Chủ tịch nước: Huyện nông thôn mới không được thỏa mãn “non”, bệnh thành tích, phải có khát vọng mới
Ngày 16/2, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến dự và trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận huyện Tuy Phước (Bình Định) đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2020.
Diện mạo nông thôn đổi thay, đời sống người dân nâng cao nhờ nông thôn mới
Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước Huỳnh Nam cho biết, gần 10 năm thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện này đã phát huy sức mạnh toàn hệ thống chính trị trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, sâu sát, quyết liệt.
Xác định từng phương pháp, lựa chọn đúng nội dung, khâu đột phá, có trọng tâm với nhiều năng động, sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế địa phương đã phát huy các tiềm năng, lợi thế vượt qua khó khăn thách thức.
Đến nay, huyện Tuy Phước đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên mọi lĩnh vực, diện mạo nông thôn có nhiều đổi thay, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của huyện đạt 92%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng giá trị công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 45,8 triệu đồng/người/năm.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến dự lễ công nhận huyện Tuy Phước (Bình Định) đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Ảnh: TB.
Hệ thống đường giao thông nông thôn trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt 100%; đường trục thôn, liên thôn đạt 99,3%. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt 48,67%. Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%; trong đó, hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là 74,4%.
Tỷ lệ hộ nghèo còn 1,92% (giảm 7,92% so với năm 2011). Huyện Tuy Phước đã được UBND tỉnh phê duyệt 4 dự án cánh đồng lớn cho cây lúa, 3 cánh đồng liên kết sản xuất lúa giống với tổng diện tích canh tác 750 ha, hiện có 12/14 HTX nông nghiệp liên kết sản xuất giống với các công ty, hàng năm liên kết sản xuất giống trên 1.200 ha, áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến…
“Đón nhận bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới của Chính phủ là vinh dự, niềm tự hào, đồng thời cũng là trách nhiệm to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tuy Phước. Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, toàn diện, lâu dài trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, ông Nam nói.
Không được thoả mãn “non”
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc biểu dương, chúc mừng những kết quả xây dựng nông thôn mới mà huyện Tuy Phước và tỉnh Bình Định đã đạt được trong thời gian qua.
Theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, nông thôn mới không chỉ là hình thức bên ngoài mà phải có nội dung bên trong, gắn với việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân; giữ gìn vốn quý về văn hóa con người, xây dựng văn hóa tình làng nghĩa xóm, hỗ trợ lẫn nhau lúc khó khăn.
Video đang HOT
Nông thôn mới còn là đảm bảo an toàn cho người dân, đảm bảo an ninh nông thôn; ứng dụng khoa học và xã hội, phát triển các sản phẩm OCOP, sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu huyện Tuy Phước không được thỏa mãn “non”, bệnh thành tích, phải phấn đấu, có khát vọng mới để đưa Tuy Phước tiếp bước.
Giữ vững khát vọng, nêu cao ý chí, vượt khó hơn nữa, huyện Tuy Phước phải có khát vọng phát triển để đưa huyện tiến bước cùng với các huyện nông thôn tiên tiến khác của Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho những cá nhân có thành tích tại buổi lễ. Ảnh: TB.
Phải chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, áp dụng KH&CN, nhất là công nghiệp 4.0, xây dựng nông nghiệp số, quản lý dân cư bằng công nghệ số hóa để hiểu và phục vụ nhân dân tốt hơn.
Ngoài ra, Tuy Phước cần hướng đến mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu, huyện nông thôn mới nâng cao của Việt Nam.
Vì vậy, các lãnh đạo huyện Tuy Phước và tỉnh Bình Định phải có 1 kế hoạch cụ thể với lộ trình, bước đi phù hợp trong đó phải giữ vững môi trường, có trách nhiệm bảo vệ đầm Thị Nại (5.000ha).
“Tôi rất mong Tuy Phước được công nhận nông thôn mới hôm nay là bước đầu quan trọng để tất cả hệ thống chính trị, với sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Huyện ủy chúng ta cùng nhau đoàn kết, quyết tâm, sáng tạo, sát dân để đưa Tuy Phước tiến lên giai đoạn mới”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Quảng Nam: Nông thôn mới giúp huyện miền núi Nam Giang đổi thay rõ rệt
Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất và tinh thần người dân ngày càng nâng cao đó là những đổi thay của huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM).
Nam Giang khởi sắc nhờ nông thôn mới
Ông Nguyễn Đăng Chương - Trưởng phòng NNPTNT huyện Nam Giang cho biết, cũng như các huyện khác, Nam Giang bắt đầu xây dựng NTM từ năm 2010, mặc dù là huyện miền núi, có xuất phát điểm thấp nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, tỉnh và nguồn vốn lồng ghép từ nhiều chương trình dự án của huyện đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhờ đó bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.
Diện mạo nông thôn huyện miền núi Nam Giang (Quảng Nam) đổi thay từng ngày nhờ nông thôn mới. Ảnh: Trần Hậu.
Công tác tuyên truyền thời gian qua đã phát huy hiệu quả, đặc biệt là nhận thức trong đội ngũ cán bộ công chức từ huyện đến xã, và nhân dân về xây dựng NTM đã có sự thay đổi rõ rệt; vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM đã từng bước được xác định rõ ràng, qua đó đã khuyến khích, động viên được người dân tham gia đóng góp xây dựng NTM.
Ngoài ra, công tác đào tạo, tập huấn về xây dựng NTM được tổ chức kịp thời, đúng đối tượng; nội dung, thời lượng và phương pháp tuyên truyền dưới nhiều hình thức, đã phủ "sóng" đến từng thôn, bản, hộ gia đình. Nhờ đó, người dân đã hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng trong xây dựng NTM.
Ông Nguyễn Đăng Chương (bên trái) - Trưởng phòng NNPTNT huyện Nam Giang trao đổi với phóng viên. Ảnh: Trần Hậu.
Giai đoạn 2010 - 2020, tổng nguồn vốn được huy động trực tiếp từ Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Nam Giang là hơn 155 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển hơn 117 tỷ, vốn sự nghiệp gần 38 tỷ. Từ nguồn vốn trên, huyện đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập nhằm từng bước đáp ứng các tiêu chí đề ra.
Sau 10 năm, tổng số tiêu chí đạt được của 11 xã tham gia Chương trình NTM trên địa bàn huyện là 118 tiêu chí (đạt bình quân 10,73 tiêu chí/xã); trong đó xã Tà Bhinh cao nhất đạt 15 tiêu chí; xã Đắc Pring, Đắc Pre, La Êê và xã Chơ Chun thấp nhất đạt 8 tiêu chí.
Dấu ấn lớn nhất trong xây dựng NTM thời gian qua là đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao, quốc phòng, an ninh được giữ vững, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc, thay đổi rõ rệt nhất là hạ tầng điện - đường - trường - trạm được xây dựng, nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Cơ sở hạ tầng huyện Nam Giang (Quảng Nam) được đầu tư ngày càng khang trang. Ảnh: Công Tú.
Ông Chương cho biết thêm, dù đạt được nhiều kết quả đáng biểu dương, song Nam Giang vẫn chưa có xã nào đạt chuẩn NTM, đó là điều trăn trở của cán bộ và nhân dân huyện nhà. Khó khăn trong quá trình phấn đấu xây dựng xã về đích NTM đó là hầu hết các xã trong huyện đều có điểm xuất phát thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên để hoàn thành đủ các bộ tiêu chí chuẩn NTM không phải là dễ dàng.
Nguyên nhân khách quan do Nam Giang là huyện miền núi, địa hình chủ yếu là đồi núi dốc nên việc ứng dụng máy móc, khoa học - công nghệ vào canh tác gặp rất nhiều khó khăn. Thêm vào đó là hệ thống giao thông chưa được thuận tiện nên việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân chủ quan, bà con nhân dân chủ yếu là người dân tộc thiểu số nghèo (85% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số), thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp, kỹ thuật canh tác còn thô sơ, lạc hậu; đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của người dân về ứng dụng khoa học - kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, một bộ phận không nhỏ người dân còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Còn chây ỳ, chưa thực sự có tư tưởng thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Nhân rộng các mô hình kinh tế
Ông Chương cho biết, những năm qua, bằng nguồn lực lồng ghép từ các chương trình và ngân sách huyện, Nam Giang đã hỗ trợ người dân các loại giống cây ăn quả, cây dược liệu (ba kích tím, đinh lăng), keo Úc, bò và heo cỏ địa phương với kinh phí gần 50 tỷ đồng. Ngoài ra, duy trì mô hình phát triển cây ăn quả tại 2 xã La Dêê và Tà Bhing với 6ha bưởi da xanh và gần 1ha bơ đang sinh trưởng; cùng hơn 1.336ha cao su đại điền trồng tại một số xã được chăm sóc và khai thác hiệu quả, tạo việc làm cho hơn 1.100 lao động trực tiếp. Nhờ đó, đã giúp cho người dân Nam Giang vươn lên thoát nghèo bền vững.
Chăn nuôi heo cỏ địa phương trở thành mô hình hiệu quả trong công tác giảm nghèo ở huyện miền núi Nam Giang. Ảnh: B.H.
Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), giai đoạn 2018-2020, trên địa bàn huyện Nam Giang đã có 5 sản phẩm được đánh giá phân hạng đạt 3 sao cấp tỉnh gồm: Túi A Đirh, chuối rừng khô, rượu Tà Vạc cất, muối đặc sản Nam Giang, trà đậu đen. Hiện nay, Nam Giang tiếp tục xây dựng các sản phẩm tiềm năng khác như thịt heo đen gác bếp, mít sấy, bưởi... thành sản phẩm OCOP, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân ở nông thôn.
Rượu tà vạc cất sản vật đặc trưng của đồng bào vùng cao Nam Giang đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Ảnh: Alăng Ngước.
Với những thành quả đã đạt được trong giai đoạn vừa qua cùng với những chính sách, chiến lược hợp lý, giai đoạn 2021-2025, huyện Nam Giang phấn đấu sẽ có ít nhất 2 xã đạt chuẩn NTM là xã Tà Bhinh và xã La Dêê, đồng thời xây dựng kế hoạch cho 13 thôn đạt chuẩn NTM và 2 thôn đạt tiêu chí Khu dân cư NTM kiểu mẫu.
Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn hết sức quan trọng, khi thực hiện song song Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gắn với Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", để thực hiện thành công mục tiêu kép này, Huyện ủy Nam Giang đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 19/01/2021 và UBND huyện Ban hành kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/5/2021, triển khai Nghị quyết số 02-NQ/HU về xây dựng NTM trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Nam Giang đang tiếp tục xây dựng các sản phẩm tiềm năng khác như thịt heo đen gác bếp, mít sấy, bưởi... thành sản phẩm OCOP. Ảnh: Trần Hậu.
Trên cơ sở đó tập trung chủ trương thực hiện Đề án tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trước mắt, huyện cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp và triển khai sản xuất theo quy hoạch; tập trung phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm; phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương; phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, tiềm năng du lịch sẵn có tại địa phương.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại theo nghị quyết số 35/2021/NQ-HĐND tỉnh; duy trì và nhân rộng các mô hình chăn nuôi đem lại kinh tế cao, gắn phát triển kinh tế vườn với chỉnh trang nhà vườn theo tiêu chí NTM; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khuyến khích nhân dân phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với trồng các loại cây dược liệu có giá trị kinh tế; nghiên cứu đưa vào trồng thử nghiệm một số loại cây ăn quả có giá trị nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.
"Để đưa các xã về đích NTM, huyện Nam Giang còn rất nhiều việc phải làm, vì vậy địa phương mong muốn nhận được sự quan tâm hơn nữa của các cấp, ngành, tạo cơ chế thuận lợi, giới thiệu, khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào địa bàn miền núi để hỗ trợ nhân dân trong huyện phát triển sản xuất, giải quyết lao động tại chỗ, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM...", ông Nguyễn Đăng Chương - Trưởng phòng NNPTNT huyện Nam Giang kiến nghị.
Trồng cây phủ xanh đường làng nông thôn mới ở thành phố Hải Dương Rất nhiều tuyến đường, khu đất trống tại các phường, xã thuộc địa bàn TP. Hải Dương đã được phủ kín bằng những hàng cây đều tăm tắp. Đặc biệt, các con đường tại khu vực nông thôn đang được lãnh đạo thành phố quan tâm phủ xanh trong dịp tết trồng cây năm nay. Với ý nghĩa hưởng ứng Tết trồng cây...