Chủ tịch Hà Nội yêu cầu rà soát việc chặt hạ 6.700 cây xanh
Chiều ngày 18/3, ông Nguyễn Thế Thảo – Chủ tịch UBND TP Hà Nội – yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng chỉ đạo rà soát việc cải tạo, thay thế một số cây xanh trên địa bàn thành phố.
UBND thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, dư luận phản ánh về việc cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố, điển hình trong đó có bức thư ngỏ của ông Trần Đăng Tuấn gửi Chủ tịch UBND thành phố nêu lên những băn khoăn về việc chặt hạ hàng nghìn cây xanh trên địa bàn Thủ đô.
Ông Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng chỉ đạo rà soát việc cải tạo, thay thế một số cây xanh trên địa bàn thành phố, đảm bảo theo đúng quy hoạch và yêu cầu quản lý, phát triển đô thị.
Hà Nội đã chặt hạ hàng loạt cây xanh trên đường Nguyễn Trãi (Ảnh Nguyễn Dương)
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương, các cơ quan báo chí, thông tin công khai, đầy đủ, tạo đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn.
Video đang HOT
Trước đó, Sở Xây dựng cho biết, Hà Nội lên kế hoạch chặt hạ, thay thế khoảng 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố. Theo Sở Xây dựng hiện có khoảng hơn 29.000 cây xanh được trồng hai bên tuyến phố của 10 quận nội thành không thuộc chủng loại cây đô thị. Trong đó phổ biến như cây trứng cá, vông, dâu da… Bên cạnh đó còn có một số cây cong, nghiêng gây cản trở giao thông; một số cây chết, sâu mục không đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão. Sau khi chặt hạ hàng nghìn cây trên, đơn vị chức năng sẽ trồng bổ sung thay thế.
Về kế hoạch trên, ông Trần Đăng Tuấn đã thông qua Báo Dân trí gửi bức thư ngỏ tới Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Nội dung bức thư ông Tuấn kiến nghị Chủ tịch Hà Nội nên tạm dừng việc hạ chặt cây một thời gian để người dân tự kiểm tra: Có đúng 6.700 cây đó là thuộc diện cần loại, thay hay không?
Ông Tuấn kiến nghị thông báo trên báo chí cho mọi người biết có bao nhiêu cây như vậy ở trên mỗi tuyến phố cụ thể. Đánh dấu nhận biết 6.700 cây đó để người dân bằng mắt mình kiểm nghiệm và thấy việc này thoả đáng không. Nếu thoả đáng, người dân không có lý gì không ủng hộ. Nếu không thoả đáng, người dân sẽ có ý kiến và Sở Xây dựng cần có sự xem xét điều chỉnh lại danh mục cây cần loại.
Hãy để các nhà khoa học và người dân đưa ra ý kiến của mình về việc nên giữ lại hay bỏ những cây gì. Cây gì giữ nhưng nên bớt.
Việc thay thế (nếu thực sự cần) theo cách thức nào: Trồng mới xen thay dần cây cũ hay trồng mới một loạt, bỏ cây cũ một loạt.
Chọn cây mới trên cơ sở gì, có thoả đáng không và khía cạnh kinh phí thì như thế nào. Đã là hợp lý, tiết kiệm hay không trong thời điểm này. Bao nhiêu kinh phí từ ngân sách, bao nhiêu do các đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ. Việc sử dụng ngân sách mua cây, trồng cây, thay cây… theo phương thức nào.
Quang Phong
Theo Dantri
Giám đốc Công an Hà Nội: "Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho IPU-132"
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc Công an TP Hà Nội - cho biết, với tinh thần chuẩn bị kỹ lưỡng, với trách nhiệm của từng chiến sĩ, Công an Hà Nội xác định bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các đại biểu đến Việt Nam tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới.
Ngày 17/3, lãnh đạo các Sở, ngành của Hà Nội đã thông tin về công tác chuẩn bị phục vụ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132) được tổ chức từ ngày 28/3 đến 1/4/2015 tại tòa nhà Quốc hội và Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội).
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc Công an TP Hà Nội thông tin việc bảo đảm an ninh cho IPU-132
Tính đến thời điểm này đã có trên 150 đoàn trong tổng số 164 đoàn đăng ký tham dự IPU-132, với tổng số khoảng 1.500 đại biểu, trong đó có 35 Chủ tịch, 35 Phó Chủ tịch. Việt Nam có 12 đại biểu Quốc hội tham gia và phát biểu tại 15 diễn đàn của Đại hội.
Ông Nguyễn Minh Khánh - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội - cho biết, đến nay, công tác chuẩn bị cho Đại hội IPU-132 cơ bản hoàn thành. Hà Nội cũng nâng cấp các trang thiết bị, nâng cao chất lượng phục vụ theo hướng văn minh hiện đại. Đặc biệt, trong thời gian diễn ra Đại hội, Hà Nội quyết không để xảy ra tình trạng ép mua, ép bán, đeo bám du khách, bán hàng rong trên địa bàn.
Vấn đề bảo an ninh trên địa bàn trong thời gian diễn ra Đại hội IPU-132 cũng được Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung phân tích kỹ. Công an Hà Nội đã xây dựng 11 kế hoạch, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các đại biểu tham dự IPU-132.
Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, Công an TP Hà Nội đã quán triệt nhiệm vụ đến từng chiến sĩ. Công an TP Hà Nội còn chủ động phối hợp với công an các tỉnh như Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Nam... đảm bảo không cho đối tượng xấu kéo về Hà Nội trong thời gian diễn ra Đại hội.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Đại hội IPU-132 lần này có sự khác biệt rất lớn so với các sự kiện quốc tế quan trọng đã diễn ra trên địa bàn thành phố. Các hoạt động lần này đa dạng hơn, các đại biểu tham dự Đại hội còn tham gia nhiều sự kiện khác nhau. Do vậy, công an thành phố không chỉ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đại biểu trong khu vực diễn ra Đại hội mà còn cả bên ngoài khi họ đi tham quan, mua sắm...; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng móc túi, chèo kéo du khách trong các địa điểm du lịch.
Trong 3 ngày qua, Công an TP đã tổng duyệt theo đúng kế hoạch. Trong đó có kế hoạch dẫn đoàn đại biểu từ sân bay về chỗ ở, Công an TP Hà Nội đã dành thời gian khảo sát từng tuyến đường; đảm bảo đưa đón đại biểu đúng giờ, an toàn.
Quang Phong
Theo Dantri
Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất "làm việc" trong tình trạng say xỉn Vị Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả làm việc với cơ quan báo chí trong tình trạng say rượu và có nhiều lời lẽ xúc phạm phóng viên. Chiều ngày 11/3, để tìm hiểu thông tin liên quan đến việc trụ sở Tòa án thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) khang trang nhưng bị bỏ hoang, cán...