Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: “Giải cứu” thịt lợn chưa căn cơ
Đó là nhận định của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (BCH T.Ư Hội NDVN) Lại Xuân Môn tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Phước Long (Bạc Liêu) diễn ra sáng nay, 26.6.
Chủ tịch Hội NDVN đang cùng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bạc Liêu tiếp xúc cử tri nhằm báo cáo kết quả kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV.
Cử tri Hồ Thanh Quân nêu ý kiến về nâng mức chi trả chế độ cho người có công.
Tại buổi tiếp xúc, các ĐBQH đã có buổi gặp gỡ, trao đổi với hơn 200 cử tri của huyện Phước Long. ĐBQH Trần Thị Hoa Ry – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bạc Liêu-đại diện đoàn đã báo cáo nhiều nội dung quan trọng trong kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV đến với đông đảo bà con cử tri.
Cử tri Hồ Thanh Quân (ấp Long Đức, thị trấn Phước Long) bày tỏ: “Hiện nay chế độ, chính sách cho cán bộ về hưu, đối tượng thương binh, người có công là quá thấp, không thể chi trả cho cuộc sống, rất mong các ĐBQH kiến nghị lên trên để xem xét tăng lên…”.
Cử tri Trần Văn Quang (ngụ ấp Phước Thuận 1, thị trấn Phước Long) kiến nghị: “Hiện giá thịt heo hơi tại địa phương xuống quá thấp, thương lái mua tại dân thì thấp nhưng bán ra thị trường với giá rất cao. Tình trạng này đã tiếp diễn rất lâu nhưng chính quyền và cơ quan quản lý thị trường vẫn chưa giải quyết được vấn đề. Điều này dẫn đến sản xuất của bà con nông dân thời gian quan gặp rất nhiều khó khăn…”.
Video đang HOT
Cử tri Trần Văn Quang bức xúc về vấn đề giá thịt lợn thu mua của nông dân thấp, bán ra thị trường lại cao.
Sau khi lắng nghe các ý kiến của bà con cử tri, thay mặt đoàn ĐBQH, Chủ tịch Lại Xuân Môn ghi nhận và tiếp thu các ý kiến, đồng thời cho biết các vấn đề thuộc địa phương sẽ kịp thời gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết cho cử tri.
Nói về vấn đề “giải cứu” thịt lợn, người đứng đầu Hội Nông dân Việt Nam cho rằng, giải cứu thịt lợn phải tính đến yếu tố hiệu quả. Giải cứu nhằm nâng giá, tăng tiêu thụ thịt lợn để tháo gỡ khó khăn của bà con nông dân.
“Tuy nhiên, việc giải cứu lại xảy ra mâu thuẫn khi vận động mọi người mua thịt lợn. Trong thực tế cơ cấu bữa ăn hằng ngày của chúng ta, ngoài thịt lợn thì còn có thịt gà, trứng, cá, tôm… Rõ ràng tăng ăn thị lợn thì các sản phẩm kia phải giảm đi, trong khi sản xuất thì vẫn như vậy, từ đó dẫn đến giải cứu được sản phẩm này thì sản phẩm khác có nguy cơ dư thừa” – Chủ tịch Lại Xuân Môn phân tích.
Chủ tịch Hội NDVN Lại Xuân Môn thay mặt đoàn ĐBQH trả lời cử tri tại buổi tiếp xúc.
Cũng theo ông Lại Xuân Môn, Hội NDVN có ý kiến với Chính phủ, Bộ NN PTNT là tại sao sản phẩm nông nghiệp luôn phải giải cứu? Vì chúng ta chưa có một giải pháp mang tính chiến lược và căn cơ. Trong khi giá mua tại nơi sản xuất của bà con nông dân thì thấp mà bán ra thị trường thị vẫn với giá cao. Đây là mẫu thuẫn thị trường.
Sự chênh lệch giá giữa sản xuất và thị trường không khuyến khích được sản xuất và tiêu dùng. Chúng ta cần quy hoạch sản xuất theo chuỗi, nếu giải quyết được vấn đề này thì tất yếu sẽ giải quyết được mẫu thuẫn của thị trường.
Theo Danviet
Chưa bao giờ có cuộc giải cứu lợn lịch sử như vậy
Con lợn không phải quả dưa, con cá để có thể mua bán một cách dễ dàng nhưng nhiều ngày qua, sau lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, một loạt các bộ ngành, doanh nghiệp, đơn vị cùng chung tay vào cuộc "giải cứu" thịt lợn xuống thấp lịch sử. Hiệu quả là giá lợn đã nhích lên từng ngày.
Điểm bán thịt lợn bình ổn giá tại TP. Biên Hòa (Đồng Nai) hút người tiêu dùng
Tại Đồng Nai, Sở Công Thương phối hợp cùng Sở NN-PTNT và Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai chính thức mở điểm bán thịt lợn bình ổn giá tại thành phố Biên Hòa. Sau 3 ngày, giá thu mua lợn hơi chính thức cho bà con nông dân đã được nâng lên mức 31.500 đồng/kg, cao hơn 1.500 đồng/kg với 3 ngày trước và tăng lên 4.000 - 6.000 đồng/kg so với trước khi mở quầy bình ổn. Với việc tăng giá mua thêm 1.500 đồng/kg, đội ngũ giết mổ, bán hàng tại cửa hàng chỉ còn lãi khoảng 500.000 đồng trên mỗi con lợn thay vì 1 triệu đồng/con.
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng căn cứ vào khả năng tài chính để có biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi và sản xuất thuốc thú y. Ngân hàng LienVietPostBank đã ngay lập tức có gói cho vay hỗ trợ. Cụ thể, Chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank đã ký Chỉ thị chỉ đạo LienVietPostBank sẽ dành gói cho vay ưu đãi 500 tỷ đồng cho các đối tượng là nông dân, nhà máy chế biến thịt lợn đông lạnh... với lãi suất ưu đãi thấp hơn 2%/năm so với lãi suất thị trường mà các đối tượng này đang vay vốn và thời hạn cho vay ưu đãi là 01 năm.
Khu chuồng lợn trước đây nuôi 30 con, sau khi bà con bán tháo chỉ còn lại mấy con
Nhiều doanh nghiệp đã không quản ngại những ngày nghỉ lễ, đến tận trang trại đang để thu mua lợn cho bà con, như công ty CP Lebio cam kết mua 40.000 con lợn với giá là 35.000 đồng. Ông Nguyễn Văn Thắng - chủ trang trại lợn ở xã Đô Nhân, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) như trút được gánh nặng khi công ty về thu mua 330 con lợn đầu tiên. Giá lợn xuống thấp, gia đình ông như ngồi trên lửa vì toàn bộ đất đai, nhà cửa đều đã đi cầm cố ngân hàng. Lợn không bán được đồng nghĩa ông cũng mất nhà, mất cửa. Mấy tháng nay ông Thắng cũng đã tìm mọi cách để bán lợn nhưng thương lái không mua, 1000 con lợn vẫn phải cho ăn hằng ngày. Ngoài thương lái, ông cũng chẳng biết trông cậy vào đâu. Ngày công ty về thu mua lợn, nhiều chủ trang trại xung quanh cũng đến tìm hiểu xem mình có đáp ứng được các điều kiện. Số lượng thu mua hiện nay vẫn chỉ mới được ít nhưng bà con chăn nuôi vẫn còn nhiều hy vọng.
Nhiều trang trại vẫn đang tình trạng nuôi lợn cầm cự
Nhiều cách thức khác nhau nhằm đưa thịt lợn tươi ngon từ người chăn nuôi tới tận tay người tiêu dùng đã thật sự mang lại hiệu quả tích cực. Ở xã An Hiệp, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình), chính quyền thôn, xã còn phát trên loa thông báo thời gian mổ lợn, hộ nào mổ lợn để bà con biết đến mua. Theo các hộ nuôi lợn, mỗi con lợn mổ ra, vẫn được giá từ 1 -1,5 triệu so với bán rẻ cho thương lái.
Hy vọng với sự chung tay của cả cộng đồng trong một thời gian ngắn nữa, thị trường sẽ trở lại bình ổn, người chăn nuôi có thể quay trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, nhìn lại "cơn đại nạn", sự sẻ chia vẫn luôn luôn là những điểm sáng.
Theo Danviet
Đồng Nai: "Vỡ chuồng", thịt lợn tràn ra quốc lộ Để cứu vãn tình thế thua lỗ tồi tệ, nhiều nông dân nuôi lợn đã tự mang lợn đi mổ rồi đem đi tiêu thụ. Hai tuần nay, mỗi sáng, quốc lộ 20 đoạn từ chợ Gia Kiệm đến chợ Dốc Mơ (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) xuất hiện hàng chục sạp thịt lợn dã chiến. Đây là những sạp thịt lợn của...