Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sắp thăm Cuba, Mỹ
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm chính thức Cuba từ ngày 18 – 20/9 và tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76, thực hiện một số hoạt động song phương tại Mỹ.
Theo tin từ Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Miguel Díaz-Canel, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Cuba từ ngày 18 – 20/9.
Ngay sau đó, từ ngày 21 đến 24/9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 76 và thực hiện một số hoạt động song phương tại Mỹ.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (ảnh: Tiến Tuấn).
Video đang HOT
Việt Nam và Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 2/12/1960, hai năm sau khi Cách mạng Cuba thành công (1/1/1959).
Những năm gần đây, quan hệ đoàn kết truyền thống, ủng hộ và hợp tác toàn diện anh em Việt Nam – Cuba không ngừng được quan tâm củng cố, thúc đẩy và phát triển trên mọi lĩnh vực, chính trị, kinh tế – thương mại, an ninh – quốc phòng, nông nghiệp, xây dựng, giáo dục, y tế, công nghệ sinh học, giao thông, thể dục – thể thao…
Theo Bộ Ngoại giao, trước tác động của đại dịch Covid-19, gần đây lãnh đạo cấp cao và các Bộ, ngành hai nước tiếp tục duy trì trao đổi qua hình thức trực tuyến.
Về trao đổi thương mại , năm 2020 ở mức 102 triệu USD, giảm 59,5% so với năm 2019 do tác động của dịch Covid-19, trong đó chủ yếu Việt Nam xuất siêu. Cuba nhập từ Việt Nam khoảng 300.000 – 400.000 tấn gạo/năm. Ngày 1/4/2020, Hiệp định thương mại Việt Nam – Cuba (ký ngày 9/11/2018) chính thức đi vào hiệu lực, với nhiều cam kết ưu đãi thương mại mới, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp hai nước và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa song phương.
Trong lĩnh vực ngoại giao đa phương, hai bên duy trì quan hệ hợp tác và ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên Hợp Quốc. Gần đây Việt Nam ủng hộ Cuba ứng cử vào Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2021-2023; tích cực thúc đẩy, hỗ trợ Cuba ký kết TAC/ASEAN (10/11/2020); Cuba đã ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021; Việt Nam nhất quán ủng hộ việc chấm dứt bao vây, cấm vận kinh tế – tài chính của Mỹ chống Cuba…
Với Mỹ, ngay sau khi nước này chính thức có kết quả bầu cử, Việt Nam đã tích cực chủ động xây dựng quan hệ với Chính quyền Tổng thống Biden nhằm duy trì đà phát triển quan hệ Việt – Mỹ tích cực, ổn định, đi vào chiều sâu trên cả ba bình diện song phương, khu vực và quốc tế.
Tạm dừng xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cửa khẩu Cốc Nam
Theo ông Hoàng Khánh Duy, Phó Ban Quản lý Khu kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn, ngày 26/8, Ban Quản lý nhận được Thư công tác của Chính phủ nhân dân thị Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc thông báo về việc tạm dừng hoạt động thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cửa khẩu Cốc Nam, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Cửa khẩu Cốc Nam. Ảnh: Quang Duy/TTXVN
Cụ thể, thời gian thực hiện từ 17 giờ ngày 26/8 với lý do lượng hàng thông quan qua cửa khẩu ít. Tình hình phòng chống dịch bệnh giữa hai bên Trung Quốc và Việt Nam ngày càng được nghiêm ngặt nên cần tạm dừng hoạt động để cùng làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh giữa hai bên, bảo đảm sức khỏe tính mạng quần chúng nhân dân khu vực biên giới an toàn.
Sau khi nhận được thông tin, Ban Quản lý đã chỉ đạo Trung tâm Quản lý cửa khẩu phối hợp với các lực lượng chức năng thông báo đến các doanh nghiệp kinh doanh bến bãi, kinh doanh xuất nhập khẩu qua các cặp cửa khẩu được biết để chủ động nguồn hàng đưa về cửa khẩu, tránh phát sinh thời gian và chi phí. Đối với các doanh nghiệp, thương nhân, chủ hàng đã đưa hàng về cửa khẩu trao đổi với chủ hàng phía Trung Quốc di chuyển hàng hóa sang các cửa khẩu khác để làm thủ tục.
Chi cục trưởng Hải quan Cửa khẩu Cốc Nam Trần Văn Hùng cho biết, bình thường năng lực thông quan của Cửa khẩu Cốc Nam vào khoảng 200 - 300 xe mỗi ngày. Hiện việc phòng, chống dịch COVID -19 tại cửa khẩu luôn được triển khai đảm bảo, không có nhân viên hoặc lái xe bị dương tính với COVID - 19.
Theo quy định hai bên, đối với hàng xuất khẩu, khi xe hàng lên đến bến bãi, chỉ việc chờ xe tải nhỏ phía Trung Quốc sang bốc xếp hàng lên là chuyển qua biên giới. Do vậy, các xe hàng nông sản xuất khẩu có thể xuất hàng xong trong ngày. Đối với hàng nhập khẩu cũng rất thuận tiện bởi các chủ hàng hai bên đã quen biết, làm ăn lâu năm và kho hàng phía bên bạn cũng rất thuận tiện cho việc nhập hàng hóa.
Tuy vậy, thời gian gần đây, phía Trung Quốc luôn siết chặt quản lý, hạn chế thông quan hàng hóa với các biện pháp như các loại hàng nông sản khi đến cửa khẩu đều phải chuyển từ xe đông lạnh sang xe không đông lạnh, chờ hàng nóng lên mới cho chuyển sang xe tải nhỏ vận chuyển qua biên giới. Việc này đã làm tăng chi phí lên khoảng 3 triệu một xe và tốn rất nhiều thời gian. Do vậy, năng lực thông quan trong những ngày gần đây chỉ được khoảng 50 - 60 xe hàng nông sản.
Đến nay, khi phía Trung Quốc thông báo dừng hẳn hoạt động xuất nhập khẩu tại Cửa khẩu Cốc Nam, đại diện nhiều doanh nghiệp, chủ hàng đã đề xuất, kiến nghị với các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn có những biện pháp tháo gỡ khó khăn để hàng hóa tiếp tục được xuất nhập khẩu qua cửa khẩu này.
Những dự án đường bộ nào sẽ được ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 - 2025? Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải thông tin, Bộ vừa có Tờ trình số 7066/TTr - GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nhiều tuyến đường bộ cao tốc sẽ được ưu tiên đầu tư. Ảnh: TTXVN Tờ trình này đã được cơ quan...