Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá châu Phi được thả sau thẩm vấn tham nhũng
Theo Reuters, chính quyền Pháp đã thả người đứng đầu cơ quan cầm quyền bóng đá châu Phi Ahmad Ahmad sau nhiều giờ bị thẩm vấn phục vụ cuộc điều tra tham nhũng.
Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá châu Phi Ahmad Ahmad. Ảnh: Reuters
Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá châu Phi (CAF) Ahmad Ahmad (59 tuổi) đã bị bắt giữ tại khách sạn của ông ở Paris (Pháp) hôm 6/6 và đã được thả ra sau khi kết thúc thẩm vấn. Điều này đồng nghĩa với việc ông được phép tự do rời khỏi nước Pháp.
Nguồn tin từ cơ quan chức năng của Pháp cho biết, ông Ahmad đã bị thẩm vấn về các cáo buộc tham nhũng “chủ động” và “thụ động”, rửa tiền, tội phạm có tổ chức.
Hiện, cả ông Ahmad, luật sư đại diện và CAF chưa đưa ra bình luận gì.
Trước đó, ông Ahmad đã bị Ủy ban Đạo đức của Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) điều tra xung quanh những cáo buộc về sự bất thường trong công tác tài chính kể từ khi ông lên lãnh đạo CAF.
Cuối tháng 3, Tổng Thư ký CAF Amr Fahmy đã gửi hồ sơ tài liệu tới FIFA cáo buộc Chủ tịch Ahmad Ahmad có hành vi hối lộ và lạm dụng hàng trăm nghìn USD, ngay sau đó, ông Fahmy bị sa thải.
Theo Reuters, các cáo buộc liên quan đến việc Chủ tịch CAF Ahmad đã ra lệnh cho Tổng Thư ký của mình trả 20.000 USD tiền hối lộ vào tài khoản của lãnh đạo các hiệp hội bóng đá của châu Phi. Trong đó, bao gồm tài khoản của Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Cộng hòa Cabo Verde và Cộng hòa Thống nhất Tanzania.
Tài liệu này cũng cáo buộc ông Ahmad đã khiến CAF phải chi thêm 830.000 USD khi đặt mua thiết bị thông qua một công ty trung gian của Pháp có tên là Tactical Steel.
Video đang HOT
Không chỉ vậy, ông Ahmad còn bị tố cáo có hành vi quấy rối 4 nữ nhân viên của CAF; vi phạm các quy định trong việc thêm đại diện của Ma-rốc vào CAF; và chi vượt hơn 400.000 USD từ nguồn của CAF cho các xe hơi ở Ai Cập, Madagascar – nơi một văn phòng vệ tinh được thiết lập phục vụ cho ông Ahmad.
Trong một tuyên bố hôm 7/6, FIFA yêu cầu cần có thêm chi tiết về vụ việc của ông Ahmad và nói rằng, mọi cáo buộc đối với ông đều phải được điều tra rõ ràng.
FIFA nhấn mạnh, bất cứ ai bị phát hiện có hành vi bất hợp pháp hoặc trái luật đều không có chỗ đứng trong bóng đá.
Ngọc Anh
Theo Thanhtra
Phong trào Áo vàng Pháp tuyên bố đại chiến quốc tế
Các lực lượng "Áo phản quang màu vàng" đang chuẩn bị tổ chức đợt hành động phản kháng quốc gia lần thứ 24 tại Pháp vào thứ Bảy, 27/4. Lần này "thủ phủ biểu tình" sẽ là thành phố Strasbourg, nơi những người tham gia có thể sẽ tập trung đến từ các quốc gia khác.
"Áo vàng" trên đường phố Paris
Khuấy động châu Âu
Trước các cuộc biểu tình hôm thứ Bảy, một số nhóm "áo vàng" đã lên các mạng xã hội để phát động chiến dịch "kháng cáo quốc tế", xuất bản các biểu ngữ bằng tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý và các ngôn ngữ khác, cũng như đưa các tin nhắn video lên YouTube. Theo kế hoạch, tại Strasbourg, hành động sẽ bắt đầu lúc 13 h 00 (18 h 00 giờ Việt Nam) trên Quảng trường Ngôi Sao, từ đó dòng người biểu tình sẽ hướng tới trụ sở Nghị viện châu Âu.
Theo thông tin từ các trang của phong trào trên Facebook, sự kiện này thu hút hơn 3,5 nghìn người. Lo sợ rối loạn, chính quyền đã tuyên bố cấm mọi cuộc biểu tình ở trung tâm thành phố, gần ga xe lửa, cũng như xung quanh trụ sở các tổ chức EU.
Theo các quan chức thực thi pháp luật, "sự xuất hiện của một số lượng lớn người nước ngoài tại thời điểm này ở Strasbourg vẫn chưa được ghi nhận", nhưng cảnh sát đang chuẩn bị cho tình trạng bất ổn có thể xảy ra. Dự kiến, các nhà lãnh đạo của "áo vàng" từ các quốc gia khác nhau sẽ đưa ra tuyên bố để đáp lại cuộc họp báo lớn của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Các cuộc biểu tình cũng được lên kế hoạch tại Lille, Bordeaux, Toulouse, Rennes, Rouen và các thành phố khác. Một trong những hành động ngoạn mục nhất là triển khai một chiếc áo phản quang màu vàng khổng lồ trên vách hòn núi đá Solyutra ở miền nam Burgundy. Ngoài ra, một đám rước đêm được lên kế hoạch tại thành phố Cambrai.
Đáp trả Macron
Chính quyền Pháp hy vọng rằng các hoạt động của "áo vàng" sẽ hạ nhiệt sau cuộc họp báo của Tổng thống Emmanuel Macron về kết quả của các cuộc tranh luận quốc gia ở quy mô lớn. Tuy nhiên, theo các cuộc thăm dò dư luận, các tuyên bố của nguyên thủ quốc gia không gây được thiện cảm trong dân chúng.
Chẳng hạn, kết quả của một nghiên cứu được thực hiện bởi Odoxa cho thấy các đề xuất được tổng thống lên tiếng trong cuộc họp báo chỉ làm hài lòng 37% khán giả. Theo trang tin Elab, 77% số người được hỏi nói rằng Macron không đáp ứng các yêu cầu của "áo vàng". Ngoài ra, 74% số người được hỏi tin rằng các biện pháp do người đứng đầu nhà nước công bố sẽ không giúp ích gì cho cá nhân họ và theo 64% số người được hỏi, các đề xuất của tổng thống sẽ không cải thiện tình hình ở nước này.
"Đánh thức Paris" và "điểm mặt các phương tiện truyền thông"
Chính thức, cảnh sát Paris chỉ nhận được đơn yêu cầu cho phép tổ chức chỉ một cuộc biểu tình. Theo cảnh sát, các lực lượng "áo phản quang màu vàng" sẽ tập trung vào lúc 10:30 trên quảng trường Clement Ader ở quận 16 của thủ đô và tiến tới quận 15 đến bờ kè André Citron.
Ngoài ra, ít nhất bốn chương trình hoạt động nữa đã được công bố trên Internet. Một nhóm kêu gọi biểu tình trên đại lộ Champs Elysées, một nhóm khác dự định xuống đường sau nửa đêm để "đánh thức Paris".
Tuy nhiên, đáng chú ý nhất sẽ là hoạt động mang tên "Câu trả lời chung", sẽ được tổ chức cùng với các nhà hoạt động của công đoàn "Tổng liên đoàn Lao động", và cuộc đi bộ mang chủ đề "Vì một nền truyền thông vô tư".
Các nhà tổ chức của kế hoạch "Câu trả lời chung" sẽ tập hợp những người ủng hộ của mình trong khu vực Montparnasse, từ đó sẽ kéo đến Quảng trường Nước Ý.
Những người tham gia cuộc đi bộ "Vì một nền truyền thông vô tư" sẽ tổ chức các cuộc tuần hành gần trụ sở của các đài phát thanh và kênh truyền hình lớn nhất của Pháp, bao gồm CNews, BFMTV, TF1, LCI. Sự kiện này sẽ kết thúc tại trụ sở Hội đồng cấp cao về các phương tiện nghe nhìn. Nói như một đại diện phong trào đối lập dân sự và chính trị, "chúng tôi muốn được hưởng quyền phản ứng với các cáo buộc đang được đưa ra cho chúng tôi!". Sáng kiến này cũng liên quan đến ý kiến của "áo vàng", cho rằng phần lớn các phương tiện truyền thông đang lan truyền thông tin sai lệch về các cuộc biểu tình của họ hoặc đang hoặc cố tình làm méo mó thông tin về những hoạt động này.
Trước nguy cơ xuất hiện làn sóng phản kháng mới, đại diện Bộ Nội vụ tiếp tục loan báo lệnh cấm biểu tình trên đại lộ Champs Elysees, tại Quốc hội (Hạ viện) và Cung điện Elysian, cũng như tại Nhà thờ Đức Bà. Ngoài ra, do cuộc đua Công thức E dự kiến sẽ được tổ chức vào thứ Bảy tại Paris nên một số trạm tàu điện ngầm sẽ bị đóng cửa tạm thời.
Để dành "nguồn lực" cho ngày 1 tháng 5
Như phần lớn những người tham gia và lãnh đạo không chính thức của các nhóm "áo vàng" thừa nhận, những gì diễn ra hôm thứ Bảy sẽ không phải là hành động chính. Tất cả các cuộc biểu tình lớn nhất được lên kế hoạch cho Ngày Quốc tế Lao động (1/5). "Các thành viên của phong trào, đặc biệt là những người sống bên ngoài Paris, sẽ không đến vào thứ Bảy này, vì tốn tiền đi đường, họ muốn dùng những đồng tiền ấy để tham gia các cuộc biểu tình vào Ngày 1 tháng Năm", đài phát thanh France Info dẫn lời của một trong những nhà hoạt động cho biết.
Các nhà hoạt động ngày càng sợ những khoản tiền phạt lớn. Chẳng hạn, vào hôm thứ Năm 25/4, ba người tham gia biểu tình đã bị tòa án của thành phố Saint-Nazaire phạt với số tiền tổng cộng là 24 nghìn euro "vì đã gây thiệt hại cho tài sản công cộng của thành phố".
Bá Thủy
RT
Theo PLO
Chủ tịch Tsunekazu Takeda đã từ chức vì cáo buộc tham nhũng trao giải Thế vận hội cho Tokyo. Người đứng đầu Ủy ban Olympic Nhật Bản vừa thông báo ông sẽ từ chức vào tháng 6, khi chính quyền Pháp thăm dò sự tham gia của ông vào các khoản thanh toán được thực hiện trước khi Tokyo được trao Thế vận hội Mùa hè 2020. Ông Tsunekazu Takeda đã từ chức hôm thứ ba trong bối cảnh các cáo buộc...