Chủ tịch Hà Nội nói gì về học sinh đeo mũ chắn giọt bắn Covid-19?
Sáng nay, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có những phát biểu đáng chú ý liên quan đến việc học sinh chia giờ học, đeo mũ chắn giọt bắn ngăn Covid-19 khi đến trường.
Ngày 6/5, UBND TP.Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban tháng 4/2020. Phát biểu tại đây, Giám đốc Sở GDĐT Chử Xuân Dũng cho biết, trong thời gian qua ngành tích cực triển khai công tác dạy học trực tuyến và trên truyền hình Hà Nội;
Chỉ đạo các nhà trường, các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng kịch bản theo hướng dẫn của Sở để đảm bảo chất lượng giáo dục song song với công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo hoàn thành chương trình theo đúng quy định của Bộ GDĐT. Tham mưu TP ban hành các quyết định điều chỉnh khung năm học, điều chỉnh kế hoạch tuyển sinh đầu cấp phù hợp với tình hình mới.
Sở cũng chủ động rà soát các giáo viên, nhân viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn chịu tác động của dịch bệnh Covid-19 để hỗ trợ kịp thời.
Học sinh không cần đeo tấm chắn giọt bắn, chỉ cần đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, rửa tay, khử khuẩn các trang thiết bị trong trường học.
Đồng thời phát động chương trình máy tính cho em để hỗ trợ phương tiện học tập cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn thiếu thiết bị để học trực tuyến. Đến nay đã huy động được 892 thiết bị học tập trực tuyến (máy tính xách tay, máy tính để bàn, ipad, điện thoại thông minh).
Trong thời gian tới, ngành GDĐT sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh song song việc đảm bảo chất lượng giáo dục, nhất là sang tuần tới tiếp tục cấp mầm non, tiểu học sẽ quay lại trường.
Video đang HOT
Nhấn mạnh tới việc sang tuần tới tiếp tục cấp mầm non, tiểu học sẽ quay lại trường, Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội cho rằng, do đặc thù lứa tuổi nên đề nghị Phòng GDĐT các địa phương quan tâm chỉ đạo, có kịch bản chuẩn bị chu đáo, phân công cán bộ, giáo viên tại các khu vực để chuẩn bị chu đáo đón trẻ đến trường.
Để chuẩn bị cho tuyển sinh đầu cấp, cụ thể là lớp 1, lớp 6, Giám đốc Sở GDĐT đề nghị các quận, huyện, thị xã điều tra, rà soát, phân tuyến tuyển sinh hợp lý, không để tình trạng trường thì quá tải, trường không tuyển đủ học sinh.
Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị ngành GDĐT rà soát để môi trường giáo dục vận hành thuận lợi nhất.
Đặc biệt, ông Chung lưu ý, không nên chia giờ học và học sinh không cần đeo tấm chắn giọt bắn; chỉ cần đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, rửa tay, khử khuẩn các trang thiết bị trong trường học.
Ngoài ra, ngành giáo dục phải khẩn trương thí điểm ứng dụng tin học, công nghệ 3D và thực tế ảo từ THCS, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu giảm tải chương trình học và các kỳ thi, tổ chức thật khoa học và vẫn đảm bảo chất lượng, làm tốt công tác phòng chống dịch, không để dịch ở trường học.
Trước đó, tại cuộc họp báo chính phủ (chiều tối 5/5), Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc cho học sinh đi học trở lại phải đảm bảo điều kiện quan trọng nhất là an toàn. Quan điểm của Bộ GDĐT là “đã đi học phải an toàn”.
Tuy nhiên, các biện pháp để đảm bảo an toàn trường học như thế nào thì phải căn cứ vào đánh giá của cơ quan chuyên môn. Trước đó, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ GDĐT khuyến cáo về các biện pháp đảm bảo an toàn trường học khi học sinh đi học trở lại, Bộ GD&ĐT dựa vào khuyến cáo này đã xây dựng tiêu chí đánh giá của nhà trường an toàn.
Ông Độ cho biết, trong Bộ tiêu chí mà Bộ GDĐT ban hành để làm cơ sở cho các trường học quyết định việc cho học sinh đi học trở lại có một số tiêu chí cứng như: Giữ khoảng cách; đeo khẩu trang; rửa tay; khử khuẩn nhà trường… Tuy nhiên, không có tiêu chí nào là học sinh phải đeo nón chống giọt bắn.
“Giải pháp này như nhà báo phản ánh là sự sáng tạo của các địa phương” – Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ nói, tức không phải Bộ GD&ĐT yêu cầu bắt buộc, cũng có nghĩa học sinh không nhất thiết phải đeo nón chống giọt bắn khi đến trường.
Lãnh đạo Bộ GDĐT cho biết thêm, các địa phương, các trường học nên làm theo khuyến cáo của Bộ Y tế, những khuyến cáo mà Bộ Y tế chưa đưa ra thì địa phương nên cân nhắc để áp dụng cho phù hợp.
Bộ GD&ĐT: Sức khỏe, tính mạng của học sinh, giáo viên là trên hết
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Bộ chia sẻ với những khó khăn, đặc biệt là của các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Tuy nhiên, sức khỏe, tính mạng của học sinh, giáo viên là trên hết.
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng - Ảnh minh họa
Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã gây không nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với đời sống đội ngũ nhà giáo trường ngoài công lập.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan để các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 sớm được ban hành, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn.
Cụ thể, trên cơ sở thống kê, rà soát những khó khăn, thiệt hại và kiến nghị, đề xuất của các cơ sở giáo dục, ngày 18/3/2020, Bộ đã có văn bản báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở giáo dục quốc dân.
Cụ thể, miễn, giảm, kéo dài thời gian quyết toán, nộp các khoản thuế năm 2019 và miễn các khoản thuế phát sinh trong quý 1 và 2 năm 2020 đối với các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập.
Xem xét trợ cấp, miễn bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp đối với toàn bộ giáo viên, giảng viên, nhân viên, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập đang tham gia đóng trong quý 1 và 2 năm 2020.
Đề xuất gói tín dụng cho vay ưu đãi lãi suất 0% áp dụng cho đối tượng là các cơ sở giáo dục ngoài công lập vay với mục đích duy trì hoạt động thường xuyên nhằm có nguồn vốn chi trả hoạt động và lương để người lao động yên tâm công tác, tiếp tục có động lực, niềm tin đóng góp vào sự nghiệp phát triển giáo dục của nước nhà.
Đồng thời xem xét hỗ trợ chi phí vệ sinh phòng dịch, tiêu độc, khử trùng đối với toàn bộ các cơ sở giáo dục để giảm các chi phí phát sinh trong công tác phòng, chống bệnh Covid-19 và bổ sung nguồn hỗ trợ các Sở GD&ĐT tổ chức xây dựng bài giảng điện tử, trực tuyến dùng chung.
Cũng theo Thứ trưởng Thưởng, Bộ GD&ĐT chia sẻ với những khó khăn của các cơ sở giáo dục và toàn thể đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay, nhất là các cơ sở giáo dục tư thục và đội ngũ giáo viên đang công tác ở khu vực này.
Tuy nhiên, ngành Giáo dục thống nhất chỉ đạo của Chính phủ và phương châm chung của ngành là sức khỏe, tính mạng của học sinh, giáo viên là trên hết, vì vậy toàn ngành sẽ nỗ lực vượt qua khó khăn để cùng cả nước chiến thắng đại dịch.
Nguyễn Mai
Nam sinh lớp 7 ở Hà Tĩnh nhặt được 50 triệu đồng trả lại người đánh rơi Một nam sinh lớp 7 ở Hà Tĩnh khi đi trên đường nhặt bọc tiền 50 triệu đồng đã nhờ người thân đưa tới cơ quan công an để trả lại cho người đánh rơi. Em Hải (giữa) bàn giao số tiền nhặt được cho cán bộ công an phường Nam Hà - ẢNH TÂN KỲ Ngày 4.4, thông tin từ Công an...