Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm chính thức Hoa Kỳ
Ngày 23/7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Hoa Kỳ, theo lời mời của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Barack Obama.
Tham dự đoàn có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung; Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường; Trưởng phái đoàn đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Lê Hoài Trung; Phó trưởng Ban Thường trực, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Vương Thừa Phong; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Hà Huy Thông; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Võ Văn Thưởng; Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Bùi Thanh Quyến; Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Bùi Thế Đức; Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Phạm Dũng; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc; Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tp Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Hồng; Chủ tịch Hội Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng; Trợ lý Chủ tịch nước Nguyễn Văn Thạo; Trợ lý Chủ tịch nước Nguyễn Đức Dị; Trợ lý Chủ tịch nước Vũ Quang Tuấn; Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc.
Theo kế hoạch dự kiến trong thời gian thăm chính thức từ ngày 24 đến 26/7/2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ hội đàm, hội kiến với lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội Hoa Kỳ, gặp gỡ chính giới, doanh nghiệp, học giả, bạn bè, lãnh đạo một số tổ chức quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ. Các thành viên chính thức của đoàn cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ trao đổi với đại diện các cơ quan đối tác đối tác, nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước.
Theo Dantri
Video đang HOT
Tình báo Pháp cũng bí mật theo dõi điện thoại và internet
Cục tình báo đối ngoại của Pháp đã chặn các dữ liệu điện thoại và internet trên quy mô lớn, giống chương trình theo dõi gây tranh cãi có tên gọi Prism của Mỹ, nhật báo Pháp Le Monde đưa tin.
Trụ sở của DGSE tại Paris.
Theo tờ báo, dữ liệu được lưu trữ trên một siêu máy tính đặt tại trụ sở cục tình báo DGSE.
Hoạt động trên là "vi phạm luật pháp và vượt xa bất kỳ sự giám sát đúng đắn nào", Le Monde viết. Các cơ quan tình báo khác của Pháp được cho là đã bí mật tiếp cận các dữ liệu thu được.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ liệu sự theo dõi của DGSE có đi xa như Prism hay không. Cho tới nay giới chức Pháp chưa bình luận về các thông tin của Le Monde.
DGSE được cho là đã phân tích "siêu dữ liệu" - không phải nội dung các e-mail và các liên lạc khác - nhưng dữ liệu tiết lộ ai đang nói chuyện với ai, ở đâu và khi nào.
Các liên lạc bên trong nước Pháp và giữa nước này với các quốc gia khác đều bị theo dõi, tờ báo cho hay.
Theo Le Monde, dữ liệu bị thu thập được lưu tại 3 tầng hầm của tòa nhà DGSE ở Paris. DGSE tương tự tư cơ quan tình báo đối ngoại MI6 của Anh.
Các chuyên gia cho hay hoạt động theo dõi trên là nhằm phát hiện các phần tử khủng bố. Nhưng quy mô của nó chứng tỏ "bất kỳ ai cũng có thể bị theo dõi, vào bất kỳ thời điểm nào", Le Monde viết.
Trong khi đó, thế giới ngày càng phản ứng giận dữ trước những tiết lộ rằng Mỹ đã bí mật thu thập các dữ liệu internet và điện thoại.
Chính phủ Pháp đã chỉ trích mạnh mẽ chương trình theo dõi của Mỹ, vốn cũng bao gồm việc nghe lén các liên lạc chính chức của EU.
Quy mô hoạt động theo dõi của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã bị phanh phui trong các tài liệu tình báo mật mà cựu nhân viên CIA Edward Snowden tiết lộ.
Cơ quan tình báo Anh GCHQ cũng được cho là thực hiện một hoạt động thu thập dữ liệu quy mô lớn tương tự, hợp tác chặt chẽ với NSA.
Theo Dantri
Trợ lý nhận hối lộ, Thủ tướng CH Séc từ chức Thủ tướng Cộng hòa Czech, Petr Necas ngày 16/6 tuyên bố sẽ từ chức sau khi xảy ra một vụ bê bối tham nhũng lớn trong đó trợ lý hàng đầu của ông bị kết tội nhận hối lộ. Phát biểu với báo giới sau khi bàn bạc với các đối tác trong liên minh trung hữu của mình tại thủ đô Prague,...