Chủ tịch nước tặng gì cho Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản?
Phiên bản Bạc Bảo vật quốc gia – tượng Adida (chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh) được Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng đến Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Pho tượng Phật Adida.
Nhận lời mời của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trần Đại Quang, Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước lần đầu tiên tới Việt Nam từ 28.2 – 5.3. Sáng nay (1.3) lễ đón chính thức Nhà vua và Hoàng hậu được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch. Ngay sau lễ đón, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã hội kiến với Nhà vua Nhật Bản Akihito.
Tượng Adida thời Lý niên đại 1057 được coi là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo – một chuẩn mực về điêu khắc tượng Việt Nam từ trước đến nay. Với đường nét tinh xảo và mềm mại, tỉ mỉ và sống động, bức tượng Adida là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, là thông điệp về Hòa bình và Thịnh vượng của thời Lý để lại cho muôn đời sau. Với những giá trị đầy đủ về mặt tôn giáo, lịch sử và mỹ thuật, pho tượng Phật Adida trở thành một trong những Bảo vật đáng tự hào của người dân Việt Nam.
Video đang HOT
Dưới sự cố vấn của nhà sử học Dương Trung Quốc, phiên bản độc đáo được Circle Group chế tác bằng Bạc nguyên chất, đúc bằng công nghệ áp lực chân không khí trơ liên hoàn để đảm bảo sự nguyên khối, với chiều cao 24cm vẫn thể hiện được thần thái và đạt độ chính xác cao trong kỹ thuật chế tác do người Việt Nam triển khai. Trọng lượng pho tượng nặng hơn 4kg. Diện mặt, cổ, tai, bàn tay và đôi sư tử được mạ vàng 24k, tượng được đặt trên đế gỗ trắc cao 5,5cm, thông tin song ngữ (Việt – Nhật) được khắc tinh tế xung quanh. Tượng được bảo quản bởi lớp hộp mica trong suốt, hộp sơn mài bọc da có chứa đựng toàn bộ thông tin, lịch sử và giá trị nghệ thuật của pho tượng và ngoài cùng là hộp gỗ bọc da bảo vệ tránh mọi sự tác động từ bên ngoài.
Tượng Adida còn được gọi là pho tượng Hoàng gia bởi sự xuất hiện hơn 40 đôi rồng với nhiều hình dáng chuyển động khác nhau, điều mà các pho tượng đời sau không bao giờ thấy xuất hiện. Qua sự hiện diện dày đặc của hình tượng rồng đã thấy được sự hiện diện của vương quyền điều duy nhất nhà Lý đạt được. Pho tượng là niềm tự hào về một nền nghệ thuật đã đạt đến đỉnh cao, sánh ngang sự phát triển của nền nghệ thuật thế giới.
Ông Trần Thanh Tùng, đại diện Circle Group cho biết, đây là sự tiến bộ vượt bậc trong việc thực hiện, khôi phục những di sản của tổ tiên, từ công đoạn triển khai thực hiện và hoàn thiện tác phẩm đều đảm bảo sự khoa học và tính chính xác, nguyên liệu bạc với hàm lượng 99,99% được lấy từ mỏ Sin Quyền (Lào Cai) sử dụng liên hoàn nhiều kỹ thuật trong chế tác kim hoàn do các kỹ thuật người Việt đảm nhiệm.
Phục dựng và ra mắt phiên bản Bảo vật quốc gia – tượng Adida thời Lý (1057) diễn ra trong cuộc triển lãm “Di sản Việt Nam – Góc nhìn mới” tại Hà Nội (11.2016) nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và sự quan tâm của cộng đồng. Phiên bản đã hoàn trả lại giá trị thuở ban đầu của pho tượng bởi trải qua thời gian, biến cố của lịch sử nhiều chi tiết đã bị thất lạc hoặc biến dạng.
Theo Danviet
Chủ tịch Quốc hội hội kiến Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản. Ảnh: Reuters
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hôm nay hội kiến Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản tại Hà Nội. Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko đang có chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên, từ ngày 28/2 tới ngày 5/3.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh hai nước Việt Nam và Nhật Bản có quan hệ lịch sử lâu đời, hai dân tộc gần gũi về văn hóa, cùng chia sẻ nhiều giá trị và quan tâm chung. Bà khẳng định mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản phù hợp với mong muốn và lợi ích của nhân dân hai nước.
Chủ tịch Quốc hội bày tỏ cảm ơn Nhà vua, Hoàng hậu, Hoàng gia cũng như chính phủ, quốc hội và nhân dân Nhật Bản luôn dành quan tâm hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế xã hội, trong đó có nhiều công trình lớn như cầu Cần Thơ. Nhà vua Nhật Bản cho biết đã trông đợi chuyến thăm lần này từ lâu, bày tỏ mong muốn chuyến thăm sẽ góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.
Nhà Vua và Hoàng hậu Nhật Bản cũng chia sẻ với những khó khăn của nhân dân Việt Nam do tác động của biến đổi khí hậu như hạn hán, xâm nhập mặn và ô nhiễm môi trường. Hai bên đều cho rằng các nước trên thế giới cần dành quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sức khỏe và đời sống của người dân; chia sẻ nhận thức chung về tầm quan trọng của giáo dục đối với phát triển đất nước.
Tại Hà Nội, Nhà vua và Hoàng hậu dự kiến gặp thành viên gia đình một số lính Nhật từng ở Việt Nam sau Thế Chiến II, sau đó tới Huế rồi rời đi Bangkok, Thái Lan, để viếng Quốc vương Bhumibol Adulyadej, người qua đời năm 2016.
Phương Vũ
Theo VNE
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản trong ngày đầu tiên thăm Việt Nam Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản hôm nay tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên. Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đến Hà Nội lúc hơn 15h chiều nay, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên kéo dài từ ngày 28/2 đến 5/3. Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh chào...