Chủ tịch nước biểu dương 3 triệu công nhân vừa sản xuất vừa chống dịch
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhận định, hơn 3 triệu lao động ngành dệt may đã nỗ lực vượt khó khăn, biến nguy thành cơ, thực hiện tốt mục tiêu kép trong bối cảnh dịch bệnh.
Chủ tịch nước chủ trì buổi làm việc chiều 3/8 tại Phủ Chủ tịch.
Chiều 3/8, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt các điển hình tiên tiến trong thực hiện mục tiêu kép của ngành dệt may Việt Nam.
Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát nghiêm trọng mà toàn ngành mới chỉ có 209 người là F0, cho thấy mô hình sản xuất kết hợp tốt giữa sản xuất với bảo vệ sức khỏe lao động, là những mô hình có thể lan tỏa cho nhiều ngành khác.
Hơn 3 triệu lao động toàn ngành đã nỗ lực vượt khó khăn, đạt kết quả khá toàn diện, biến nguy thành cơ, thực hiện tốt mục tiêu kép đã đưa ra.
Chủ tịch nước yêu cầu Tập đoàn và Hiệp hội tiếp tục phát huy kết quả đạt được, bám sát thực tiễn, có chính sách kịp thời, sáng tạo, linh hoạt, tự lực tự cường, hoàn thành mục tiêu kép. Có các giải pháp ưu tiên đến từng doanh nghiệp, từng giai đoạn và từng loại sản phẩm.
Video đang HOT
Chủ tịch nước nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch bệnh, ưu tiên lớn nhất vẫn là bảo vệ sức khỏe của công nhân, tiếp tục hạn chế thấp nhất số ca F0 như hiện nay. Toàn bộ hệ thống doanh nghiệp cần động viên công nhân lao động, quan tâm hơn nữa đến đời sống, thu nhập, việc làm, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân, không để ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh doanh. Cùng với đó là phát huy tối đa năng lực sản xuất ở các vùng nguy cơ dịch bệnh thấp, giữ gìn chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành dệt may.
Chủ tịch nước yêu cầu các cấp ủy, chính quyền các địa phương, nhất là các doanh nghiệp phía Nam cần có chính sách hỗ trợ lao động, có chính sách giữ chân lao động và đưa lao động trở lại làm việc khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, trong đó có lao động ngành dệt may.
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Lê Tiến Trường, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, nửa đầu năm nay, ngành dệt may Việt Nam đã thực hiện tốt chỉ đạo của Thủ tướng tại buổi làm việc với ngành vào tháng 11/2020. Nếu kiểm soát được dịch bệnh, 2021, toàn ngành có thể xuất khẩu được 40 tỷ USD.
Riêng Tập đoàn dệt may Việt Nam, lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng mạnh tới 217%, cao gấp đôi so với nửa đầu năm ngoái và cao nhất trong 25 năm qua, tương đương 620 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của lao động là 8,4 triệu đồng. Đặc biệt, lợi nhuận không chỉ từ khâu may mà cả các công nghệ phụ trợ của ngành may.
Lãnh đạo ngành dệt may chia sẻ nỗi lo của các doanh nghiệp hiện nay chính là lao động nghỉ việc do dịch bệnh, nhiều nhất là khu vực phía Nam. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhận định, lượng lao động di chuyển về quê rất lớn, trong khi từ nay đến cuối năm là cao điểm thực hiện các đơn hàng xuất khẩu.
Do đó, các đại biểu tại buổi gặp mặt đánh giá cao vấn đề mà Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu ra đó là ngành không được để đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, khi Việt Nam đang là mắt xích quan trọng của ngành dệt may thế giới và đề nghị Nhà nước quan tâm hỗ trợ khó khăn cho lao động ngành dệt may. Ngành dệt may sẵn sàng đồng hành cùng Nhà nước. Nhà nước hỗ trợ lao động 1 đồng thì doanh nghiệp cũng có thể hỗ trợ thêm cho lao động 1 đồng.
Các doanh nghiệp dệt may cũng đề nghị Nhà nước quan tâm sớm tiêm vắc xin cho hơn 3 triệu công nhân lao động ngành dệt may.
Chủ tịch nước: Bình Dương cần sớm vận hành khu điều trị dã chiến 5.000 giường
Đi thăm khu điều trị COVID-19 quy mô lớn đang được xây dựng tại Bình Dương, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao cách làm của tỉnh, đề nghị sớm đưa khu điều trị vào hoạt động.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (thứ hai từ phải qua) kiểm tra tại công trường xây dựng khu điều trị dã chiến 5.000 giường tại KCN Thới Hòa, Bến Cát, Bình Dương ngày 30-7 - Ảnh: M.XUÂN
Ngày 30-7, đoàn công tác của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thăm, kiểm tra tình hình phòng chống dịch COVID-19 tại tỉnh Bình Dương.
Sau khi làm việc tại UBND TP Thuận An, là địa bàn giáp TP.HCM và có nhiều ca mắc (hơn 3.800 ca), Chủ tịch nước đã tới kiểm tra công trường xây dựng khu điều trị dã chiến 5.000 giường tại Khu công nghiệp Thới Hòa, thị xã Bến Cát.
Khu điều trị Thới Hòa là cơ sở của Bệnh viện dã chiến số 1 tỉnh Bình Dương, được triển khai trên khuôn viên rộng 6,5ha (trong đó diện tích sàn xây dựng là 4,1ha), đặt tại nhà xưởng của Công ty cổ phần phát triển công nghiệp BW (BWID).
Hiện nay, khu điều trị đang được gấp rút xây dựng ngày đêm để có thể bắt đầu đưa vào hoạt động từ 3-8 (giai đoạn 1 với 2.000 giường) và vận hành toàn bộ từ ngày 8-8.
Khu điều trị dã chiến Thới Hòa là khu điều trị hiếm hoi có mô hình nhiều tầng, vừa có khu vực điều trị cho bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng, vừa có khu vực để điều trị bệnh nhân nặng hơn. Sẽ có khoảng 600 giường trong tổng số giường bệnh tại khu điều trị này có gắn máy trợ thở oxy cố định bằng hệ thống oxy trung tâm.
Việc xây dựng khu điều trị quy mô tới 5.000 giường được triển khai nhanh, chỉ trong vòng một tuần là nhờ cách làm phối hợp hài hòa giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Theo đó, ngoài phần nhà xưởng do Công ty BWID hỗ trợ, phần xây dựng và thiết bị bên trong (khoảng 50 tỉ đồng) do Tổng công ty Becamex IDC tài trợ. Nhà nước lo phần trang thiết bị y tế, phương tiện phòng hộ (trị giá khoảng 77 tỉ đồng).
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị cơ quan chức năng của tỉnh đảm bảo tiến độ, đẩy nhanh đầu tư thiết bị, phương tiện để sớm đưa khu điều trị 5.000 giường vào hoạt động, góp phần giảm tải cho các bệnh viện hiện hữu và đáp ứng nhu cầu của người dân.
Sau khi thăm cơ sở, đoàn công tác của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về các giải pháp phòng chống COVID-19.
Tính tới ngày 30-7, tỉnh Bình Dương đã có tổng cộng 11.968 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Tỉnh đang chuẩn bị cho kịch bản mở rộng các khu điều trị với khả năng đáp ứng lên tới 20.000 - 30.000 giường.
Khu điều trị quy mô lớn được xây dựng nhanh chỉ trong vòng một tuần nhờ kết hợp giữa nguồn lực nhà nước và sự hỗ trợ mặt bằng nhà xưởng, thiết bị của doanh nghiệp - Ảnh: M.XUÂN
Bên trong khu điều trị dã chiến 5.000 giường đang được xây dựng tại Bến Cát, Bình Dương - Ảnh: M.XUÂN
Chủ tịch nước đề nghị sớm cấp phép vaccine trong điều kiện khẩn cấp Làm việc với lãnh đạo Công ty Nanogen và Bộ Y tế, Chủ tịch nước yêu cầu an toàn là số một nhưng thủ tục phải làm nhanh để có thể sớm sản xuất vaccine trong nước. Xem xét cấp phép sớm hơn cho vaccine NanoCovax là đề nghị được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong chuyến kiểm tra Công...