Chủ tịch Hiệp hội Nhà vệ sinh: Nhiều người còn mơ hồ về “nhà vệ sinh sạch”
Chủ tịch Hiệp hội Nhà vệ sinh (NVS) Việt Nam Lê Văn Hiệp khẳng định, nhiều người ngại nói về vệ sinh nhưng lại hay tiểu bậy ngoài đường. Chính vì vậy, Hiệp hội ra đời sẽ hoạt động theo hướng xã hội hoá và thiện nguyện. Với mong muốn cải thiện được chất lượng nhà vệ sinh tại các khu vực công cộng, bệnh viện, trường học…
Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam chính thức ra mắt ngày 8.11 tại Bình Dương. (Ảnh: I.T)
Mang tâm thiện nguyện phát triển Hiệp hội
Ngày 8.11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Nội vụ đã trao quyết định thành lập Hiệp hội NVS Việt Nam. Cùng ngày, Đại hội thành lập Hiệp hội NVS Việt Nam (nhiệm kỳ 2018 – 2023) đã chính thức diễn ra và bầu ông Lê Văn Hiệp (Giám đốc Công ty Kim Hoàng Hiệp) làm chủ tịch.
Trao đổi với Dân Việt, ông Lê Văn Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội NVS Việt Nam cho biết, Hiệp hội là tổ chức xã hội – nghề nghiệp tập hợp các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực môi trường, sản xuất, chế tạo nhà vệ sinh, thiết bị vệ sinh, cải tạo và nâng cao chất lượng nhà vệ sinh.
“Chúng tôi thành lập Hiệp hội NVS Việt Nam nhằm mục đích đánh thức ý thức tự giác của cộng đồng trong việc quan tâm đến chất lượng và lên phương án cải tạo xây dựng mới nhà vệ sinh công cộng, đạt tiêu chuẩn nhà vệ sinh thế giới và đạt tiêu chuẩn tổ chức ASEAN”, ông Hiệp nhấn mạnh.
Ông Lê Văn Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội NVS Việt Nam (nhiệm kỳ 2018-2023). Ảnh: V.D
Nói về lý do ông cùng mọi người đã bỏ ra quãng thời gian dài tiến hành vận động thành lập Hiệp hội NVS Việt Nam, ông Hiệp cho biết: “Bản thân tôi và nhiều người từng chứng kiến thực trạng nhà vệ sinh công cộng tại nhiều nơi chưa đạt chất lượng, một số nơi nhà vệ sinh rất dơ bẩn, người dân chưa có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung”.
“Ở nước ngoài, việc sử dụng nhà vệ sinh của họ rất văn minh, họ không bao giờ “đi bậy”. Dù thế nào họ cũng phải tìm đến các nhà vệ sinh công cộng để “giải quyết”. Bản thân tôi cũng mong muốn Việt Nam mình thay đổi như vậy. Văn hoá của người Việt mình là “đi” ngoài đường, rất phản cảm. Cho nên bây giờ chúng tôi muốn thay đổi, bằng cách đi sâu vào trọng tâm, không vòng vo, không mắc cỡ và nể ngại. Đó là lý do tôi ấp ủ và thành lập Hiệp hội NVS Việt Nam”, ông Hiệp bày tỏ.
Từ thực tế trên, ông Hiệp cùng những người chung chí hướng quyết định nghiên cứu về vấn đề nhà vệ sinh và đi nhiều nước để tìm hiểu, khảo sát mô hình, thực trạng nhà vệ sinh của họ. Đồng thời, ông Hiệp là đại diện của Tổ chức NVS thế giới (World Toilet Organization) tại Việt Nam.Trong quá trình nghiên cứu, cá nhân ông đã đi thực tế, khảo sát ở hơn 40 tỉnh thành trên cả nước và thấy nhà vệ sinh ở các trường học, bệnh viện, bến xe, ga tàu… hiện nay quá tệ. Bên cạnh đó, căn cứ vào số liệu của thế giới và Bộ Y tế, trong nhà vệ sinh bẩn có 200 vi khuẩn thường trực mỗi khi phát sinh chất thải. Các con vi khuẩn này sẽ lây lan ở cấp số nhân với môi trường ẩm thấp và nếu không có biện pháp giải quyết thì sẽ gây hệ lụy rất lớn đến con người.
“Qua khảo sát trong nước và theo dõi các mô hình nước ngoài, chúng tôi đã nghiên cứu được giải pháp cho vấn đề nhà vệ sinh ở nước ta, cụ thể là chất lượng, số lượng, đào tạo, tư vấn thiết kế, vận hành nhà vệ sinh theo mô phỏng của tổ chức thế giới”
Video đang HOT
“Từ các năm 2015, 2016, 2017, sau khi nghiên cứu được giải pháp, chúng tôi đã tổ chức các chương trình truyền thông lớn tại Bình Dương nhằm kêu gọi người dân quan tâm đến việc xây dựng các nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn, bảo vệ sức khỏe con người, phổ biến và áp dụng những thành tựu mới trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật”, Chủ tịch Hiệp hội NVS chia sẻ.
Từ đó, ông Hiệp đã tiến hành vận động và đến tháng 2.2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công nhận Ban vận động thành lập Hiệp hội NVS. Sau khi được thành lập Ban vận động đã nỗ lực vận động được 134 cá nhân và tổ chức tham gia.
Với số lượng hội viên trải dài trên nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cả nước, Ban vận động đã nộp hồ sơ lên Bộ Nội vụ xin thành lập Hiệp hội NVS Việt Nam và được Bộ Nội vụ cho phép thành lập. Ông Hiệp cho biết, Hiệp hội sẽ hoạt động theo hướng xã hội hoá, không dùng ngân sách Nhà nước mà sẽ kêu gọi tài trợ hoặc vay vốn ngân hàng để hoạt động.
“Chúng tôi chỉ cần Chính phủ và Nhà nước đồng ý quyết sách và chủ trương, chúng tôi sẽ kêu gọi các nhà tài trợ, doanh nghiệp cùng chung tay để thực hiện các hoạt động thành công. Các doanh nghiệp khi muốn kinh doanh, quảng cáo tại các khu vực chúng tôi thực hiện dự án nhà vệ sinh sạch thì sẽ được đáp ứng. Tuy nhiên, họ chỉ được phép kinh doanh những mặt hàng tiện ích chứ không được phép thu phí dịch vụ đối với nhà vệ sinh đó”, ông Hiệp nói.
Trước mắt, Hiệp hội sẽ tăng cường tuyên truyền, vận động người dân đặc biệt là những người lao động nghèo, có thu nhập thấp như xe ôm, bán vé số, hàng rong tiếp cận, sử dụng nhà vệ sinh và không tiểu tiện, phóng uế bữa bãi ra đường, khu công cộng.
Nhiều người ngại nói về nhà vệ sinh nhưng…
Ông Hiệp chia sẻ thêm, muốn làm được việc này, Hiệp hội sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng, đơn vị để có giải pháp thông minh về vốn, tiến hành việc nâng cấp, cải tạo, các nhà vệ sinh đạt chuẩn quốc tế, ASEAN để người dân dễ dàng sử dụng.
Ngoài ra, trong thời gian tới, Hiệp hội cũng đề xuất thành lập ở mỗi địa phương một Chi hội NVS nhằm tạo thành mắt xích quan trọng để phối hợp tuyên truyền, tạo sự thay đổi trong vấn đề nhà vệ sinh ở Việt Nam.
“Hiệp hội sẵn sàng làm việc và hỗ trợ Bộ Y tế về định hướng xã hội hoá và giải pháp thông minh về vốn cho ngành y tế. Hỗ trợ về công tác tư vấn, thiết kế, cải tạo và vận hành, đào tạo nhân lực cho chương trình nhà vệ sinh sạch tại các bệnh viện. Chúng tôi rất mong muốn được Bộ Y tế chấp thuận để Hiệp hội thực hiện kế hoạch và triển khai một cách bài bản hơn cho bộ”, Chủ tịch Hiệp hội NVS Việt Nam nhấn mạnh.
Đối với tình trạng mất vệ sinh tại các trường học, ông Hiệp cho biết Hiệp hội đã có kế hoạch, phương án và sắp tới sẽ làm việc với lãnh đạo ngành Giáo dục để triển khai việc đưa nhà vệ sinh sạch đến các nhà trường trên cả nước.
Sau khi Hiệp hội NVS Việt Nam được thành lập, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều. Thậm chí, nhiều người đã “ném đá” và giễu cợt về cái tên của Hiệp hội.
Trả lời về vấn đề này, ông Hiệp cho rằng nhiều người còn mơ hồ về khái niệm nhà vệ sinh sạch. Có người tỏ ra ngại ngùng khi nhắc đến vấn đề này nhưng lại thản nhiên “tiểu tiện” ngay lề đường, khu vực công cộng. Trong khi đó, vấn đề này trên thế giới họ rất coi trọng và đã có tổ chức rõ ràng.
Thậm chí, ở nước ngoài, khi xây nhà thì nhà vệ sinh luôn chiếm vị trí rộng rãi, tốt, sạch sẽ trước rồi mới đến các chỗ khác.
“Cá nhân tôi nghĩ rằng những người bình phẩm thiếu văn hóa là những người chưa thay đổi được ý thức hệ về vấn đề nhà vệ sinh. Hiệp hội NVS Việt Nam mang cái tâm thiện nguyện nhằm thay đổi, tạo cho cộng đồng văn minh hơn, có xâu chuỗi khoa học để thay đổi ý thức cũng như hành động của người Việt về vấn đề này”, Chủ tịch Hiệp hội NVS Việt Nam một lần nữa khẳng định.
Theo Danviet
Người Sài Gòn có đi công viên buổi tối?: Hụt hẫng vì xả rác, thiếu sáng
Thiếu chỗ gửi xe, thiếu nhà vệ sinh, nhếch nhác bởi rác thải, lộn xộn do buôn bán lấn chiếm khiến người dân ngại đến nhiều công viên của TP.HCM vào buổi tối.
Rác tràn thùng ở công viên bến Bạch Đằng KIM ANH
Hụt hẫng khi dạo công viên ở quận 1
Nằm ở trung tâm TP.HCM và hướng ra sông Sài Gòn, công viên bến Bạch Đằng (quận 1) được xem là nơi lý tưởng để người dân cùng khách du lịch đến vui chơi, tận hưởng không gian thoáng đãng, trong lành. Tuy nhiên, tại công viên này nhiều khu vực không người lui tới, xuống cấp trầm trọng.
Phóng viên khá ngạc nhiên khi nghe bạn Phương (sinh viên năm nhất trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM) than: "Mình bị hụt hẫng khi tới công viên này do cảm thấy nhếch nhác và tối tăm. Bên trong hầu như không có gì để giải trí, trong khi bờ sông thì đầy lục bình, rác thải bốc mùi nồng nặc".
Thực tế, khi đi khảo sát, phóng viên không khó bắt gặp ở dọc công viên phía bờ sông Sài Gòn, nhiều hạng mục đã cũ nát, nhếch nhác bởi đủ loại rác thải và tối tăm. Còn bên ngoài, phía đường Tôn Đức Thắng, nhiều đoạn vỉa hè của công viên gần như bị chiếm dụng làm nơi kinh doanh, buôn bán, nhất là từ chiều tối cho đến khuya.
Nhiều người bán hàng rong tại đây còn mời chào khách bằng việc sẽ trông xe miễn phí nếu khách mua hàng, ngồi ăn uống tại chỗ, khiến không ít đoạn vỉa hè như là những "bãi xe" công cộng, chắn hết lối của người đi bộ.
Giữa tháng 10.2018, khi phóng viên đi tìm hiểu, không khó để bắt gặp hình ảnh nền bê tông đã bong tróc, bờ kè vỡ nhiều đoạn, các thanh lan can gỉ sét, siêu vẹo... Không ít ghế đá tại đây đã nứt nẻ, chi chít các hình vẽ.
Còn tại khu vực cầu cảng dù đã đóng cửa và treo bảng cấm nhưng nhiều người vẫn thản nhiên bồng bế con nhỏ leo qua, rất nguy hiểm do gần sông và không có đèn.
Đèn tắt, rác tràn thùng
Công viên Hòa Bình (đường Nguyễn Chí Thanh, P.9, Quận 5, TP.HCM) có diện tích khá nhỏ, nằm ở giữa điểm giao nhau của đường Nguyễn Chí Thanh, Sư Vạn Hạnh, Hùng Vương. Nơi đây có rất nhiều xe khách đậu, dừng gây cản trở giao thông và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Người dân đến công viên để tản bộ, tập thể dục thưa thớt.
Buổi tối, nhiều người ngại đến công viên này bởi ở đây chỉ có một cột đèn duy nhất nhưng đã nhiều tháng nay không sáng. Ban đêm ở công viên, nguồn ánh sáng chủ yếu là từ nhà dân sống xung quanh. "Ở đây có cột đèn nè mà lâu nay nó không có sáng, không nhớ là từ bao lâu nhưng lâu lắm rồi", một người dân chia sẻ.
Rác ở công viên Hòa Bình khá nhiều, có khoảng 3 - 4 thùng rác nhưng đều đầy khiến rác tràn ra, chất đống gây mất mỹ quan.
Ghi nhận tại công viên Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình), dù rộng lớn nhưng không khí bên trong buồn tẻ do ít người lui tới. Hệ thống chiếu sáng "mờ ảo" khiến nhiều đoạn tối om, ẩm thấp.
Nhiều góc ở công viên Gia Định thiếu sáng và vắng vẻ LÊ HỒNG HẠNH
Công viên Gia Định có diện tích rộng lớn, là công viên có nhiều cây cổ thụ. Buổi chiều, người dân đến tập thể dục ở công viên rất đông nhưng khi màn đêm buông, nhiều khu vực nơi công viên vắng vẻ vì thiếu sáng.
Trong khi đó, tại công viên bến Bạch Đằng, hệ thống đèn chỗ sáng chỗ không. Thậm chí, khu vực đầu công viên kế bên ga tàu thủy Bạch Đằng, vào tối 16.10 không có một trụ đèn nào sáng khiến đoạn này như bị bỏ hoang.
Ông Nguyễn Văn Thuận (ngụ quận 1) thường ra công viên bến Bạch Đằng, ngao ngán: "Chỗ này gần như bỏ, rác thải bừa bộn, lung tung, đâu có giống công viên. Nghe nói đang sửa chữa nhưng tình trạng này kéo dài chắc gần cả năm".
PV Thanh Niên ghi nhận tại công viên bến Bạch Đằng, mặc dù đã được xây dựng mới, có hệ thống nhà vệ sinh công cộng nhưng nhà vệ sinh này luôn đóng cửa, không hoạt động.
Về vấn đề thiếu ánh sáng ở công viên Hoà Bình (Q.5) mà người dân phản ánh, Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích quận 5 cho rằng phần chiếu sáng đang làm thủ tục bàn giao cho công ty chiếu sáng công cộng, trong thời gian chờ tiếp nhận, công ty sẽ vận hành hệ thống chiếu sáng tại công viên Hòa Bình.
Còn đại diện Ban quản lý công viên Bạch Đằng (Q.1) cho biết không biết gì về việc thiếu sáng cũng như rác thải ở công viên này.
Phạm Hữu
Theo TNO
Từ hôm nay, thực phẩm bẩn bị phạt tiền lên đến gấp 7 lần giá trị hàng hóa Hôm nay (20.10) Nghị định 115/2018/NĐ-CP (thay thế Nghị định 178 trước đây) quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực chính thức có hiệu lực. Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM kiểm tra một cơ sở kinh doanh thịt heo tại chợ đầu mối Hóc Môn (TP.HCM) - Ảnh: P.V Nghị định này được xem là...