoài hay không? Nó tạo tâm lý cho người dân phải lo giữ hộ khẩu, trong quá trình học tập, lao động sẽ về nước trước thời hạn 2 năm. Ngoài ra, ông Lý cũng băn khoăn, nếu xóa đăng ký thường trú, cơ quan nào sẽ quản lý những người này?
Với trường hợp công dân đi tù, cơ quan thẩm tra cảnh báo, nếu xóa tên khỏi hộ khẩu sẽ gây khó khăn cho tái hòa nhập cộng đồng và không đảm bảo tính nhân văn.
Cho rằng nhiều điểm những phi lý của một số việc liên quan đến “cấm”, “cắt”, “xóa” trong dự thảo luật Cư trú mới, Chủ tịch QHNguyễn Sinh Hùng lập luận, theo nguyên tắc, người dân phải được tự do cư trú, đi lại, được chăm sóc y tế, có chỗ học hành. Việc đăng ký thường trú, tạm trú phải thông thoáng.
Theo ông Hùng, là người Việt Nam, muốn ở đâu trên đất Việt Nam thì ở, không đăng ký hộ khẩu, người dân vẫn ở cũng không cấm được. Vì vậy, quy định lẽ ra phải khuyến khích người dân đăng ký để cơ quan chức năng quản lý được chứ không phải cấm mọi thứ. Ông Hùng cũng nhấn mạnh “không can cớ gì cấm ký hợp đồng lao động, xóa đăng ký thường trú khi đi nước ngoài” vì quốc tịch Việt Nam công dân đó vẫn giữ.
Ông Hùng quán triệt quan điểm, cuối năm 2013 sẽ thông qua Hiến pháp sửa đổi, không được để khi đó phải làm lại luật Cư trú. Chủ tịch Quốc hội nhắc yêu cầu nhấn mạnh tư tưởng quyền tự do cư trú phải phù hợp với quyền tự do học hành, chữa bệnh, lao động. Quyền ấy phải được đảm bảo để mọi quyền khác cùng được thực hiện đồng bộ.
Hơn nữa, ông Hùng lập luận, thực tế bùng nổ dân số ở Hà Nội và TP.HCM đã cho thấy nhà nước có “cấm” thì dân vẫn tìm cách lách luật, bất chấp mọi chuyện siết hộ khẩu thì dân vẫn đổ về Thủ đô. Tình trạng này vừa gây khó cho cơ quan quản lý vừa khiến người dân lao đao.
“Người dân phải được tự do cư trú. Cơ quan quản lý phải tạo điều kiện tối đa cho người dân thực hiện quyền tự do cư trú, thay vì “cấm” và “xóa”, bắt phải thế này thế kia là người dân rất khổ” – ông Hùng nhắc lại.
Đồng tình với ý kiến của ông Hùng, Chủ nhiệm UB Pháp luật “phê” thêm quan điểm xây dựng quy định chỉ tạo thuận lợi cho quản lý, gây khó khăn cho dân và “nhiều vấn đề rất là nặng nề”.
Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cũng cho rằng đăng ký thường trú đây là quyền cơ bản của con người, là quyền bất khả xâm phạm. Đăng ký thường trú và thường trú là hai vấn đề khác nhau, đi công tác nước ngoài hai năm mà xóa thì thành ra công dân không có nơi thường trú là bất hợp lý.
Thứ trưởng Bộ Công an “trấn an”, quy định “xóa đăng ký thường trú” chỉ xóa tên, sau đó sẽ nhanh chóng cho nhập lại và Bộ trưởng Công an sẽ quy định cho từng trường hợp.
Dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cư trú sẽ được đưa ra Quốc hội thảo luận trong kỳ họp tháng 5 tới.
Theo Dantri
Xây dựng trường cao đẳng nghề dẫn đầu cả nước
Hôm qua, 26-2, đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã thăm, làm việc với trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.
Tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đề nghị trường cần phát huy thế mạnh, đặt mục tiêu phấn đấu trở thành trường cao đẳng nghề dẫn đầu cả nước. Tiếp tục hoàn thiện nội dung giáo trình, giáo án và xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ số lượng, đặc biệt đáp ứng yêu cầu chất lượng; tăng cường nghiên cứu trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước.
Cùng với đó, cố gắng thiết lập quan hệ với các nhà máy, doanh nghiệp để tạo điều kiện cho học sinh có môi trường thực hành. Nhà trường cần xây dựng quan hệ thầy trò thân thiện, trách nhiệm, tạo môi trường học tập lành mạnh, thương yêu, đoàn kết giúp đỡ nhau giữa các học sinh. Người thầy không chỉ truyền thụ tay nghề, kiến thức mà còn dạy dỗ, định hướng về văn hóa, đạo đức.
Hiện nay, Trường CĐ nghề Công nghệ cao Hà Nội đào tạo 17 ngành nghề, thu hút 3.000 sinh viên.
Theo ANTD
Xuân về với chàng trai mù và cô gái liệt Giữa trưa nắng chang chang, chàng trai mù Lư Trí Thức 27 tuổi, đẩy xe lăn đưa vợ bại liệt Nguyễn Thị Thanh Nga 32 tuổi, đi ăn xin trên đường phố ở khu vực 1, phường Hiệp Thành (TX Ngã Bảy, tỉnh Sóc Trăng). Hai mảnh ghép một Nguyễn Thị Thanh Nga sốt cao lúc một tuổi, chân và tay trái bị...