Chủ tịch nước xin phê chuẩn Công ước chống tra tấn
Ngày 23/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn Công ước chống tra tấn và các hình thức đổi xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người của Liên Hợp Quốc.
Công ước chống tra tấn của Liên Hợp Quốc được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10/12/1984, có hiệu lực thi hành ngày 26/6/1987 và hiện có 155 quốc gia thành viên, 10 quốc gia đã ký nhưng chưa phê chuẩn Công ước, trong đó có Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (Ảnh VPQH)
Theo Chủ tịch nước, việc phê chuẩn Công ước này là bước hoàn thành thủ tục để Việt Nam trở thành thành viên của công ước, bao gồm các điều ước quốc tế về quyền con người.
Tuy nhiên, khi phê chuẩn, Việt Nam tuyên bố: Không áp dụng trực tiếp các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc chống tra tấn và các hình thức đổi xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Việc thực hiện các quy định của Công ước này sẽ theo nguyên tắc Hiến pháp và pháp luật thực định của Việt Nam, trên cơ sở thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương với nước khác và nguyên tắc có đi, có lại.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về một số nội dung khi tham gia Công ước, Chủ nhiệm UB Đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng nhận định, việc phê chuẩn Công ước phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền con người cơ bản ở Việt Nam.
Video đang HOT
Việc phê chuẩn Công ước phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, trong đó khẳng định mọi người có quyền không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Phê chuẩn Công ước cũng góp phần đấu tranh chống các luận điệu vu cáo, xuyên tạc về việc tra tấn, ngược đãi phạm nhân, người bị tạm giữ, tạm giam của các thế lực thù địch nhằm chống phá Nhà nước ta.
Chủ nhiệm UB Đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng cho rằng, trở thành thành viên đầy đủ của Công ước chống tra tấn, Việt Nam có thêm điều kiện tranh thủ sự ủng hộ của dư luận tiến bộ thế giới, tạo cơ sở tăng cường đối thoại về nhân quyền với các nước, các tổ chức quốc tế…
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ thảo luận về việc tham gia Công ước chống tra tấn và sẽ có phiên biểu quyết thông qua việc phê chuẩn Công ước.
Theo Khampha
Tổng thống Pháp phê chuẩn nội các mới
Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 26/8 đã phê chuẩn danh sách nội các mới, trong đó ông Manuel Valls tiếp tục là thủ tướng. Các bộ trưởng đã chỉ trích gay gắt chính sách kinh tế thắt lưng buộc bụng đều bị "trảm".
Ông Manuel Valls đang hứng chịu nhiều sức ép về chính sách kinh tế
Trước đó hôm thứ Hai, chính phủ của thủ tướng Valls đã bị giải tán sau chưa đầy 5 tháng tại vị, do những bất đồng về chính sách kinh tế với Bộ trưởng Arnaud Montebourg.
Ông Montebourg đã từ chức cùng với 2 Bộ trưởng khác thuộc phe cánh tả trong đảng Xã hội cầm quyền.
Tổng thống Pháp đã lựa chọn một đồng minh thân cận của mình, nhà cựu cố vấn kinh tế Emmanuel Macron giữ chức Bộ trưởng kinh tế. Đáng chú ý ông Macron mới 36 tuổi và từng là một lãnh đạo tại ngân hàng Rothschild.
Ông Hollande hiện đang tìm kiếm sự đồng thuận về chính sách kinh tế sau những chỉ trích gần đây từ phe cánh tả.
Nhiều nhà bình luận cho rằng đây chính là cơ hội cuối cùng của ông Hollande để có được một nhiệm kỳ Tổng thống thành công, sau khi kết quả khảo sát gần đây cho thấy, tỷ lệ ủng hộ ông đã giảm xuống chỉ còn 17%.
Lần đầu tiên, vị trí Bộ trưởng giáo dục đã được trao cho một phụ nữ, bà Najat Vallaud-Belkacem, để thay thế ông Benoit Hamon người cũng đã bị "trảm" vì chỉ trích chính sách kinh tế thắt lưng buộc bùng.
Trước đây bà Vallaud-Belkacem là Bộ trưởng vì quyền phụ nữ trong nội các cũ.
Gương mặt cuối cùng trong nhóm bị trảm là Bộ trưởng văn hóa Aurelie Filippetti. Thay thế bà sẽ là ông Fleur Pellerin.
Các vị trí then chốt trong nội các cũ như Bộ trưởng ngoại giao Laurent Fabius, Bộ trưởng quốc phòng Jean-Yves Le Drian và Bộ trưởng tài chính Michel Sapin đều được tại vị.
Bạn gái cũ của ông Hollande là Segolene Royal, người đã có 4 con với ông chủ điện Elysee tiếp tục là Bộ trưởng năng lượng và môi trường.
Phát biểu trước đó ông Hollande khẳng định nội các mới cần "đồng thuận theo sự lãnh đạo của thủ tướng", người thuộc về phe cánh hữu trong đảng cầm quyền.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ BBC
Ukraine: Quân ly khai đánh sập cầu ngăn quân chính phủ 3 cây cầu đã bị phá hủy trên các tuyến đường dẫn vào thành phố Donetsk, miền đông Ukraine, vào ngày thứ hai, trước cuộc tấn công dự kiến của lực lượng chính phủ nhằm vào lực lượng ly khai. Báo chí Ukraine cho rằng lực lượng ly khai đánh sập các cây cầu nhằm ngăn bước tiến công của quân chính phủ...