Chủ tịch Hạ viện Mỹ đàm phán với Nhà Trắng về viện trợ Ukraine
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson đang đàm phán với Nhà Trắng về việc viện trợ quân sự cho Ukraine sau nhiều tháng trì hoãn.
Theo ABC News ngày 12.4, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson đang chịu sức ép ngày càng tăng về việc viện trợ quân sự cho Ukraine, không chỉ từ Tổng thống Joe Biden mà còn từ các nghị sĩ trong đảng Cộng hòa của ông.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson. Ảnh AFP
Hồi tháng 2, Thượng viện Mỹ, do đảng Dân chủ kiểm soát, đã thông qua gói viện trợ trị giá 95 tỉ USD cho Ukraine, Israel và Đài Loan. Tuy nhiên, ông Johnson nói rằng Hạ viện sẽ cân nhắc một đề xuất được sửa đổi.
Các nghị sĩ cực hữu của đảng Cộng hòa vẫn cương quyết phản đối viện trợ thêm cho Ukraine, trong đó hạ nghị sĩ Marjorie Taylor Green đã đe dọa sẽ đề nghị phế truất ông Johnson. Tuy nhiên, cũng có những hạ nghị sĩ Cộng hòa khác nhấn mạnh cần hỗ trợ Ukraine vì nếu không sẽ tạo lợi thế cho Nga.
Giám đốc FBI nói gì về nguy cơ tấn công khủng bố ở Mỹ?
Theo ABC News, ông Johnson đang thảo luận với Nhà Trắng về dự luật trong đó biến một vài phần tài trợ cho Ukraine dưới dạng khoản vay, mở đường cho Mỹ sử dụng tài sản của Nga bị đóng băng để trao cho Kyiv và các thay đổi chính sách khác.
Với thế đa số hẹp của đảng Cộng hòa tại Hạ viện, ông Johnson sẽ buộc phải hợp tác với đảng Dân chủ để thông qua các dự luật quan trọng nếu một bộ phận thành viên trong đảng của ông phản đối.
Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Hakeem Jeffries đã gợi ý rằng đảng Dân chủ sẽ giúp ông Johnson duy trì chức chủ tịch nếu ông đưa dự luật đã được Thượng viện thông qua ra Hạ viện bỏ phiếu.
Chủ tịch Hạ viện Johnson được cho là sẽ đến nhà của cựu Tổng thống Donald Trump, nhân vật quan trọng hàng đầu của đảng Cộng hòa hiện nay và là ứng viên tổng thống trong cuộc bầu cử vào tháng 11, để thảo luận về việc viện trợ Ukraine. Theo ABC News, ông Johnson sẽ tìm kiếm sự ủng hộ của ông Trump hoặc chí ít là ngăn vị cựu tổng thống công khai phản đối việc viện trợ.
Trong một diễn biến liên quan, báo Ukrainska Pravda dẫn thông tin từ truyền thông Na Uy cho hay nước này chuẩn bị gửi 22 chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine sau khi được Mỹ, nước phát triển máy bay này, “bật đèn xanh”. 12 chiếc trong số đó trong điều kiện có thể hoạt động trong khi một số chiếc có thể sẽ bị rã ra để lấy phụ tùng cho những máy bay khác.
Chưa rõ thời điểm Ukraine sẽ nhận được các máy bay này nhưng báo Nettavisen của Na Uy dự đoán việc đó sẽ không thể diễn ra sớm hơn hội nghị thượng đỉnh NATO tại Mỹ vào tháng 7. Na Uy đã đưa nhiều máy bay F-16 sang Đan Mạch vào đầu tháng 1 để huấn luyện phi công và nhân viên hỗ trợ của Ukraine.
Tổng thống Biden nói gì sau cuộc gặp về trần nợ với ông McCarthy?
Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy kết thúc cuộc thảo luận ngày 22.5 mà không đạt được thỏa thuận nào về cách nâng trần nợ của chính phủ Mỹ.
"Tôi cảm thấy chúng tôi đã có một cuộc thảo luận hữu ích. Chúng tôi chưa có thỏa thuận nào", ông McCarthy cho các phóng viên sau một giờ nói chuyện với Tổng thống Biden tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, theo Reuters. Ông McCarthy cho biết thêm các thành viên của hai bên sẽ tiếp tục đàm phán và nhấn mạnh: "Tôi tin rằng chúng tôi vẫn có thể đạt được điều đó".
Trước khi cuộc gặp bắt đầu, Tổng thống Biden nói rằng ông "lạc quan" rằng họ có thể đạt được một số bước tiến, nhưng vẫn có thể có một số bất đồng.
Sau đó, Tổng thống Biden cho hay ông đã có một cuộc họp "hữu ích" với Chủ tịch Hạ viện McCarthy về sự cần thiết phải ngăn Mỹ vỡ nợ. "Chúng tôi nhắc lại một lần nữa rằng vỡ nợ là điều không được cân nhắc và cách duy nhất để tiến tới là thiện chí hướng tới một thỏa thuận lưỡng đảng", Tổng thống Biden nói trong một tuyên bố sau cuộc gặp với ông McCarthy.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức các cuộc đàm phán về giới hạn nợ với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy tại Nhà Trắng ngày 22.5. Ảnh Reuters
Các trợ lý của Nhà Trắng cũng đã gặp các nhà đàm phán của đảng Cộng hòa ở Hạ viện trong hai giờ vào ngày 22.5 và những dấu hiệu ban đầu cho thấy các cuộc đàm phán đã diễn ra tốt đẹp, theo Reuters.
Ông McCarthy nói rằng một thỏa thuận phải đạt được trong tuần này để thỏa thuận được Quốc hội thông qua và được Tổng thống Biden ký thành luật kịp thời để tránh vỡ nợ.
Thất bại trong việc nâng trần nợ sẽ gây ra tình trạng vỡ nợ làm rung chuyển thị trường tài chính và đẩy lãi suất lên cao hơn đối với mọi thứ, từ thanh toán xe hơi đến thẻ tín dụng, theo Reuters.
Tổng thống Biden và Chủ tịch Hạ viện McCarthy đã phải vật lộn để đạt được tiến bộ trong một thỏa thuận về trần nợ, khi ông McCarthy gây áp lực buộc Nhà Trắng phải đồng ý cắt giảm chi tiêu trong ngân sách liên bang mà ông Biden coi là "cực đoan", và ông Biden đẩy thuế mới đối với những người giàu có mà đảng Cộng hòa từ chối.
Dòng viện trợ từ Mỹ sang Ukraine sắp cạn vì tranh cãi ngân sách?
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 22.5 đã đưa ra một lời nhắc nhở nghiêm túc về thời gian còn lại rất ít, nói rằng ngày vỡ nợ ước tính sớm nhất vẫn là ngày 1.6 và "rất có khả năng" là Bộ Tài chính sẽ không thể thanh toán tất cả các nghĩa vụ của chính phủ vào đầu tháng 6 nếu trần nợ không được nâng lên.
Trước đó, Reuters dẫn báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ cho thấy số dư tiền mặt tính đến ngày 18.5 giảm xuống còn 57,3 tỉ USD, trong khi chỉ còn khả năng vay thêm 92 tỉ USD nhờ các công cụ quản lý đặc biệt.
Nợ công của Mỹ đã chạm đến mức trần 31.000 tỉ USD và các quan chức đã cảnh báo nếu không sớm nâng trần nợ, nước này có thể cạn tiền mặt và hết khả năng vay thêm để thanh toán các hóa đơn chính phủ sớm nhất là ngay đầu tháng 6.
Tu chính án số 14 là "lá bài" giải quyết trần nợ công của Mỹ? Hôm 22.5, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy ngồi vào bàn đàm phán ở Nhà Trắng vấn đề nâng trần nợ công trước khi chính phủ lâm vào cảnh vỡ nợ, theo AP. Sớm nhất là vào ngày 1.6, chính quyền liên bang có thể hết ngân sách và phải tạm ngừng hoạt động nếu cuộc đàm...