Chủ tịch Hà Nội: Sẽ phát huy tối đa hiệu quả của tuyến buýt nhanh
Ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau về tuyến buýt nhanh (BRT), nhưng thành phố quyết tâm thực hiện theo đúng mục tiêu đặt ra, phát huy tối đa hiệu quả dự án, khai trương tuyến vào 1/1/2017.
Ngày 26/12, TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết 16/2008/NQ-CP ngày 31/7/2008 của Chính phủ về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông và triển khai kế hoạch đảm bảo an toàn giao thông trước, trong, sau Tết dương lịch, Tết Nguyên đán.
Báo cáo của UBND TP Hà Nội cho biết, từ năm 2010 toàn thành phố có 124 điểm ùn tắc và đến nay chỉ còn 41 điểm. Tuy nhiên, tình hình ùn tắc giao thông vẫn có diễn biến phức tạp, cụ thể, trong năm 2016 xử lý được 20 điểm ùn tắc, nhưng lại phát sinh thêm 17 điểm khác.
Sau nhiều ngày chuẩn bị, tuần qua Sở GTVT Hà Nội cho chạy thử xe buýt BRT tuyến số 99, lộ trình từ Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa. Xe xuất phát lúc 8h30 sáng, khi giao thông thành phố đã qua giờ cao điểm, hoàn thành lộ trình khá “trơn tru” với nhiều nghiệp vụ vận tải hành khách mới mẻ. (Ảnh: Mạnh Thắng)
Ông Nguyễn Thế Hùng – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, các điểm ùn tắc mới phát sinh có nguyên nhân do lưu lượng phương tiện cá nhân gia tăng nhanh, xung đột gây ùn tắc giao thông. Ngoài ra, một số công trình trọng điểm đang thi công cũng gây cản trở giao thông trên địa bàn thành phố.
Theo lãnh đạo UBND TP Hà Nội trong 8 năm qua, thành phố đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, từ đầu tư hạ tầng cơ sở đến phát triển mạng lưới vận tải khách công cộng như xe buýt, xe buýt nhanh, đẩy nhanh tiến độ một số dự án đường sắt đô thị, xây dựng các cầu vượt nhẹ. Cụ thể, Hà Nội đã hoàn thành dứt điểm và đưa vào khai thác hơn 80 công trình giao thông quan trọng, với tổng vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng, góp phần quan trọng giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã thay mặt Chính phủ biểu dương và ghi nhận những nỗ lực của TP Hà Nội trong việc thực hiện các giải pháp để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông theo chỉ đạo của Chính phủ. Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, vấn đề ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố và các đô thị lớn vẫn còn diễn biến phức tạp.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Hà Nội tập trung, tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 16 của Chính phủ; Quan tâm quy hoạch hạ tầng đồng bộ, đẩy mạnh xã hội hóa, ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành giao thông, phát triển giao thông kết nối với các tỉnh. Đặc biệt, cần gắn trách nhiệm của chính quyền các cấp, các sở, ban ngành địa phương nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác đảm bảo an toàn giao thông.
Hành khách được đi xe buýt nhanh miễn phí trong cả tháng 1/2017
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, trong những năm gần đây, với lợi thế là Thủ đô, thành phố Hà Nội phát triển kinh tế ở mức cao, tuy nhiên bên cạnh đó cũng nảy sinh nhiều bất cập trong bộ mặt đô thị như hạ tầng giao thông chưa hoàn chỉnh, khép kín, các nút giao thông lớn chưa hoàn thiện, phương tiện giao thông cá nhân tăng cao, một bộ phận người tham gia giao thông ý thức chưa cao.
Trong bối cảnh như vậy, nhưng Hà Nội đã từng bước vượt qua khó khăn thách thức, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, số vụ ùn tắc giảm dần cả về số vụ và thời gian ùn tắc, tai nạn giao thông luôn giảm trên 3 tiêu chí.
Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng dành thời gian đề cập đến tuyến buýt nhanh từ Yên Nghĩa lên Kim Mã. Ông Chung cho biết, mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng thành phố quyết tâm thực hiện theo đúng mục tiêu đặt ra, phát huy tối đa hiệu quả dự án, khai trương tuyến vào 1/1/2017. Trong quá trình triển khai thực tế, thành phố sẽ tiếp thu, chỉnh sửa những bất cập nảy sinh.
Về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch và Tết Âm lịch sắp tới, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, Hà Nội đã chỉ đạo Công an TP tăng cường lực lượng tối đa xuống đường vào giờ cao điểm. Đồng thời, Sở GTVT cũng huy động toàn bộ lực lượng thanh tra GTVT phân luồng, điều tiết giao thông vào những khung giờ cao điểm trong ngày. Chủ tịch UBND các quận huyện huy động lực lượng dân phòng… đảm bảo không để ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.
Quang Phong
Theo Dantri
"Thách thức lớn nhất của xe buýt nhanh là đường dành riêng"
"Cái khó nhất của mình là điều kiện đường sá dành riêng cho xe buýt nhanh. Trong khi các nước họ cam kết tạo được đường riêng cho xe buýt nhanh, ở mình diện tích dành cho giao thông còn nhỏ quá, không làm được như họ", PGS. TS Doãn Minh Tâm - nguyên Viên trưởng Viện Khoa học và Công nghệ GTVT (Bộ GTVT) nói.
Trao đổi với phóng viên Dân trí về tuyến xe buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội sẽ đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2017, PGS.TS Doãn Minh Tâm - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ GTVT (Bộ GTVT) - cho rằng, khi áp dụng bất cứ một công nghệ mới nào vào Việt Nam, các cấp chính quyền, các nhà nghiên cứu phải xem xét kỹ cái được và chưa được.
- Ngày 1/1/2017, tuyến xe buýt nhanh vận chuyển khối lượng lớn (BRT) đầu tiên của Hà Nội sẽ đi vào hoạt động. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng tuyến xe buýt nhanh từ Yên Nghĩa đến Kim Mã không còn phù hợp, do đường phố chật hẹp, xe lại cồng kềnh... Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
- Xe buýt nhanh đã được áp dụng và thành công ở một số nước đang phát triển như Brazil, Mexico... Và Ngân hàng Thế giới đã giới thiệu và khuyến cáo Việt Nam nên áp dụng. Việt Nam cũng có khoảng thời gian không dưới 10 năm nghiên cứu loại hình vận tải hành khách công cộng này.
Thực tế, so với những nước đã áp dụng, khi xe buýt nhanh đưa vào Việt Nam thì có những cái phù hợp, có những cái chưa phù hợp. Cái khó nhất của mình là điều kiện đường sá dành riêng cho xe buýt nhanh. Trong khi các nước họ cam kết tạo được đường riêng cho xe buýt nhanh, ở mình diện tích dành cho giao thông còn nhỏ quá không làm như họ được.
Tôi được biết, dự án này mới chỉ làm thí điểm một tuyến, sau khi thành công thì mới nhân rộng. Quan điểm của tôi là, khi áp dụng bất cứ một công nghệ mới nào vào Việt Nam, các cấp chính quyền, các nhà nghiên cứu phải xem xét kỹ cái được và chưa được của nó.
Sau nhiều năm triển khai, từ đầu năm 2017, tuyến xe buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội sẽ đi vào hoạt động. Theo tôi các quản lý phải quan sát kỹ quá trình này để kiến nghị Thành phố có chính sách điều chỉnh để phát huy hiệu quả của dự án.
Ông Doãn Minh Tâm - nguyên Viên trưởng Viện Khoa học và Công nghệ GTVT (Bộ GTVT)
- Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, xe buýt nhanh BRT chạy nhanh hơn xe buýt thường trên tuyến Yên Nghĩa - Kim Mã từ 5-10 phút. Điều đó khiến nhiều người hoài nghi về hiệu quả thực sự của dự án xe buýt nhanh này?
- Vì đây là tuyến buýt nhanh thí điểm của Hà Nội, nếu thành công thì mới nhân rộng. Do vậy, quá trình vận hành thử nghiệm nếu chưa thành công thì thành phố phải nghiên cứu điều chỉnh. Về hiệu quả kinh tế, do chưa có số liệu cụ thể nên tôi chưa thể nhận xét được.
Còn kinh nghiệm các nước đang phát triển, tôi được biết họ đón nhận loại hình vận tải công cộng này rất nhiệt tình và khai thác hiệu quả. Còn ở Việt Nam chúng ta đầu tháng 1/2017 mới có tuyến đầu tiên, nên giai đoạn trước mắt hãy cứ thí điểm đã. Cái này qua tổng kết kinh nghiệm các nước đang phát triển, Ngân hàng Thế giới khuyến cáo ta sử dụng. Còn chúng ta cũng chưa có kinh nghiệm về xe buýt nhanh nên hãy cứ thí điểm rồi rút kinh nghiệm vậy!
- Ông đánh giá thế nào với việc hàng loạt phương tiện khác sẽ phải nhường đường cho xe buýt nhanh hoạt động?
- Khi xuất hiện một loại hình phương tiện giao thông mới, các nhà chức trách của Hà Nội sẽ phải nghiên cứu tổ chức lại giao thông cho phù hợp. Như tuyến Nguyễn Trãi trước đây đã có làn đường dành cho xe buýt chạy cùng với xe thô sơ. Còn các tuyến Yên Nghĩa - Kim Mã, khi xe buýt nhanh vào hoạt động với mật độ nhiều như vậy, trong khi mặt đường không mở rộng được một mét vuông nào thì tất cả phải phụ thuộc vào công tác tổ chức giao thông.
- Các tuyến đường hướng tâm từ Hà Đông vào nội thành hiện nay có mật độ giao thông rất cao, do vậy khi hạn chế phương tiện hoạt động trên các tuyến đường xe buýt nhanh đi qua sẽ dẫn tới ùn tắc nghiêm trọng hơn, thưa ông?
- Tôi được biết khi đưa xe buýt nhanh vào hoạt động, mục tiêu đầu tiên là góp phần kéo giảm phương tiện cá nhân. Do vậy, nếu như không làm được điều đó, sẽ không đạt được mục tiêu ban đầu.
Thực tế, đây là giải pháp nhằm khuyến khích người dân để xe ở nhà để đi xe buýt nhanh. Có thể khi đường dành cho xe cá nhân ùn tắc, đường xe buýt nhanh vẫn thông, thì người dân sẽ nghĩ đến việc chuyển sang sử dụng xe buýt nhanh. Đó là những ý tưởng, do vậy chúng ta phải chờ xem thực tiễn nó xảy ra thế nào.
Xe buýt nhanh lần đầu lăn bánh dọc lộ trình từ bến Kim Mã đến Yên Nghĩa
- Để người dân từ bỏ thói quen sử dụng phương tiện cá nhân thì vận tải công cộng phải đồng bộ. Trong khi đó, một mình tuyến xe buýt nhanh chạy từ Yên Nghĩa đến Kim Mã không thể đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trên tuyến đường này?
- Vấn đề của Hà Nội hiện nay là việc kết nối, trung chuyển giữa các loại hình giao thông còn chưa đồng bộ, và loại hình vận tải công cộng đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu người dân. Đây là vấn đề mà Hà Nội cần phải tiếp tục thực hiện.
Vấn đề tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tất cả đừng đổ tại cho giao thông. Thực tế là thêm một mét vuông đường nào cũng khó, nhưng cứ hở ra một mét vuông đất nào ra là lại chuyển thành các khu đô thị mới, khu dân cư, nhà ở. Do vậy, nếu giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông phải đồng bộ, phải làm tổng thể.
Hiện nay, cả nước có 2 triệu ô tô, tôi khẳng định hệ thống đường bộ Việt Nam không ùn tắc. Vấn đề hiện nay là chỉ ùn tắc tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Do vậy, các nhà quản lý cần phải nhìn thẳng vào thực tế quy hoạch, vì chỉ cần thêm một khu đô thị là thêm cả vạn dân, còn đường sá không thay đổi thì làm sao có lối thoát.
Cho nên có thể nói xe buýt nhanh chỉ là một nỗ lực của Hà Nội, chứ chưa giải quyết được tận gốc của vấn đề giao thông hiện nay. Nếu như không giải quyết được vấn đề quy hoạch, các khu đô thị vẫn mọc lên hàng ngày, mỗi một tòa nhà bằng cả một phường, thì tất cả các giải pháp chúng ta đưa ra đều không giải quyết được vấn đề ùn tắc giao thông.
- Xin cảm ơn ông!
Quang Phong (thực hiện)
Theo Dantri
Xe buýt nhanh nhanh hơn buýt thường 5-10 phút Sở GTVT Hà Nội cho biết, thời gian chạy toàn tuyến xe buýt nhanh BRT đầu tiên của Hà Nội (14,77 km) hết khoảng 45 phút. Quá trình chạy thử nghiệm cho thấy, xe buýt BRT nhanh hơn xe buýt thường từ 5-10 phút/lượt. Ngày 19/12, Sở GTVT Hà Nội đã thông tin giới thiệu tuyến xe buýt Hà Nội BRT (từ bến...