Chủ tịch Microsoft: Sự trỗi dậy của ‘robot sát thủ’ là không thể ngăn cản, cần phải có cách quản lý
Chủ tịch Microsoft cảnh báo về sự trỗi dậy của các mẫu ‘robot sát thủ’ và đề xuất một hiệp ước toàn cầu đối với loại vũ khí này.
Công nghệ robot ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự lo lắng không ngừng gia tăng về những hiểm họa mà chúng có thể mang lại, đơn cử như sự ra đời của các vũ khí tấn công tự động được trang bị AI. Những vũ khí thế hệ mới này đang vấp phải sự lo ngại lẫn phản đối ngày càng gia tăng từ nhiều chính phủ, nhà khoa học và các nhân vật có uy tín trên thế giới.
Tháng 8/2017, nhiều chuyên gia trong ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo, bao gồm cả tỷ phú Elon Musk, đã viết thư ngỏ kêu gọi LHQ cần khẩn trương đối phó với trí tuệ nhân tạo được trang bị vũ khí, hay còn được gọi là ‘robot sát thủ’
Mới đây nhất, chủ tịch Microsoft đã lên tiếng cảnh báo về sự trỗi dậy của các loại ‘robot sát thủ’ là ‘không thể ngăn cản’, đồng thời đề xuất một hiệp ước toàn cầu để quản lý việc sử dụng loại vũ khí tương lai này.
Công nghệ robot ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự lo lắng không ngừng gia tăng về những hiểm họa mà chúng có thể mang lại
Trả lời phỏng vấn tờ The Telegraph của Anh, Chủ tịch Tập đoàn Microsoft Brad Smith khẳng định, việc sử dụng các hệ thống vũ khí đánh chết người, với khả năng tự tìm kiếm mục tiêu và phát động tấn công, đã đặt ra một loạt câu hỏi thuộc phạm trù đạo đức, đồng thời trở thành vấn đề cấp bách mà các quốc gia phải ưu tiên xem xét.
Theo ông Brad Smith, với sự tiến bộ chóng mặt của khoa học kĩ thuật, cụ thể là công nghệ kĩ thuật quân sự, những thiết bị không người lái giờ đây có thể hoạt động trên không, dưới mặt đất hay trên biển mà không cần, hoặc cần rất hạn chế sự điều khiển trực tiếp của con người.
Video đang HOT
Chủ tịch Tập đoàn Microsoft Brad Smith lo ngại con người sẽ mất kiểm soát với robot sát thủ
Hiện tại, Mỹ, Trung Quốc, Israel, Hàn Quốc, Nga và Anh là những quốc gia đi đầu trong cuộc chạy đua phát triển các mẫu ‘robot sát thủ’, vốn được tích hợp hệ thống vũ khí có mức độ tự động hóa đáng kể trong quá trình lựa chọn và tấn công mục tiêu.
Cũng theo chủ tịch Microsoft, công nghệ vũ khí tự động hóa đã và đang trở thành một trọng điểm tối quan trọng đối với quân đội nhiều quốc gia. Với việc nhiều nước đang dần thay thế các lực lượng quân đội con người bằng các thiết bị chiến đấu có khả năng tự hoạt động, việc ra quyết định chiến tranh sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, khi yếu tố nhân mạng của binh sĩ không còn là vấn đề phải lo ngại.
Ai sẽ thực sự chịu trách nhiệm cho những thương vong do những vũ khí tự động này gây ra đối với con người?
Tuy nhiên, nhân loại vẫn không thể thống nhất được ai sẽ thực sự chịu trách nhiệm cho những thương vong do những vũ khí tự động này gây ra đối với con người. Đó là nhà sản xuất, đơn vị thiết kế, người chỉ huy hay chính con robot đó?
Ông Smith khẳng định, “robot sát thủ không được phép tự quyết định tham gia chiến đấu hay tự quyết định nó sẽ tấn công ai”, đồng thời cho rằng thế giới cần phải họp bàn để ra một công ước quốc tế mới trong việc quản lý và sử dụng những vũ khí sát thương thế hệ mới này.
“Sự an toàn của dân thường đang bị đe dọa ngay bây giờ. Chúng ta cần một Công ước Geneva mới và cả những quy định về vũ khí số để bảo vệ cả dân thường và binh lính”, ông Smith nói.
Theo GenK
Chủ tịch Microsoft đang tìm cách giúp Huawei thoát khỏi lệnh cấm
Chủ tịch Microsoft, ông Brad Smith đã kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt lệnh cấm các công ty Mỹ hợp tác Huawei và muốn cấp phần mềm Windows cho máy tính của công ty Trung Quốc này.
Huawei đã bị chính quyền Trump đưa vào danh sách đen hồi tháng 5 vừa qua vì cho rằng nó gây ra mối đe dọa cho an ninh của Mỹ. Điều đó ngăn cản các công ty Mỹ cung cấp cho công nghệ mới nhất của họ.
Brad Smith, Chủ tịch và Giám đốc pháp lý của Microsoft mới đây đã lên tiếng trong một cuộc phỏng vấn, cho rằng lệnh cấm mà phía Mỹ áp đặt lên Huawei nên được xem xét lại, để chắc chắn mọi thứ được thực hiện "hợp lý, logic và tuân thủ pháp luật". Bản thân Microsoft cũng chính là một trong số những tập đoàn đầu tiên "nghe lệnh" tổng thống Mỹ, ngừng mọi mối quan hệ hợp tác với Huawei sau khi ông Trump ký sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp, qua đó ngầm cấm vận Huawei và cấm các tập đoàn Mỹ làm việc với ông lớn công nghệ Trung Quốc.
Ông Smith trước đó nói rằng Mỹ đang đối xử không công bằng với Huawei.
Theo ông Smith, những lý lẽ để cấm vận Huawei vẫn còn rất sơ sài và không hợp lý. Microsoft cũng đang cố gắng cứu lấy chuỗi cung ứng linh kiện công nghệ mà nhiều năm qua họ đã tin tưởng chọn các đối tác đến từ Trung Quốc.
Bản thân Microsoft biết rõ hơn ai hết, Tổng thống Trump muốn cấm vận Huawei để tạo ra thế đối địch giữa hai cường quốc về công nghệ hiện tại là Mỹ và Trung Quốc. Ông Smith cho rằng, tạo ra cuộc cạnh tranh không thể khiến một cường quốc trở thành nước thống trị về mặt công nghệ: "Sẽ không thể trở thành kẻ dẫn đầu ngành công nghệ nếu sản phẩm của bạn không được đem đến toàn thế giới được". Thêm vào đó, ông Smith cũng cho rằng: "Cách duy nhất để trở thành quốc gia dẫn đầu thị tường công nghệ là các chính phủ phải làm việc với nhau chứ không phải cạnh tranh nhau như bây giờ".
Brad Smith cũng nói thêm ông không tin rằng an ninh của Mỹ sẽ "suy yếu" khi cho phép khách hàng của Huawei sử dụng hệ điều hành hoặc ứng dụng Office. "Các chính phủ trên khắp thế giới sẽ phải tự giải quyết nhu cầu an ninh quốc gia của họ", ông cho biết.
Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross cho biết vào tháng 7, bộ phận của ông sẽ cấp giấy phép cho các công ty miễn trừ lệnh cấm bán công nghệ cho Huawei, miễn là không có "mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ". Tuy nhiên, dường như không có bất kỳ giấy phép nào được cấp mặc dù có đến hơn 100 công ty Mỹ được cho là muốn hợp tác với Huawei.
Do đó, Huawei đã ra mắt mẫu flagship Android mới nhất vào hôm qua là Mate 30/Mate 30 Pro mà không có một số ứng dụng quan trọng của Google gồm YouTube, Maps và Play Store. Ngoài ra, Huawei dự định cung cấp một dịch vụ trong các cửa hàng điện thoại của mình để dạy người dùng cách tự tải phần mềm của Google cho Mate 30. Đồng thời, hãng cũng bắt đầu bán máy tính MateBook không cài sẵn Windows.
Huawei ra mắt flagship Mate 30 mà không có bất kỳ ứng dụng Google nào
Về phần mình, công ty có trụ sở tại Thâm Quyến phủ nhận có nguy cơ an ninh mạng vì chính phủ Trung Quốc khó có thể khiến họ thỏa hiệp với khách hàng. "Các thiết bị và mạng của Huawei không phải là mối đe dọa đối với Hoa Kỳ hoặc bất kỳ quốc gia nào", trang web của hãng tuyên bố. "Chúng tôi hoàn toàn tuân thủ tất cả các luật pháp và quy định địa phương ở mọi quốc gia chúng tôi hoạt động."
Người sáng lập của Huawei, Ren Zhengfei đã mô tả công ty của mình đang ở trong "một trận chiến sống còn" và suy đoán chính phủ Trung Quốc có thể trả đũa bằng cách lần lượt đưa ra các hạn chế đối với các công ty công nghệ Mỹ.
Ông Brad Smith nói thêm rằng ông cũng lo ngại về việc quan hệ đối tác nghiên cứu có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn dự tính, việc giảm doanh thu sẽ dẫn đến khó cân bằng tài chính và cơ cấu.
Theo ICTNews
Microsoft cho phép người dùng mua thêm bộ nhớ OneDrive Người quản lý dịch vụ OneDrive Omar Shahine, vừa cho biết người dùng dịch vụ lưu trữ đám mây này của Microsoft giờ đây đã có thể mua thêm không gian lưu trữ. Người dùng OneDrive giờ có thể mua thêm không gian lưu trữ trên 100 GB mà không cần phải phụ thuộc vào Office 365 nữa Theo Neowin, đây là thông...