Chủ tịch nước lắng nghe tâm tư các nhà giáo
Sáng (16/11), tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gặp mặt thân mật 104 nhà giáo có thành tích xuất sắc trên cả nước về Hà Nội dự Lễ tuyên dương các nhà giáo tiêu biểu toàn quốc 2008 – 2013 do Bộ GD-ĐT tổ chức.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Mạnh Hùng và Chủ tịch công đoàn Giáo dục Trần Công Phong dẫn đầu đoàn nhà giáo tiếp kiến Chủ tịch nước.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi, động viên các nhà giáo trước phủ Chủ tịch.
Tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng báo cáo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Trong những năm qua, mặc dù điều kiện kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn, nguồn lực còn nhiều hạn hẹp, nhưng Đảng, Nhà nước vẫn luôn dành nhiều sự quan tâm, chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ngày càng vững mạnh.
Nhiều thế hệ nhà giáo tâm huyết, tận tụy, yêu nghề và ngày càng trưởng thành trong giáo dục – đào tạo thế hệ trẻ, kiên trì, thầm lặng cống hiến để góp phần tạo nên những thành tựu quan trọng của sự nghiệp giáo dục nước nhà. Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục được tăng cường; chất lượng và hiệu quả giáo dục ở các cấp học, trình độ đào tạo có nhiều tiến bộ; hợp tác quốc tế được mở rộng; thực hiện giáo dục toàn dân, nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; góp phần giáo dục ý thức công dân, phẩm chất chính trị, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ con người Việt Nam.
Nhiều nhà giáo có phẩm chất tốt, chuyên môn giỏi được giao nhiệm vụ làm cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục; chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở trường học; cán bộ đoàn thanh niên; tổng phụ trách đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đã có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý nhà trường và đơn vị; đi sâu đi sát thực tiễn, dám làm, dám chịu trách nhiệm; đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, đoàn kết, tập hợp đội ngũ cán bộ, nhà giáo, viên chức và người lao động, thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Ngành Giáo dục và đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cũng nghiêm túc nhìn nhận nền giáo dục nước ta còn nhiều khó khăn, hạn chế; một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý còn có những bất cập và yếu kém. Ngày 4/11 vừa qua, Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 1 trong 9 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng đã được Trung ương xác định là phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.
Tại buổi tiếp kiến, các nhà giáo đã báo cáo Chủ tịch nước những nỗ lực, cố gắng của bản thân, vượt qua khó khăn nêu gương sáng trong công tác dạy chữ, dạy người. Nhiều đại biểu kiến nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục chú trọng cơ chế chính sách hỗ trợ cho các nhà giáo, đặc biệt là ở các bậc học mầm non, đại học.
Video đang HOT
Lắng nghe ý kiến của các đại biểu, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh sáng kiến của Bộ GD-ĐT tổ chức Lễ tuyên dương các nhà giáo tiêu biểu toàn quốc; đồng thời lưu ý Bộ GD-ĐT làm sâu sắc nội dung các cuộc gặp gỡ, tổ chức rút kinh nghiệm việc dạy và học, phổ biến đến cả nước.
Chủ tịch nước cũng đánh giá cao những thành tích phổ cập giáo dục tiểu học, THCS, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ở bậc đại học của ngành Giáo dục. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, ngành Giáo dục cũng còn những khiếm khuyết. Vì vậy, Đảng, Nhà nước đã xây dựng Đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nhằm tạo chuyển biến tích cực, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đề nghị các nhà giáo tiếp tục phát huy truyền thống, đạt được những thành tích lớn lao trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đáp ứng nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đồng thời nhấn mạnh: Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công, ngoài đường lối đúng đắn, cần phải có nền giáo dục tương thích với mục tiêu cao cả. Nhìn ra các nước trên thế giới, không nước nào đạt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà có nền giáo dục yếu kém.
Theo Hiếu Nguyễn
GD&TĐ
Lãnh đạo Hiệp hội giải thích về đề xuất thi tốt nghiệp 8 môn
Sau khi báo Dân trí đăng đề xuất đổi mới thi tốt nghiệp 8 môn để xét tuyển vào ĐH của Hiệp hội các trường ĐH,CĐ ngoài công lập, nhiều ý kiến độc giả cho rằng, phương án không khả thi và thiếu tính thực tế. Vậy Hiệp hội giải thích như thế nào?
Trao đổi với PV Dân trí ngày 6/11, Tiến sĩ Văn Đình Ưng, Chánh Văn phòng Hiệp hội các trường ĐH,CĐ ngoài công lập cho biết: "Rất tiếc là Hiệp hội chưa có điều kiện đưa đầy đủ dự thảo phương án đổi mới thi tuyển sinh do Hiệp hội đề xuất tới độc giả (trên báo chỉ nêu tinh thần và nội dung chủ yếu). Xin nói thêm, những người xây dựng phương án này đều là những người rất nhiều thực tế, đã nhiều năm tham gia Ban chỉ đạo và thực hiện tổ chức các kỳ thi, chúng tôi hiểu rất rõ lý do ra đời, cái được và cái hạn chế của kỳ thi "ba chung". Riêng bản thân tôi có mặt trong Ban chỉ đạo thi từ năm đầu 2002 đến năm 2010, nên hiểu càng kỹ càng sâu sắc về 2 kỳ thi trong vòng 1 tháng/ năm. Trong phương án do Hiệp hội đề xuất có phân tích kỹ thực tế nhiều năm thực hiện thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH theo "ba chung".
"Hiệp hội còn tổ chức một số cuộc hội thảo, có cuộc hội thảo tại 3 miền Bắc, Trung, Nam để lấy ý kiến các trường. Sau đó hoàn thiện nhanh dự thảo để tháng 12/2010 Hiệp hội gửi dự thảo phương án này sang Bộ GD -ĐT với niềm phấn khởi là đã sớm góp được kế sách hay cho Bộ, hy vọng Bộ sẽ xem xét, mở hội thảo để lấy thêm ý kiến, hoàn thiện và kịp sử dụng từ mùa thi năm 2011. Nhưng ... rất tiếc" - Ông Ưng cho hay.
Tiến sĩ Văn Đình Ưng, Chánh Văn phòng Hiệp hội các trường ĐH,CĐ ngoài công lập
Nhiều ý kiến độc giả cho rằng, thi tốt nghiệp 8 môn thi để xét tuyển vào đại học lại càng tăng tính tiêu cực trong thi cử và rất vất vả cho thí sinh, phụ huynh và xã hội vì tổ chức thi tới 4 ngày?
Năm 2008, sau 2 năm chỉ đạo tổ chức các kỳ thi, chính Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân (nay là Phó Thủ tướng, Chủ tịch MTTQVN) đã thấy mệt mỏi vì dư luận xã hội than rất nhiều về 2 kỳ thi sát nhau, cùng khối lượng kiến thức phổ thông, ông đã tổ chức cuộc họp bàn đưa ra phương án "một kỳ thi sau THPT" với khoảng 6 đến 8 môn thi, hình thức thi kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận, trắc nghiệm sẽ tăng, tự luận sẽ giảm dần.
Tuy nhiên do công tác chuẩn bị của các đơn vị chức năng của Bộ chưa kỹ, nhất là khâu xây dựng nguồn đề thi trắc nghiệm các môn...Do đó, Bộ trưởng Nhân đã cho hoãn để chuẩn bị thêm. Nhiều người hoan nghênh tư duy đổi mới của Bộ trưởng Nhân. Và, họ chờ đợi năm sau, năm sau và cho đến bây giờ vẫn chờ mong một kỳ thi sau phổ thông, vừa là kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa là cơ sở để các trường ĐH, CĐ, trường nghề xét tuyển, tất nhiên tùy trường mà có thêm tiêu chí tuyển sinh sao cho có được sinh viên phù hợp. Có người còn tính toán chi li, nếu bớt 1 kỳ thi có thể tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng cho ngành giáo dục và cho xã hội...
Còn vấn đề tiêu cực trong thi cử...thì chúng ta đều biết, năm 2006 dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Nhân đã có một kỳ thi tốt nghiệp THPT khá trung thực. Còn thông thường, nếu chủ yếu thi tự luận thì học sinh mới mang bài vào để quay cóp, còn với phương án mới chủ yếu hình thức thi trắc nghiệm với công nghệ hiện đại giúp cho kỳ thi sẽ hạn chế tối đa quay cóp, sẽ chấm thi bằng máy rất nhanh và khách quan, đỡ tốn công hàng năm có hàng nghìn thầy cô giáo phải "nhốt" vào nơi kín để ra đề thi, để chấm thi. Có người nói, nhiều thầy cô giáo sợ đi chấm thi lắm rồi, vừa căng thẳng thần kinh vừa không được nghỉ hè, mệt mỏi lắm.
Lý do gì mà Hiệp hội lại đề xuất có tới 8 môn thi tốt nghiệp?
Có học sinh khá giỏi toán, lý hóa nhưng lại yếu văn, sử, địa, ngoại ngữ. Nếu thi 3 môn văn, sử, địa thì học sinh đó rớt là chắc rồi. Nhưng nếu thi 8 môn (toán, lý, hóa, sinh, văn, sử, địa, ngoại ngữ) thì kết quả thi môn này cao môn kia thấp thì kết quả chung vẫn đạt số điểm đỗ tốt nghiệp THPT.
Trong số 8 môn đó, học sinh dựa vào tổ hợp 3 môn điểm cao nhất - coi đó là thế mạnh của mình để tự tin đăng ký vào ngành học, trường học phù hợp.
Cần nói thêm rằng, thi 8 môn trên không phải là môn thi mới xa lạ với học sinh, xa lạ với Bộ và các trường. Đó là 8 môn quen thuộc, nằm trong tổ hợp 3 môn thi của các kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ nhiều năm qua. Thi 8 môn trên là để đánh giá giáo dục toàn diện theo mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đề ra.
Nhiều ý kiến độc giả cho rằng, đề xuất này nhằm có lợi cho các trường ĐH ngoài công lập chứ không đem lại lợi ích gì cho nền giáo dục?
Những ý kiến này làm cho chúng tôi rất buồn!
Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013, Hiệp hội đã có một số góp ý cho Bộ GD- ĐT để cải tiến làm tốt hơn kỳ thi đã được Bộ lắng nghe, áp dụng.
Chính tại cuộc làm việc với Ủy ban Văn hóa GD TN TN & NĐ của Quốc hội vừa qua, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã phát biểu thừa nhận và hoan nghênh những đóng góp của Hiệp hội giúp cho kỳ thi 2013 tổ chức tốt hơn.
Những kiến nghị, phản biện của Hiệp hội nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các trường hội viên- là thuộc chức năng của Hiệp hội, là việc cần và nên làm, việc đó do Nhà nước giao tại Điều lệ của Hiệp hội được tổ chức Nhà nước có thẩm quyền công nhận. Suy cho cùng cũng là vì cái chung của nền giáo dục nước nhà.
Sự góp mặt của giáo dục ngoài công lập đã tạo nên diện mạo mới năng động cho nền giáo dục Việt Nam. Giáo dục ngoài công lập là một bộ phận hợp thành hữu cơ của nền giáo dục chung, chịu sự quản lý của Bộ GD ĐT chứ không phải của Hiệp hội. Các trường hoạt động tốt hay không cần khẳng định là trách nhiệm chính của Bộ GD-ĐT. Hiệp hội chỉ làm theo đúng chức năng của mình, không làm thay chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
Phương án mà nhiều độc giả đưa ra là tiếp tục tổ chức thi đại học, chỉ nên bỏ thi tốt nghiệp. Là người đã từng làm ở Bộ GD-ĐT và theo sát công tác tuyển sinh ông thấy thế nào?
Theo chúng tôi, cần làm tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT. Vai trò tác dụng của kỳ thi này ai cũng biết là rất quan trọng. Sau một quá trình học phổ thông, học sinh cần được đánh giá chính thức bằng kỳ thi này, trên cơ sở đó nhận văn bằng tốt nghiệp THPT làm căn cứ để học tiếp, hoặc vào đời sống lao động.
Còn kỳ thi tuyển sinh ĐH thì chỉ cấp cho thí sinh 2-3 giấy chứng nhận kết quả thi để tuyển vào trường theo nguyện vọng 1, 2 hoặc 3. Giấy chứng nhận đó chỉ có giá trị 1 năm, chứ không giá trị lâu dài và càng không có tác dụng như bằng tốt nhiệp THPT mà chúng ta nâng niu cất giữ, khi cần thì chỉ việc xuất trình ra.
Trân trọng cám ơn ông!
Theo Dantri
"Sự trăn trở của một kẻ lười biếng" khiến ta phải trăn trở Clip "Sự trăn trở của một kẻ lười biếng" đã gây chấn động trong cộng đồng mạng. Một học sinh lớp 12 tự cho mình trăn trở với nền giáo dục của đất nước và nói lên sự trăn trở đó suốt một giờ đồng hồ. Người viết bài này đã nghe đi nghe lại nhiều lần những đoạn em nói sâu về...