Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: “NSND, NSƯT là danh hiệu vinh dự, cao quý”
Tại Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá, NSND, NSƯT là danh hiệu vinh dự, cao quý của Đảng, Nhà nước dành tặng cho những cá nhân có nhiều cống hiến.
Sáng 6/3, Lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND), nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) lần thứ 10 đã diễn ra trang trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Sự kiện tôn vinh 389 nghệ sĩ có tài năng nghệ thuật xuất sắc, có nhiều cống hiến trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của dân tộc, qua đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với các văn nghệ sĩ.
Phát biểu tại Lễ trao tặng danh hiệu, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định sự nghiệp đổi mới gần 40 năm qua và những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của đất nước là nguồn cảm hứng bất tận và là động lực lớn lao cho đội ngũ nghệ sĩ tài năng.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 (năm 2024). (Ảnh: Ban Tổ chức)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ, các nghệ sĩ ở mỗi loại hình nghệ thuật với ngôn ngữ, phương thức biểu đạt riêng đã tạo nên nhiều tác phẩm hay làm cho đời sống văn hóa nghệ thuật ngày càng giàu màu sắc, phản ánh sinh động thực tiễn đổi mới vĩ đại của đất nước, nuôi dưỡng tâm hồn, hướng con người đến các giá trị tốt đẹp chân, thiện mỹ, góp phần quan trọng xây dựng nền tảng tinh thần xã hội.
Chủ tịch nước nhấn mạnh: “NSND, NSƯT là danh hiệu vinh dự, cao quý của Đảng, Nhà nước dành tặng cho những cá nhân có nhiều cống hiến, đóng góp và gắn bó lâu dài trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, có trí tuệ và phẩm giá, hết lòng, hết sức, tận tụy phục vụ nhân dân, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng. Họ là những tài năng nghệ thuật, có tác phẩm xuất sắc có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật được công chúng đón nhận, yêu thích, mến mộ”.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng yêu cầu thời gian tới các cơ quan, tổ chức, bộ, ngành, địa phương kịp thời tôn vinh, khen thưởng xứng đáng với cống hiến, lao động của người nghệ sĩ. Đồng thời rà soát kỹ lưỡng để xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT đối với các nghệ sĩ có tài năng nghệ thuật xuất sắc, xứng đáng nhưng chưa được vinh danh.
Các nghệ sĩ được nhận danh hiệu cao quý đều bày tỏ vui mừng, hạnh phúc, hãnh diện và tự hào khẳng định, danh hiệu cần thiết nhưng không phải đích đến cuối cùng của nghệ sĩ chân chính. Đó là động lực, niềm tin dành cho người làm nghệ thuật, hướng đến nhiệm vụ đem lại giá trị cho cuộc sống tốt đẹp qua tác phẩm nghệ thuật.
Ông Nguyễn Văn Hùng – Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 (Ảnh: Ban Tổ chức).
Ông Nguyễn Văn Hùng – Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 – cho biết, trong quá trình tổ chức họp Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước, Hội đồng cấp Nhà nước, Bộ không nhận được đơn thư, khiếu nại nào về quy trình, thủ tục xét tặng, chỉ có một số đơn thư kiến nghị liên quan đến hồ sơ.
“Bộ đã xem xét đơn thư theo đúng quy định kiểm tra hồ sơ của cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu, yêu cầu Hội đồng cấp bộ/tỉnh, Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước báo cáo, giải trình và trả lời cá nhân có đơn thư kiến nghị theo đúng quy định hiện hành”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định.
Video đang HOT
Ông Hùng nói thêm, với tinh thần làm việc công tâm, khách quan, trách nhiệm cao của các cấp Hội đồng, công tác xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 đã hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Từ đợt 1 được tổ chức năm 1984, cách đây tròn 40 năm, trải qua 9 lần tổ chức, đã có 452 nghệ sĩ được trao tặng danh hiệu NSND, 2.621 nghệ sĩ được trao tặng danh hiệu NSƯT.
Tại đợt trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10, Chủ tịch Nước đã ký Quyết định tặng, truy tặng danh hiệu NSND cho 125 NSƯT; tặng, truy tặng danh hiệu NSƯT cho 264 nghệ sĩ.
Được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tới chúc Tết ở tuổi 87, vì sao NSND Kim Cương xứng đáng với vinh dự này?
NSND Kim Cương được xem là huyền thoại sống của sân khấu kịch miền Nam, với tầm vóc nghệ thuật và nhân cách lớn lao.
Sáng ngày 2/2 vừa qua, trong chuyến làm việc tại TP.HCM, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến thăm, tặng quà, chúc Tết NSND Kim Cương và GS.BS Nguyễn Chấn Hùng.
Trao đổi với NSND Kim Cương, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tri ân những cống hiến, quá trình lao động của nghệ sĩ Kim Cương cho nền văn hóa của đất nước.
Không chỉ vậy, dù tuổi đã cao, bà vẫn luôn chăm lo, động viên đời sống vật chất, tinh thần cho các nghệ sĩ sân khấu, nhất là nghệ sĩ cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa. Nghệ sĩ Kim Cương còn có nhiều hoạt động hỗ trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi của thành phố.
NSND Kim Cương và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng
NSND Kim Cương được xem là huyền thoại sống của sân khấu kịch miền Nam, với tầm vóc nghệ thuật và nhân cách lớn lao.
Sự nghiệp lẫy lừng của huyền thoại sống, với đóng góp lớn lao cho nghệ thuật sân khấu
NSND Kim Cương tên đầy đủ là Nguyễn Thị Kim Cương, sinh năm 1937 tại Sài Gòn trong một gia đình nề nếp, giàu truyền thống nghệ thuật.
Mẹ bà là NSND Bảy Nam - người được mệnh danh là "Tổ nghề sống" của sân khấu cải lương Nam Bộ (cùng với NSND Phùng Há). Cha bà là bầu gánh Đại Phước Cương, một trong những ông bầu quyền lực của sân khấu cải lương. Bà cũng chính là cháu nội của vua Thành Thái.
Bà cố, bà nội của NSND Kim Cương cũng đều làm bầu gánh. Bên họ mẹ của bà có 11 người cậu, dì thì tới 4 người là nghệ sĩ nổi danh giới cải lương, gồm: Năm Phỉ, Bảy Nam, Chín Bia, Mười Truyền. Đây là một gia tộc cải lương của những huyền thoại.
Chính vì thế, NSND Kim Cương được biết lên sân khấu từ khi còn rất sớm. Theo đó, mới 18 ngày tuổi, bà đã được bế lên sân khấu để vào vai con của Thị Mầu. Bà sống với đoàn hát từ nhỏ tới lớn, mới chập chững biết đi đã được dẫn ra sân khấu đóng vai con. Lớn hơn một chút, bà bắt đầu biết ca, biết diễn vai nọ vai kia. Nhờ đó, dòng máu ca hát, diễn xuất ăn sâu vào huyết quản bà, tới mức nhập làm một.
Sự nghiệp diễn xuất đến sớm, NSND Kim Cương nhanh chóng trở thành đào non trong đoàn Đại Phước Cương, cùng cha mẹ và các thành viên trong đoàn đi lưu diễn khắp nơi.
Vai diễn chính thức đầu tiên của bà là vai Na Tra trong vở Na Tra lóc thịt, do chính NSND Bảy Nam viết kịch bản. Ngay từ những năm tháng ấu thơ đó, NSND Kim Cương đã gây ấn tượng với khán giả và dần tích lũy được rất nhiều vốn liếng, kinh nghiệm về sân khấu.
Tuy bắt đầu sự nghiệp với cải lương và chịu ảnh hưởng lớn từ gia tộc cải lương nhà mình, nhưng NSND Kim Cương lại tỏ ra đam mê và bén duyên hơn với kịch nói. Về sự chuyển hóa này, NSND Kim Cương lý giải rằng, bà muốn theo tiến hóa của xã hội, muốn bản thân mình phải đổi mới và theo sát mọi diễn biến của đời sống xã hội để phản ánh nó vào nghệ thuật, đó mới là thiên chức, sứ mệnh của một người nghệ sĩ chân chính.
Cải lương có cái hấp dẫn riêng của nó nhưng kịch nói mới đi sâu được vào xã hội. Kim Cương thích đi thẳng vào vấn đề xã hội một cách nhanh chóng nên chọn kịch nói.
Ở thời của NSND Kim Cương, các soạn giả chủ yếu viết kịch bản cho cải lương, rất ít người viết kịch nói. Chính vì thế, bà phải tự tay viết kịch bản cho chính mình.
Nhờ đó, NSND Kim Cương viết được rất nhiều kịch bản hay. Bà từng được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam chính thức xác nhận kỷ lục là Nghệ sĩ viết nhiều kịch bản kịch nói nhất Việt Nam. Vở kịch nào bà viết ra cũng là tâm huyết, cảm xúc. Có thể nói, NSND Kim Cương là nữ soạn giả kịch nói lừng lẫy nhất và có đóng góp lớn lao với nền kịch nói miền Nam từ thưở sơ khai, đặt những viên gạch nền móng đầu tiên.
Trong thập niên 70 và 80, NSND Kim Cương đạt đỉnh cao sự nghiệp, nức tiếng khắp giới sân khấu, sánh ngang tên tuổi với Thanh Nga, Thẩm Thúy Hằng.
NSND Kim Cương và NSND Bảy Nam
NSND Kim Cương gây dấu ấn với khán giả bởi lối diễn đầy cảm xúc, nức nở. Bà nổi tiếng trong những vai kịch buồn rơi nước mắt hay những vai dí dỏm. Trong đó, vở Lá sầu riêng do chính tay bà viết kịch bản và diễn cùng NSND Bảy Nam đã trở thành kinh điển, lấy đi nhiều nước mắt của công chúng.
Sau này, NSND Kim Cương lập ra đoàn kịch nói Kim Cương, là cái nôi nuôi dưỡng, ươm mầm nhiều tài năng cho nền kịch nói miền Nam qua nhiều thế hệ. Rất nhiều nghệ sĩ danh tiếng, gạo cội ngày nay đều từng hoạt động trong đoàn kịch nói Kim Cương và được bà dìu dắt, nâng đỡ về nghề lẫn đời.
Tuy nổi tiếng là vậy, nhưng NSND Kim Cương vẫn chú tâm học tập để nâng cao chuyên môn. Bà từng đi tu nghiệp Bulgaria ngành đạo diễn. Không chỉ diễn xuất tài năng, NSND Kim Cương còn giỏi trong lĩnh vực quản lý.
Trong nghề, NSND Kim Cương được xem là một bậc đàn chị đáng kính, có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều thế hệ đàn em như Thành Lộc, Hữu Châu, Hồng Vân, Minh Nhí... Bà cũng là người thầy giảng dạy cho nhiều thế hệ học trò.
NSND Bạch Tuyết coi NSND Kim Cương là thần tượng, còn NSƯT Diệu Hiền chia sẻ: "Bản thân tôi rất quý chị Kim Cương và thần tượng chị ấy. Ban đầu, tôi thần tượng má Bảy Nam vì bà diễn thật. Chị Kim Cương cũng giống má Bảy Nam ở chỗ diễn chân thật, không cầu kỳ, xem nhiều cảm xúc. Đó là điều tôi ngưỡng mộ chị Kim Cương ở trong nghề".
Nhân cách cao đẹp và tích cực hoạt động xã hội
Không chỉ cống hiến cho nghề nghiệp, nghệ thuật, NSND Kim Cương còn tích cực hoạt động thiện nguyện và có nhiều đóng góp cho cộng đồng xã hội. Bà nổi tiếng là một nhà từ thiện bền bỉ khi hoạt động thiện nguyện suốt hàng chục năm qua, từ khi nghỉ hưu tới tận hiện tại. Bà luôn giữ cho mình châm ngôn sống: "Tôi có một châm ngôn cuộc đời là: Đi hát không phải một nghề mà là một đạo, đạo làm người".
NSƯT Diệu Hiền chia sẻ:
"Ngoài đời, tôi ngưỡng mộ chị Kim Cương ở nhân cách. Chị ấy rất chăm chỉ làm từ thiện. Tôi nhớ không nhầm thì cứ mỗi tháng chị Kim Cương lại đi làm từ thiện một lần.
Tôi ở viện dưỡng lão nghệ sĩ nên biết, chị Kim Cương rất hay vào đây thăm anh chị em. Một năm chị ấy phải vào viện dưỡng lão nghệ sĩ mấy lần. Vì thế nên tôi rất thích chị Kim Cương dù chưa đi diễn chung với chị lần nào".
Đạo đức của NSND Kim Cương được kế thừa từ chính mẹ ruột là NSND Bảy Nam. Bà từng tâm sự: "Năm đó má tôi đã 95 tuổi, còn vài ngày nữa là mất. Các dì trong Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo có tới thăm, má thều thào, không nói được nữa. Tôi thấy không khí nặng nề quá mới bảo: Má ơi, mấy dì này không cho con ở nhà mà cứ bắt con đi làm từ thiện hoài.
Má tôi nghe tới đó mắt sáng lên và tự nhiên nói được rõ ràng: Nói gì kỳ vậy? Sao lại nói mấy dì bắt con, phải nói mấy dì cho con đi làm từ thiện.
Từ câu nói đó của má, tôi nhớ lại rằng má tôi luôn dạy mình đóng góp được gì cho cuộc đời, giúp đỡ được cho ai đều là hạnh phúc của mình, mình được làm chứ không phải bị làm".
Dù đã ở tuổi gần đất xa trời nhưng NSND Kim Cương chưa bao giờ ngơi nghỉ các hoạt động thiện nguyện của mình. Bà từng đứng ra giúp đỡ nhiều nghệ sĩ khó khăn và nhiều mảnh đời trong xã hội.
Hoãn lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT Vì lý do bất khả kháng, Lễ trao tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân (NSND), nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) lần thứ 10 được hoãn lại. Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 dự kiến được tổ chức vào sáng 31/1 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Tuy nhiên, lễ trao tặng danh hiệu được hoãn lại, chuyển sang...