Chủ tịch quận đã chỉ đạo xử lý cho cô Dung nhưng “trên bảo dưới, không nghe”?
Tạm tính 0,3 phụ cấp trách nhiệm, nhân với số lương 1.490 nghìn đồng, bằng 447 nghìn đồng1 tháng, như vậy 10 năm số tiền này vào khoảng hơn 53 triệu đồng.
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã thông tin đến bạn đọc về sự việc cô giáo Phan Thị Phương Dung – Giáo viên chủ nhiệm lớp chuyên biệt Trường Tiểu học Bạch Mai ( quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), phản ánh về việc 10 năm qua chưa được chi trả phụ cấp 0,3 cho giáo viên dạy lớp chuyên biệt.
Trong suốt những năm qua, cô giáo Phan Thị Phương Dung cho biết: “Dù đã nhiều lần kiến nghị nhưng Ban giám hiệu nhà trường vẫn chưa làm cho tôi phụ cấp trách nhiệm 0,3 so với mức lương tối thiểu theo Nghị định 61/2006/NĐ-CP.
Không chỉ kiến nghị với Hiệu trưởng, tôi cũng đã có đơn kiến nghị sự việc lên Phòng Giáo dục, Thanh tra quận Ủy, Phòng Tài chính – Kế hoạch của Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng – Hà Nội để kiến nghị về việc này, nhưng cho đến nay là tháng 3/2022 vẫn không nhận được phản hồi.
Hơn 10 năm qua, cô Phương Dung tạm tính 0,3 phụ cấp trách nhiệm, nhân với số lương 1.490 nghìn đồng, bằng 447 nghìn đồng/1 tháng. Tính từ năm 2012 có quyết định cho đến nay vừa tròn 10 năm, nhân với 120 tháng là hơn 53 triệu đồng.
Theo tài liệu cung cấp của cô giáo Phương Dung, ngày 14/12/2021, Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng – Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo giao Phòng Nội vụ quận chủ trì phối hợp giải quyết việc này.
Video đang HOT
Trường Tiểu học Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Để tìm hiểu việc giải quyết quyền lợi cho cô giáo Dung, ngày 14/2/2022, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên hệ đặt lịch làm việc với Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Tài chính – Kế hoạch của Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng – Hà Nội, nhưng đến nay vẫn không có câu trả lời.
Phóng viên cũng đã gọi điện, nhắn tin đến ông Cấn Văn Đa – Trưởng Phòng Giáo dục quận Hai Bà Trưng, nhưng ông Đa không nghe máy.
Ngày 3/3/2022, phóng viên có gọi điện thoại liên hệ với bà Lê Bích Hằng – Trưởng phòng Nội vụ quận hai Bà Trưng để tìm hiểu, bà Hằng cho biết: “Nếu phóng viên muốn tìm hiểu sự việc trên thì mời liên hệ với đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, Chủ tịch phân công ai thì người đó sẽ cung cấp thông tin”.
Ngày 9/3/2022, phóng viên cũng đã đặt giấy giới thiệu để làm việc với Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng nhưng cho đến nay cũng không hề có hồi âm.
Trước đó, trong đơn thư, cô Dung cho biết: “Từ tháng 3/2003, tôi được Ban giám hiệu Trường Tiểu học Bạch Mai phân công dạy lớp chuyên biệt cho đến nay. Từ năm 2003 đến năm học 2018, Ban giám hiệu Trường Tiểu học Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã phân công hai giáo viên dạy lớp hòa nhập, cô giáo Dương Tú Anh và tôi là Phan Thị Phương Dung.
Thời gian đầu, học sinh mỗi lớp khoảng 10 em, tăng dần lên 20 và hiện tại 18 em học sinh một lớp, công việc của 2 cô giáo được chia đôi, cô Tú Anh dạy buổi sáng và cô Phương Dung dạy buổi chiều, việc chăm sóc học sinh bán trú cũng như sổ sách, giáo án, kế hoạch cá nhân,… của từng học sinh đều được chia đôi cho hai giáo viên.
Trong những năm học này, cả hai cô giáo đều hoàn thành tốt công việc được giao, phụ huynh tin tưởng và chưa từng để xảy ra bất cứ sự việc gì. Học sinh được phát triển nhận thức, học tập, thể lực,…tốt đã giúp trẻ sớm có kĩ năng để tham gia hòa nhập với xã hội”.
Quyết định công nhận lớp chuyên biệt của Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Với những năm tháng làm việc của mình cô Phương Dung mong mỏi: “Ban giám hiệu Trường Tiểu học Bạch Mai, Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Tài chính – Kế hoạch của Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng – Hà Nội làm cho tôi chế độ phụ cấp trách nhiệm 0,3 so với mức lương tối thiểu từ lúc có quyết định được hưởng theo Nghị định 61/2006/NĐ-CP, đồng thời truy lĩnh số tiền hàng năm mà tôi được hưởng, và tôi được tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ những năm trước, khi nghỉ chế độ theo quy định tôi được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm mà tôi đã cống hiến trong suốt bao nhiêu năm qua”.
Văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. Ảnh: Tùng Lê
Sau nhiều ngày có ý kiến, đến ngày 14/12/2021, Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng – Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo giao Phòng Nội vụ quận chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch phòng Giáo dục và Đào tạo quận tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận xử lý dứt điểm nội dung kiến nghị, trả lời kết quả cho bà Phan Thị Phương Dung về hệ số 0,3 phụ cấp trách nhiệm liên quan đến công tác giảng dạy lớp chuyên biệt học hòa nhập tại Trường Tiểu học Bạch Mai.
Tuy nhiên, đến ngày 21/3/2022, cô giáo Phan Thị Phương Dung vẫn chưa nhận được chế độ theo chỉ đạo của chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng.
Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP.HCM có quyền hiệu trưởng
TS Vũ Quảng, Phó hiệu trưởng trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP.HCM, vừa được giao làm quyền Hiệu trưởng trường này.
Bộ GD&ĐT vừa giao quyền hiệu trưởng trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP.HCM cho ông Vũ Quảng, Phó hiệu trưởng, cho đến khi có quyết định của Bộ trưởng GD&ĐT về nhân sự hiệu trưởng.
TS Vũ Quảng được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP.HCM vào tháng 3/2021. Ảnh: Giáo dục & Thời đại.
Trước đó, TS Vũ Quảng được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP.HCM hồi tháng 3/2021. Ngoài ra, ông từng đảm nhiệm chức vụ Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội 2.
Nhiệm vụ chính của Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP.HCM là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cốt cán chuyên môn nghiệp vụ cho các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục ở các huyện, tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng đến Cà Mau.
Ông Nguyễn Tùng Lâm làm Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kiến trúc - Xây dựng TP HCM Trường Cao đẳng Kiến trúc - Xây dựng TP HCM vừa công bố Ban Giám hiệu mới. Ông Trần Hoàng Quân, Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM, phát biểu tại buổi lễ Ngày 25-2, ông Trần Hoàng Quân, Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM, đã trao quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Tùng Lâm giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Cao...