Chủ tịch nước: Tại sao phải chiếu quá nhiều phim nước ngoài như vậy?
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng điện ảnh có vai trò lớn trong việc quảng bá hình ảnh, đất nước con người ra bên ngoài, trong khi Việt Nam không thiếu những đề tài đặc sắc về văn hóa, truyền thống lịch sử.
Thảo luận cho ý kiến tại tổ về dự thảo luật Điện ảnh sửa đổi sáng nay 23.10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ quan điểm nhất trí cao với tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa – giáo dục của Quốc hội. Bên cạnh đó, Chủ tịch nước đã nêu nhiều vấn đề đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, xem xét.
Theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, điện ảnh có vai trò lớn trong việc quảng bá văn hóa, hình ảnh của một quốc gia. “Có nhiều nước đi từ công nghiệp điện ảnh để quảng bá đất nước, tại châu Á có Hàn Quốc, từng rất nổi tiếng với những bộ phim: Giày thủy tinh, Nàng Dae Jang Geum … Tôi còn nhớ, cách đây 17 – 20 năm, Hà Nội có những buổi chiều đường phố vắng tanh người vì người ta ở nhà xem phim Hàn Quốc”, ông nêu ví dụ và đặt vấn đề: “Văn hóa có vai trò soi đường cho quốc dân, thì điện ảnh là một loại hình văn hóa, loại hình nghệ thuật, có làm được vai trò, nhiệm vụ đó không?”.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu nhiều trăn trở về phát triển ngành điện ảnh Việt Nam – GIA HAN
Từ góc độ xã hội, Chủ tịch nước cũng cho rằng, chúng ta đang hội nhập quốc tế nên quy luật thị trường, quy luật giá trị tác động với nhiều mặt trái, trong đó có điện ảnh. “Suốt ngày thấy đánh đấm, đồi trụy không mang hình ảnh của một dân tộc, đất nước thì sao giữ được đất nước. Giữ được đất nước trong kinh tế thị trường chính là văn hóa, giữ gìn văn hóa thông qua các hình thức nghệ thuật như điện ảnh rất quan trọng. Văn hóa dân tộc rất quan trọng, nhưng lại là khâu yếu trong thời gian qua cần được khắc phục”.
“Tại sao Việt Nam phải chiếu quá nhiều phim nước ngoài, tất nhiên hội nhập thì có phim nước ngoài nhưng không phải quá nhiều như vậy được trong khi chúng ta có thể xây dựng văn hóa dân tộc thông qua điện ảnh từ lịch sử kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, văn hóa vật thể, phi vật thể”, Chủ tịch nước nêu vấn đề, đồng thời nhìn nhận, để phát triển điện ảnh cần nhiều yếu tố, trong đó, luật pháp phải tạo ra hành lang pháp lý. Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Nếu luật pháp cản trở hay làm hư hỏng ngành nghệ thuật này thì đó là vấn đề lớn, cần lưu ý”.
Từ đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng yêu cầu của việc sửa đổi luật Điện ảnh là để ngành này phát triển, có nhiều tác phẩm tốt phục vụ nhân dân, giữ gìn bản sắc văn hóa và bảo vệ Tổ quốc.
Để được như vậy, cần làm tốt về chính sách, trong đó có thể đặt vấn đề mọi tổ chức, cá nhân được làm phim. “Nhà nước nên đặt hàng, dành nguồn kinh phí hỗ trợ cần thiết cho những tác phẩm lịch sử, tư liệu giới thiệu đất nước, con người Việt Nam. Việt Nam có 4.000 năm lịch sử văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nền văn hóa ấy mãi mãi muôn sau, một văn hóa Việt Nam không thể bị mất đi. Mình gần đây có giữ gìn nhưng vẫn bị phai nhạt đi nhiều. Cho nên, những vấn đề thuộc về lịch sử, tư liệu cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc, giới thiệu đất nước của người Việt Nam, văn hóa Việt Nam thì nhà nước nên có cơ chế hỗ trợ, có chính thức khen thưởng, khuyến khích đối với loại hình này”.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Chủ tịch nước cũng đề nghị cần lựa chọn để tìm được người có đủ đức, tài vào Hội đồng thẩm định phim, đồng thời nghiên cứu để có luật có quy định cấm, hạn chế cụ thể những hành vi mới nổi lên gần đây, đặc biệt là các trào lưu phim ảnh qua mạng xã hội.
“Về chính sách phát hành phim, tôi thấy còn thiếu, nhất là quảng bá ra nước ngoài, hợp tác quốc tế quảng bá, xúc tiến còn hạn chế. Người ta biết Việt Nam qua những bộ phim chiến tranh. Hôm qua tôi tiếp ông Đại sứ đặc mệnh Algeria về nước, ông nhớ mãi hình ảnh Điện Biên Phủ vì ông xem được phim về Điện Biên Phủ. Trước đây người ta không hiểu Việt Nam nhiều. Bây giờ người ta hiểu Việt Nam nhưng cũng chưa hiểu đầy đủ nền văn hóa, lịch sử thì điện ảnh có trách nhiệm rất quan trọng trong việc đưa ra quốc tế”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói.
Tang lễ Đức pháp chủ Thích Phổ Tuệ
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng người dân, tăng ni khắp mọi miền đã đến viếng Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ, trong hai ngày 21 và 22/10.
Sáng 22/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến viếng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Đệ tam Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Chủ tịch nước đã chia buồn với lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam và viết sổ tang.
Đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Phổ Tuệ viên tịch lúc 3h22, ngày 21/10, tại Tổ đình Viên Minh (xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên) ở tuổi 105.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh thay mặt Chính phủ đến viếng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, sáng 22/10.
Ghi sổ tang, Phó thủ tướng bày tỏ "vô cùng thương tiếc Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một nhà sư đạo cao, đức trọng, có nhiều cống hiến cho Đạo pháp và Dân tộc...".
Lễ nhập kim quan cử hành lúc 13h ngày 21/10. Kim quan của Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ được tôn trí tại Tổ đình Viên Minh (chùa Ráng), xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
Các tăng ni đang tụng kinh cầu siêu Đức pháp chủ.
Nhiều tăng ni rơi nước mắt trong lúc làm lễ nhập kim quan Đức pháp chủ Thích Phổ Tuệ.
Hàng trăm phật tử vái vọng từ ngoài sân chùa Viên Minh (chùa Ráng).
Cụ Vương Thị Tóa, 98 tuổi, người xã Quang Lãng, chia sẻ "Tôi đã có mấy chục năm đi lễ chùa và chứng kiến thầy Thích Phổ Tuệ sống một cuộc đời tu hành rất giản dị, gần gũi với mọi người".
Để phòng tránh dịch bệnh, ban tổ chức lễ tang dựng một bàn thờ ở phía ngoài để người dân đến thắp hương, viếng Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ.
Kim quan của Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ sẽ được nhập Bảo tháp trong khuôn viên Tổ đình Viên Minh.
Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, thế danh là Bùi Văn Quý, sinh năm 1917, tại thôn Phùng Thiện, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ông xuất gia năm 1923, tại chùa Quán, xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Từ năm 1987 đến nay, ông giữ nhiều chức vụ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI, tháng 11/2007, đã thống nhất suy tôn Hòa thượng Thích Phổ Tuệ giữ ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Chủ tịch nước nêu hai lý do lùi thời điểm tăng lương Nguồn lực để dành chống dịch và hiện đời sống người dân còn khó khăn nên việc tăng lương cho cán bộ, công chức chưa phù hợp. Thảo luận tại tổ ở Quốc hội sáng 21/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu hai lý do phải lùi thời điểm cải cách tiền lương. Thứ nhất , theo chủ trương chung, nếu địa...