Chủ tịch HĐQT Nam Long: “Chúng tôi đã có kế hoạch vượt khủng hoảng, đại dịch COVID-19 là cơ hội vàng để củng cố nội lực”
Nam Long tự lập cho riêng mình một kế hoạch không chỉ ứng phó mà còn phải vượt qua khủng hoảng một cách nhanh nhất.
Năm 2019 đối với Nam Long mà nói, nó là năm tăng tốc. Thị trường bất động sản có dấu hiệu sụt giảm cả về nguồn cung dự án, nguồn cung sản phẩm nhà ở và số lượng giao dịch nhưng ngược lại, Nam Long tăng tốc. Công ty tiếp tục triển khai cùng lúc 3 khu đô thị mới là Mizuki 26 hecta, Akari 8,5 hecta và Waterpoint 355 hecta với số lượng đặt chỗ trước lên đến 5.000 sản phẩm. Nam Long cũng đã bàn giao cho khách hàng hơn 3.000 sản phẩm thuộc dòng Ehome, Flora tại các dự án khu đô thị. Lần đầu tiên trong lịch sử hình thành, Nam Long có mặt trong bảng xếp hạng top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, câu lạc bộ lãi ngàn tỷ, top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam, top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam…
Đang đi trên con tàu tốc hành tăng tốc, cơn bão COVID-19 kéo qua toàn cầu khiến cả thế giới nháo nhào đảo lộn. Nhưng với Nam Long, năm 2020 vẫn là một năm không dừng lại, đặc biệt là một cơ hội để Công ty nhìn lại và củng cố nội lực, xây dựng tầm nhìn tương lai cho 10 năm kế tiếp.
Chúng tôi đã có buổi trao đổi với ông Nguyễn Xuân Quang – Chủ tịch HĐQT Nam Long về những kế hoạch sắp tới.
Đối diện, xây dựng kế hoạch ứng phó và vượt qua khủng hoảng
Công ty đánh giá tác động của Đại dịch Covid-19 lên hoạt động của công ty? Công ty thay đổi những gì để ứng phó?
NLG rất cẩn trọng trong việc đánh giá tác động của Đại dịch Covid-19 lên hoạt động của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động của ngành Bất động sản trong đó có Nam Long nói riêng. Dựa trên tài liệu nghiên cứu và báo cáo của các nhà tư vấn chiến lược hàng đầu như Mc Kinsey, các bài học từ những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trước đây, thậm chí học hỏi ngay từ kế hoạch ứng phó với đại dịch Covid-19 đang diễn ra, Nam Long tự lập cho riêng mình một kế hoạch không chỉ ứng phó mà còn phải vượt qua khủng hoảng một cách nhanh nhất. Các bước 5R từ Đối phó (Resolve)- Gia tăng sức chịu đựng (Resilience)- Phục hồi (Return)- Tái định hình (Reimagination) và Cải tạo -đổi mới (Reform) đã được Nam Long tính toán với các kịch bản cho hoạt động kinh doanh từ Xấu nhất- Căn bản đến tốt nhất đảm bảo cho Công ty vẫn duy trì hoạt động và sẵn sàng bứt phá ngay sau khủng hoảng.
Trước tác động của dịch bệnh, Nam Long sẽ có những chính sách, chương trình gì để hỗ trợ cho nhà đầu tư, khách hàng trong thời gian sắp tới? Các sản phẩm đưa ra thị trường có được giảm giá không?
Hiện NLG đang thực hiện một số chính sách hỗ trợ khách hàng như miễn phí phí quản lý 2 năm kể từ thời điểm thông báo bàn giao nhà; áp dụng chính sách chiết khâu đặc biệt 1% trực tiếp trên giá trị hợp đồng cho các căn hộ diện tích 80m2 trơ lên. Ngoài ra, các khách hàng đã mua cac san phâm cua tâp đoan cung được giãn/ gia han thời gian trả nợ. NLG cũng tích cực làm việc với các ngân hàng lớn để mang đến những gói vay lãi suất cố định trong nhiều năm hoặc ân hạn nợ gốc để hỗ trợ thêm cho tài chính của khách hàng.
Đại dịch Covid-19 là cơ hội vàng để Nam Long củng cố nội lực
Trong đại dịch COVID-19, không ít công ty đã phải chấp nhận cắt giảm lương nhân viên, sa thải bớt nhân viên để giảm chi phí. Nam Long thì thế nào?
Tính cho đến nay NLG chưa phải cắt giảm nhân viên nào để giảm chi phí. Ngược lại, mọi kế hoạch tuyển dụng các nhân sự tài năng và tâm huyết vẫn đang diễn để đáp ứng kế hoạch mở rộng và phát triển kinh doanh cho năn 2021-2022. Việc gìn giữ con người giống hệt như những gì chúng tôi đã trải qua trong cuộc khủng hoảng 5 năm liên tục 2008-2012. Trong 5 năm này đã có lúc những nhà lãnh đạo cao cấp từ chối nhận lương nhưng vẫn không cắt giảm một nhân viên nào bởi chúng tôi luôn tin rằng “con người”, đặc biệt là những nhân tài là tài sản quý giá nhất của một doanh nghiệp.
Video đang HOT
Nếu dịch bệnh COVID-19 kéo dài thêm 1-2 năm tới, liệu Nam Long có đủ lực để cùng nhân viên vượt khó không?
Dựa trên thực tế doanh nghiệp, trong báo cáo tác động của một số công ty chứng khoán, NLG hiện đang có mức độ chịu “stress” thị trường tốt nhất trong ngành với lượng tiền mặt đang giữ cao và nợ thấp. Việc hợp tác với các đối tác nước ngoài để đầu tư phát triển dự án thay vì đi vay đã giúp Chúng tôi rất nhiều trong giai đoạn này. Do vậy Nam Long tin rằng mình có đủ lực để cùng nhân viên vượt khó.
Ngoài ra, chúng ta hãy nhìn nhận một cách tích cực là hiện nay các nhà khoa học và các tổ chức dược phẩm thế giới như Novavax, Gilead Sciences…đã bắt đầu thử nghiệm vaccin chống Covid trên người và theo đánh giá của các chuyên gia thì từ thử nghiệm đến đưa vào sử dụng thực tế mất khoảng 12-16 tháng nên hi vọng nhân loại chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh trong thời gian sớm hơn con số 1-2 năm.
Trong xu thế chuyển hướng online, Nam Long có làm gì không? Ví dụ như cho nhân viên làm việc online, xây dựng hệ thống bán hàng online, tư vấn khách hàng online….? Nếu có, xin ông chia sẻ kỹ lưỡng về các phương pháp Nam Long đang sử dụng để các doanh nghiệp khác có thể học hỏi, cùng phát triển?
Xu hướng số hóa là một xu hướng phát triển tất yếu của thế giới. Từ khi xây dựng tòa nhà trụ sở NLG từ năm 2008 chúng tôi đã xây dựng những phòng họp “smart” với các thiết bị kết nối và làm việc online. Chúng tôi có khoảng 50% cổ đông là cổ đông nước ngoài, thành viên Hội đồng quản trị hay đối tác chiến lược cũng ở nước ngoài rất nhiều nên việc làm hay họp online cũng đã khá quen thuộc.
Riêng việc xây dựng hệ thống bán hàng online cũng đã được Nam Long triển khai cách đây 3 năm, học hỏi từ kinh nghiệm của một số nước như Úc, Singapore và Malaysia. Tuy nhiên, Nam Long gặp rào cản khá lớn đến từ thói quen (customer journey) của người mua nhà Việt Nam là luôn muốn xem nhà thật và cần nhân viên tư vấn trực tiếp vì giá trị tài sản lớn nên phải “tai nghe, mắt thấy, tay sờ”. Biết đâu, sau đợt dịch bệnh này, khi thói quen tiêu dùng của khách hàng thay đổi thì Nam Long chắc chắn sẽ trình làng hệ thống hoặc xem hệ thống này như một công cụ Marketing cộng thêm.
Năm 2019, công ty đã cùng đơn vị tư vấn Vanto Group để xây dựng, củng cố văn hóa doanh nghiệp. Ông có thể chia sẻ những yếu tố cốt lõi trong chương trình đó và ứng dụng trong bối cảnh thực tế thời điểm COVID-19?
Vanto Group thật ra là một bước đệm quan trọng trong việc xây dựng chiến lược và tầm nhìn Nam Long của chúng tôi 10 năm tới đang thực hiện với nhà tư vấn chiến lược MC Kinsey. Như chúng tôi đã nói, Nam Long rất quan trọng nhân tố “con người” trong doanh nghiệp. Để có thể thực hiện được kế hoạch 10 năm trọn vẹn, đòi hỏi cả hệ thống phải cùng có trách nhiệm với lời hứa của mình, làm việc chuyên nghiệp và đồng lòng xem Công ty như gia đình, xem việc Công ty là việc của bản thân thì mới đạt được. Và Vanto Group đã làm việc cùng Nam Long hơn 1 năm để chúng tôi thấu hiểu, cùng đồng thuận những giá trị cốt lõi đó, sẵn sàng cùng nhau bước vào chặng đường phát triển sắp tới.
Đọc thông tin về Nam Long ngay thời gian COVID-19, tôi có cảm giác ban lãnh đạo công ty hết sức vững tin và dường như, “sóng gió ở ngoài khung cửa sổ”. Ông có thể nói vài lời động viên CBCNV, đối tác, độc giả CafeF…để họ có thêm được chút năng lượng tích cực từ suy nghĩ lạc quan của lãnh đạo Nam Long?
Nam Long tin rằng “trong nguy luôn có cơ”, chỉ cần bạn không dừng lại. Đây có thể là bước dừng bên ngoài nhưng lại là một cuộc chạy đua bên trong mỗi doanh nghiệp, là một cơ hội để bạn luyện tập sức bền, khả năng sáng tạo, linh hoạt và ứng phó trước khó khăn. Thương trường không dễ dàng, và sau mỗi lần luyện tập là một lần ta tạo thêm đề kháng cho doanh nghiệp trước những biến cố mới. Chỉ nhớ duy nhất một điều : “Đừng dừng lại!”
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Ánh Dương
Nielsen: Ngành bia, đồ uống tăng trưởng âm; hơn 60% người tiêu dùng sẽ ăn ở nhà nhiều hơn sau đại dịch
Theo Nielsen, cả người dân và doanh nghiệp sẽ phải làm quen với một cuộc sống bình thường mới, nơi hành vi và xu hướng tiêu dùng đã có sự thay đổi đáng kể.
Đại dịch Covid-19 đã tác động đáng kể tới mọi nền kinh tế, không chỉ làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu mà cũng thay đổi hành vi tiêu dùng của hàng tỷ người trên toàn thế giới. Khu vực Đông Nam Á (SEA) và Việt Nam nói riêng cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng đó.
Theo báo cáo hồi tháng 2 được đại diện Nielsen tiết lộ tại sự kiện trực tuyến "Innovation Summit 2020" mới đây, ba quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 là Philippines, Indonesia và Malaysia.
Đồng thời, trong khi hầu hết các ngành đều ghi nhận sự giảm tốc thì ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại Đông Nam Á lại ghi nhận mức tăng trưởng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái (tăng trưởng năm 2019 đạt 4,4%) do người dân có xu hướng tích trữ lương thực, thực phẩm. Đáng kể nhất là Singapore, với mức tăng trưởng trong khu vực FMCG cao gấp 5 lần năm ngoái.
Tuy nhiên, ngành FMCG tại Việt Nam lại ghi nhận mức tăng trưởng giảm, đạt 5,2% so với 6,3% của năm 2019.
Dẫu vậy, khảo sát thị trường trong nước cho thấy dấu hiệu tích cực khi 65% khách hàng được hỏi có xu hướng tiêu dùng hàng nội địa nhiều hơn. Trong đó, 11% chỉ mua và 54% mua phần lớn các sản phẩm trong nước.
Ảnh chụp màn hình
Báo cáo tháng 2-3 của Nielsen cũng ghi nhận sự thay đổi đáng kể trong hành vi của người tiêu dùng Việt Nam thời đại dịch. 81% người được hỏi cho biết sẽ tránh nơi đông người, 64% giảm tần suất đi chợ và các tiệm tạp hóa, siêu thị, 83% giảm ăn uống ngoài và 50% cho biết giảm lượng tiêu thụ bia.
Ngành bia, đồ uống tăng trưởng âm
Một trong những ngành hàng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là bia và đồ uống. Nếu trước khi xảy ra dịch bệnh, bia và đồ uống là những sản phẩm tăng trưởng nóng nhất trong toàn bộ ngành FMCG thì trong đại dịch, chúng lại chịu mức sụt giảm nghiêm trọng.
Tháng 2/2020, ngành bia tăng trưởng âm -12%. Theo sau là đồ uống - giảm 3% và thuốc lá - giảm 2%. Nguyên nhân dẫn đến xu hướng này được cho là do người dân đã giảm đáng kể việc ăn uống bên ngoài, tại các nhà hàng hay quán nhậu.
Điểm sáng trong ngành FMCG là khu vực thực phẩm và sản phẩm vệ sinh cá nhân. Nổi bật nhất là mặt hàng nước rửa tay, ghi nhận con số tăng trưởng đến 92% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đó là đồ khô, tăng trưởng 33% hay xúc xích, lạp xưởng cũng ghi nhận mức tăng 20%.
Doanh nghiệp Việt Nam nên làm gì?
Nielsen Việt Nam cho rằng, cả người dân và doanh nghiệp sẽ phải tập làm quen với một cuộc sống mới sau đại dịch (the new normal).
Đầu tiên đó là xu hướng tiêu dùng tại nhà. Cũng theo khảo sát hồi tháng 2, 62% khách hàng được hỏi cho biết sẽ ăn ở nhà thường xuyên hơn sau đại dịch. Do đó, doanh nghiệp cần tập trung hơn vào việc thiết kế những sản phẩm phù hợp với nhu cầu "ở nhà" hơn "mang đi" của khách hàng.
Chính sách về giá, khuyến mãi chéo cũng rất cần thiết. Đồng thời, Nielsen khuyến nghị truyền thông nhiều hơn về mặt sức khỏe.
Thứ hai là tính sẵn có của sản phẩm quan trọng hơn bao giờ hết, mục đích đảm bảo lượng cung ứng cho thị trường.
Thứ ba, đa dạng kênh mua hàng cho người tiêu dùng. Các doanh nghiệp nên hoàn thiện những giải pháp phân phối đa kênh, phát triển thương mại điện tử và bán hàng online.
Ảnh chụp màn hình
Thứ tư, rất quan trọng đối với những nhà tiếp thị, đó là các doanh nghiệp cần xem xét đẩy mạnh quảng cáo trên TV, truyền hình vì đây luôn là kênh được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng.
Cuối cùng, ứng dụng công nghệ để thay đổi hành vi khách hàng như thanh toán điện tử, livestream và giao tiếp qua các mạng xã hội.
Một trong những dẫn chứng nổi bật như chuỗi siêu thị BigC miền Bắc đã ghi nhận mức tăng trưởng các đơn hàng online đạt 80% so với những tháng trước, BigC miền Nam thậm chí tăng trưởng 200%. Cuối tháng 3, Sài Gòn Co.op Mart cũng tiếp nhận hơn 20.000 đơn hàng, chủ yếu thông qua Zalo và Viber.
Thùy Dương
Quỹ 1,2 nghìn tỷ USD khuyên bỏ qua báo cáo kết quả kinh doanh, mạnh tay mua cổ phiếu Mỹ Với kinh nghiệm đầu tư hơn 4 thập kỷ, Jim McDonald, chiến lược gia trưởng tại Northern Trust Corp., khuyên các nhà đầu tư nên để tâm tới chứng khoán Mỹ và bỏ qua những tin tức tiêu cực từ báo cáo kết quả kinh doanh quý 1. McDonald tin rằng chính sách cứu trợ chưa từng có của Chính quyền Tổng thống...