Chủ tịch Hà Nội khẳng định không bù giá nước sông Đuống
Nói về giá nước sông Đuống, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung khẳng định: “Thành phố chưa mất một đồng nào bù giá. Chắc chắn không bao giờ bù giá”.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung
Chiều 15/11, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm trước kỳ họp HĐND Thành phố, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã trả lời các kiến nghị của cử tri xung quanh vấn đề giá nước sông Đuống cao bất thường gây xôn xao dư luận những ngày qua.
Tại buổi tiếp xúc cử tri, đề cập đến vấn đề nước sinh hoạt, cử tri Trần Ngọc Toán ( phường Tràng Tiền) cho biết thiếu ăn một bữa, một ngày nhịn được nhưng “thiếu nước 1 bữa không thể được”. Thế nhưng, nước sạch Hà Nội đang là điều khiến người dân Hà Nội thất vọng, từ chuyện Nhà máy nước Sông Đà đã hàng chục lần vỡ đường ống do chất lượng kém, đến chuyện bán nước sông Đà nhiễm dầu gây tổn hại tới sức khỏe người dân và gần đây nhất là giá nước sông Đuống cao bất thường, người dân phải “cõng” hơn 2.000 đồng/m3 chi phí lãi vay của Nhà máy…
“Tăng giá nước độc quyền sẽ “bóp nghẹt” người dân những vùng dùng đường nước này”, cử tri Toán nói và đề nghị thành phố cho biết công tác quản lý các nhà máy nước nói chung, nhà máy nước Sông Đà, Sông Đuống nói riêng bằng giải pháp, biện pháp nào?
“Ai chịu trách nhiệm cá nhân, cụ thể để đảm bảo không xảy ra sự cố, đảm bảo đúng tiêu chuẩn phục vụ đời sống người dân, tránh để người dân bàn tán vì lợi ích nhóm mà sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”, cử tri Toán bức xúc.
Người dân Hà Nội xếp hàng chờ đến lượt lấy nước sạch sau sự cố nước sông Đà nhiễm dầu
Trả lời cử tri, Chủ tịch TP Hà Nội cho biết, để huy động các nguồn lực tham gia xây dựng hệ thống cấp nước cho Thành phố, Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng đã thay đổi Quyết định 37, không để các công ty Nhà nước nắm giữ 51%, từ đó công ty tư nhân mới đầu tư vào hệ thống cấp nước. Sau đó, Hà Nội kêu gọi xúc tiến đầu tư và đến nay đã có 23 nhà đầu tư thực hiện 38 dự án hệ thống cấp nước trên địa bàn.
Riêng Nhà máy Nước mặt Sông Đuống, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho biết gồm 4 nhà đầu tư: Quỹ đầu tư Oman, Aqua (công ty này đã từng làm nhà máy nước to nhất miền Nam ở Long An), nhà máy nước số 2 (10%) của Thành phố và một nhà đơn vị nữa (5%). Ông Chung cũng cho biết, vừa qua quỹ đầu tư Oman đã bán lại cho nhà đầu tư Thái Lan.
Video đang HOT
Ông Chung cho rằng, việc các quỹ đầu tư sau khi đầu tư mua bán là chuyện bình thường và “điều này chúng ta khuyến khích”. Nhưng ông cũng nhấn mạnh, rõ ràng “các nhà đầu tư rót quỹ phải lựa chọn môi trường như thế nào mới làm”.
“Đây là nhà máy hiện đại nhất Việt Nam và hiện đại nhất Đông Nam Á. Ngay cả các chuyên gia Đức, Hà Lan sang khi khánh thành nhà máy này cũng nói “các ông đang sở hữu nhà máy hiện đại hơn cả các nhà máy chúng tôi”. Bởi vì tất cả các thiết bị đều mới”, ông Chung thông tin.
Ông Chung cho biết thêm hiện trên toàn thành phố đã có 11/12 nhà máy có thiết bị cảm biến để đo chất lượng nước đầu vào và chất lượng nước đầu ra thường xuyên. Riêng nhà máy nước Sông Đà (do nằm trên Hòa Bình), sau sự cố nước nhiễm dầu, Hà Nội đã yêu cầu công ty lắp hệ thống cảm biến và họ cam kết 3 tháng nữa sẽ lắp xong. Song song với đó, hàng ngày, hàng tuần, các cơ quan chức năng (Sở Y tế, nhà máy) vẫn lấy mẫu nước xét nghiệm theo đúng quy trình.
Về giá nước sông Đuống, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung khẳng định giá nước mới là tạm tính để nhà đầu tư lập dự án đầu tư. Trả lời câu hỏi, vậy nếu sau này khi hoàn tất các thủ tục đầu tư, Thành phố sẽ bù giá nước? Ông Chung khẳng định: “Thành phố chưa mất một đồng nào bù giá. Chắc chắn không bao giờ bù giá”.
Theo ông, một trong những quy định của đầu tư, là chủ đầu tư phải quyết toán, kiểm toán xong mới đưa ra giá thành sản phẩm. Khi đó giá mới chính thức.
Trước thông tin doanh nghiệp vay vốn tới 80% tổng mức đầu tư khiến giá thành nước đội lên, ông Chung khẳng định: “100% tất cả các dự án trên thế giới đều phải đi vay. Kể cả họ có phải vay 100% thì cũng không vấn đề gì. Đấy là bài toán của họ và họ phải chịu, chẳng may bị thiên tai địch họa thì phải chịu”.
Diệp Anh – Hải Phong
Theo GTVT
An ninh nguồn nước, nỗi lo không của riêng ai
UBND TP.Hà Nội đã khẳng định nước sạch sông Đà đã an toàn để ăn uống sau khi các đơn vị liên quan cơ bản hoàn thành việc súc xả đường ống, thau rửa bể ngầm, bể mái,... Tuy vậy, sự cố "đầu độc" nguồn nước trên cũng cho thấy việc đảm bảo an ninh nguồn nước đang bị "thả lỏng".
1. Trong vụ "đầu độc" nguồn nước ở Hà Nội, đến thời điểm này, cơ quan CSĐT đã bắt được 3 nghi phạm liên quan vụ xả thải dầu bẩn vào đầu nguồn nước cung cấp cho Nhà máy nước Sông Đà. Công an tỉnh Hòa Bình cũng đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ việc này.
Sự việc đổ trộm dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà đã khiến hàng triệu người dân Hà Nội lao đao liên tục làm nóng nghị trường Quốc hội và tiếp tục làm nóng nghị trường Quốc hội.
Các đối tượng đầu độc nguồn nước đầu vào nhà máy nước sông Đà tại cơ quan công an.
Đại biểu Y Khút Niê - Phó Trưởng đoàn QH tỉnh Đắk Lắk cho rằng: "Đây là việc làm có chủ ý, không phải là ngẫu nhiên, vô ý hủy lượng dầu nhớt này. Bởi khi anh đem đi đổ dầu thải là có sự chủ động từ khi đi mua, tập kết, thuê phương tiện thực hiện nhiệm vụ đó. Hiện nay, người chủ mưu ra đầu thú rồi. Đây là cơ sở điều tra làm rõ. Nếu có chủ đích, chủ ý như vậy cần phải xử lý thật nghiêm minh".
Thêm nữa, về mặt trách nhiệm và công tác kiểm tra, khắc phục sự cố, theo ĐBQH Y Khút Niê, công ty cấp nước cho Thủ đô mà quản lý, kiểm tra, ngăn chặn sự việc hết sức chậm chạp. Chỉ đến khi báo chí vào cuộc, họ mới triển khai. Dù cho có bị tác động bên ngoài, hoặc có thể do phá hoại đi chăng nữa, thì với trách nhiệm của người quản lý, như vậy là chưa hoàn thành nhiệm vụ. "Nếu anh phát hiện sớm, ngăn chặn sớm thì chắc chắn không thể để xảy ra việc hàng triệu người Thủ đô dùng nước không an toàn", ông Y Khút Niê nói.
Cũng theo Phó Trưởng đoàn ĐBQH Đắk Lắk, đây là bài học kinh nghiệm rất lớn cho nhà quản lý, kinh doanh, phân phối nguồn nước cho dân.
Ngoài việc yêu cầu phải điều tra, xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể sai phạm, vi phạm pháp luật, câu chuyện nguồn nước sông Đà bị "đầu độc" cũng đã gióng lên nhiều hồi chuông cảnh tỉnh: Chỉ sau khi sự cố xảy ra, người dân mới biết nguồn nước cấp cho nhà máy nước cũng tập trung nhiều nguồn ô nhiễm; Công tác kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng nước từ cơ quan quản lý cũng bộc lộ những hạn chế, như việc định kỳ quan trắc trong thời gian quá dài (1 tháng tới 2 năm/lần), trong khi nguồn nước cung cấp không ngừng nghỉ.
2. Sông Đà - nơi cấp 1/4 lượng nước cho TP. Hà Nội - bị nhiễm dầu thải đã gây thiệt hại to lớn, làm đảo lộn đời sống của nhân dân, thì tại phía Nam, chất lượng nguồn nước sông Đồng Nai - Sài Gòn cung cấp cho tỉnh Đồng Nai và TP. HCM cũng đang rơi vào tình trạng không thể kiểm soát.
Cụ thể, kết quả quan trắc mới nhất của Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai về chất lượng nước mặt sông Đồng Nai cho thấy nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng, hàm lượng Amoni, TSS (tổng rắn lơ lửng), DO (lượng ôxy hòa tan trong nước), vi sinh,... không đạt quy chuẩn cho phép (QCVN 08-MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt).
Nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn đang ô nhiễm nghiêm trọng.
Từ các kết quả quan trắc, Sở TN&MT Đồng Nai cũng xác định: Chất lượng nước mặt tại 3 đoạn của sông Đồng Nai bao gồm đoạn 1 (từ thượng nguồn sông Đồng Nai, huyện Tân Phú đến hồ Trị An), đoạn 2 (từ hồ Trị An đến Bến đò Biên Hòa - Bửu Long) và đoạn 4 (từ cầu Đồng Nai đến hợp lưu với sông Sài Gòn) không đạt mục đích cấp nước sinh hoạt. Riêng đoạn 3 (từ Bến đò Biên Hòa - Bửu Long đến cầu Đồng Nai) do mức độ ô nhiễm cao hơn nên được xác định không phù hợp mục đích cấp nước sinh hoạt.
Tại TP. HCM, Phó Chủ tịch UBND TP. Võ Văn Hoan cũng vừa cảnh báo: Nguồn nước thô của TP. đang được khai thác từ hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai. TP. lại nằm cuối lưu vực nên vấn đề ô nhiễm nguồn nước do tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn, nhưng TP. không thể kiểm soát.
Theo đó, báo cáo của Sở TN&MT và Sở Xây dựng TP. HCM cho thấy: Chất lượng nước sông Đồng Nai từ Hóa An và Cát Lái, đang bị ô nhiễm vi sinh rất nghiêm trọng và đang bị ô nhiễm nhẹ dầu mỡ; chất lượng nước mặt sông Đồng Nai, đặc biệt là sông Sài Gòn nhìn chung biến động và có xu hướng xấu hơn; các chỉ tiêu như amoni, hữu cơ, vi sinh, mangan... trong nước sông Sài Gòn ngày càng tăng.
Bên cạnh việc nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm, Sở còn báo động tình trạng nước ngầm đang bị khai thác quá mức làm cho trữ lượng khai thác an toàn nhiều nơi bị cạn kiệt, gây mất cân bằng nước.
Nghiêm trọng hơn, không chỉ ở Đồng Nai, TP. HCM, các địa phương giáp gianh gồm tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu, chất lượng nước mặt của sông, suối ở các khu vực này cũng đang bị suy giảm do ô nhiễm.
3. Về vấn đề ô nhiễm nguồn nước nói trên, Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng- nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường khẳng định, Việt Nam quản lý nguồn nước theo quy chuẩn, trong đó nước sinh hoạt áp dụng quy chuẩn cao nhất là A1. Tuy nhiên, bất cập lớn nhất hiện nay là chưa có quy hoạch mục đích sử dụng nước tại các lưu vực sông. Trong sự cố này, nếu không phải là dầu thải, mà là chất độc khác, thì hàng chục vạn người dân đã bị ảnh hưởng sức khỏe ngay lập tức.
"Nhiều nhà máy tại Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai, TP.HCM,... đang dùng nước sông để sản xuất nước sinh hoạt. Vì vậy, cần xác định rõ các vùng nước cấp gồm đoạn sông suối nào để ưu tiên bảo vệ nghiêm ngặt và công bố để người dân biết", ông Hoàng Dương Tùng nói.
Vì vậy, TS. Hoàng Dương Tùng đề xuất, Việt Nam cần triển khai ngay quy hoạch sử dụng nguồn nước, phân vùng cấp nước sinh hoạt, nước tưới tiêu... Việc phân vùng này phải có sự đồng bộ, thống nhất của cơ quan quản lý địa phương và các bộ, ngành liên quan. Bởi theo Luật Tài nguyên nước, các địa phương quản lý sông, suối nội tỉnh, còn Bộ TN&MT quản lý sông, suối liên tỉnh. Bên cạnh đó, các vùng được xác định là đầu nguồn nước cần tiến hành tổng rà soát các nguồn thải, nhà máy, trại chăn nuôi, cơ sở sản xuất... có nước thải trực tiếp, gián tiếp, để có những biện pháp xử lý nghiêm vi phạm xả thải và công bố công khai cho người dân.
Theo các chuyên gia về ngành nước, hiện chưa có công nghệ để xử lý, tách dầu với nước đã nhiễm dầu bẩn. Do đó, ưu tiên hàng đầu là phải ngăn chặn. GS.TS Trần Hiếu Nhuệ - nguyên Viện trưởng Viện Kỹ thuật nước và Công nghệ Môi trường cho rằng: Các nhà máy sản xuất nước sạch bao giờ cũng phải được quy hoạch một vùng đệm an toàn, khu vực này là phạm vi bảo vệ nguồn nước đầu vào tránh tất cả các nguồn gây ô nhiễm... Khu vùng đệm này phải được lắp đặt đầy đủ hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước trước khi đưa vào nhà máy xử lý. Đơn vị sản xuất phải theo dõi thường xuyên, chặt chẽ để xử lý kịp thời các sự cố.
Và song song với việc ngăn chặn nguy cơ đe dọa an ninh nguồn nước, việc lôi ra ánh sáng những cá nhân, tổ chức "đầu độc" nguồn nước cũng cần sớm hoàn thành, như một sự răn đe mạnh mẽ.
An Nhiên
Theo Congluan
Vì an ninh nguồn nước sạch Ngày 23-10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 3 đối tượng đổ trộm dầu thải vào đầu nguồn Nhà máy nước sông Đà. Đây là nỗ lực của Cơ quan công an trong hành trình tìm ra thủ phạm làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh...