Chủ tịch Hà Nội: Thành phố có thể đạt đỉnh dịch sau 15 ngày nữa
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, các chuyên gia đánh giá, trong thời gian tới, số ca mắc vẫn sẽ tiếp tục tăng cao và khả năng có thể đạt đỉnh trong nửa tháng nữa, tùy vào biện pháp phòng, chống dịch.
Áp lực đối với ngành y tế ngày càng tăng
Mở đầu phiên họp Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Hà Nội diễn ra sáng nay (27/2), Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh cho biết, diễn biến dịch bệnh trên địa bàn thành phố đang mang đến áp lực ngày càng tăng cho ngành y tế, đặc biệt là cấp y tế cơ sở.
Vì vậy, các cơ quan liên quan phải có giải pháp thiết thực nhằm giảm tải, chia sẻ với y tế cơ sở để phục vụ nhân dân tốt nhất, trong đó phải làm rõ các nội dung: Quản lý F0 bằng phần mềm; tăng cường điều phối lực lượng để giảm tải hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt với địa bàn có mật độ dân cư cao; đảm bảo an toàn trường học…
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh kết luận phiên họp sáng 27/2 (Ảnh: Phú Khánh).
Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng nhấn mạnh vai trò của lãnh đạo các quận huyện, xã phường là phải vào cuộc sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả nhất theo thực tiễn của địa phương. Thực tế có nơi lúng túng, có nơi vẫn làm tốt.
Trong khi đó, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho rằng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các quận huyện cần chủ động làm việc với các bệnh viện trên địa bàn về số lượng giường điều trị, các tầng điều trị. Sở này sẽ phối hợp cùng tham gia điều tiết để đảm bảo bệnh nhân được điều trị ngay tại bệnh viện trên địa bàn.
“Việc xác nhận là F0 hay đã hết thời gian cách ly thì người dân có thể tự làm test nhanh khi được nhân viên y tế giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp – nghĩa là thực hiện online cũng được” – bà Hà chia sẻ thêm.
Video đang HOT
Quang cảnh phiên họp sáng 27/2 (Ảnh: Phú Khánh).
Số ca mắc vẫn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới
Kết luận phiên họp, Chủ tịch Hà Nội cho biết, thành phố đang khẩn trương giải trình tự gene để đánh giá mức độ chủng Omicron (chờ kết quả từ Viện Vệ sinh dịch tễ). Tuy nhiên, dù chưa có kết quả giải trình tự gene nhưng ông nhận định, trên thực tế có thể thành phố đã lưu hành chủng Omicron song hành với Delta.
“Các chuyên gia đánh giá, trong thời gian tới, số ca mắc ở Hà Nội vẫn sẽ tiếp tục tăng cao và khả năng có thể đạt đỉnh trong nửa tháng nữa tùy vào các biện pháp phòng, chống dịch” – ông Ngọc Anh nói và cho biết, đây là thách thức, áp lực và cũng là điều khó khăn rất lớn đối với hệ thống y tế cơ sở nếu không kịp thời đưa ra các giải pháp.
Tiếp tục chỉ đạo tại phiên họp, Chủ tịch Chu Ngọc Anh yêu cầu các địa phương cần tiếp tục phát huy hơn nữa tính chủ động, sáng tạo trong phòng chống dịch, với mục tiêu cụ thể là làm sao phải đảm bảo sẽ phục vụ tốt nhất, nhanh nhất cho người dân.
Đặc biệt, cần tuyên truyền để người dân hiểu sẽ xét nghiệm khi nào để tránh lãng phí; không gây hoang mang, lo lắng; khi có triệu chứng thì cần khai báo, liên hệ với ai, qua hình thức liên lạc nào, đảm bảo quy trình….
Ngay trong ngày hôm nay, Chủ tịch UBND TP yêu cầu Giám đốc Sở Y tế chủ trì lập ngay Tổ công tác liên ngành để kiểm tra, báo cáo về các nội dung: Kiểm soát nhóm nguy cơ cao, số liệu chuyển tầng, điều trị tại cơ sở y tế hàng ngày; thích ứng với các hoạt động đi học trực tiếp, các cơ quan hành chính để vẫn đảm bảo hiệu quả công việc, đảm bảo việc học tập của học sinh…
Đối với hệ thống y tế cơ sở cần có biện pháp giảm tải; định lượng rõ, một cán bộ, nhân viên y tế có thể chăm lo được bao nhiêu F0 mỗi ngày. Khi có chỉ tiêu cụ thể sẽ biết được địa bàn đó cần có bao nhiêu nhân lực để điều phối, hỗ trợ kịp thời. Đồng thời, các cơ quan liên quan chú trọng vận động sự vào cuộc của các lực lượng tình nguyện, thanh niên, mặt trận đoàn thể…
Bên cạnh đó, các quận, huyện, thị xã tiếp tục đánh giá số liệu (quan tâm đặc biệt đến nhóm nguy cơ cao, phụ nữ mang thai, trẻ em chưa được tiêm, số F0 là trẻ em) thường xuyên đánh giá, điều chỉnh các hoạt động; có thể điều chỉnh việc đi học trực tiếp của học sinh khối lớp 1 đến lớp 6 sang hình thức học trực tuyến, đảm bảo an toàn cho học sinh…
Lào Cai "đóng cửa" dịch vụ cắt tóc, gội đầu, spa để chống Covid-19
Các dịch vụ không thiết yếu ở Lào Cai như làm đẹp, cắt tóc, gội đầu, spa, làm móng...
phải tạm dừng hoạt động trong vòng 10 ngày tại các xã, phường, thị trấn có dịch ở cấp độ 4.
Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai về việc tiếp tục tăng cường thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn, trong bối cảnh diễn biến dịch ngày càng phức tạp và lan rộng trên cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Lào Cai nói riêng.
Nhằm tăng cường các biện pháp thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.
Khi tổ chức các hoạt động sự kiện, hội nghị cần đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch và số lượng không được quá 50 người; các hoạt động sự kiện, hội nghị từ 50 người trở lên phải được cấp có thẩm quyền cho phép.
Lào Cai tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai được yêu cầu chủ trì, phối hợp với các địa phương có dịch ở cấp độ 1, 2 triển khai các hình thức dạy và học phù hợp với tình hình dịch bệnh ở tất cả các cấp học, vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch vừa hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.
UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh thực hiện tạm dừng các hoạt động kinh doanh không thiết yếu như: Cơ sở làm đẹp, cắt tóc, gội đầu, spa, làm móng trong thời gian 10 ngày, tại các xã, phường, thị trấn có dịch cấp độ 4, kể từ 12h ngày 24/2.
Đối với nhà hàng ăn uống, quán cơm, quán bia, ăn sáng, cafe, giải khát...; các dịch vụ ăn uống trong các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh... không phục vụ tại chỗ, chỉ bán cho khách mang về trong vòng 10 ngày tại các xã, phường, thị trấn có dịch ở cấp độ 4.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu quản lý chặt chẽ, toàn diện và thực hiện nghiêm túc quy trình cách ly, điều trị đối với các trường hợp F0, F1. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân tự thực hiện xét nghiệm test nhanh tại nhà. Khi có kết quả dương tính báo với trạm y tế địa phương để xác định các trường hợp F0 và quản lý, điều trị theo quy định...
Đảm bảo "bốn tại chỗ", nhất là thuốc, vật tư tiêu hao, kit test, xét nghiệm... để đáp ứng công tác phòng, chống dịch Covid -19 trên địa bàn. Chủ động, có giải pháp đẩy nhanh tiến độ đấu thầu mua sắm vật tư, sinh phẩm, kit xét nghiệm... không trông chờ, ỷ lại tuyến trên.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ làm đẹp ở vùng đỏ của tỉnh Lào Cai phải tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch Covid-19.
Theo Sở Y tế tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 23/2, toàn tỉnh có 17.882 bệnh nhân điều trị, trong đó 7.064 bệnh nhân đã điều trị khỏi và ra viện; 10.804 bệnh nhân đang được cách ly, điều trị; 14 trường hợp tử vong.
Trong tổng số 10.804 bệnh nhân đang điều trị có 517 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh; 756 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện tuyến huyện; 8.127 bệnh nhân điều trị tại nhà. Các trường hợp đang chờ đánh giá, sắp xếp điều kiện điều trị (cách ly tạm thời) là 1.404 trường hợp.
Tuyên Quang: Thực hiện cấp bách các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 Những ngày gần đây, tỉnh Tuyên Quang liên tục ghi nhận số ca F0 trong cộng đồng tăng đột biến và diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát diện rộng dẫn đến quá tải hệ thống y tế. Trước tình hình trên, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Các trạm y tế phường,...