Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo xử nghiêm xe chở hàng cồng kềnh
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo mở đợt cao điểm kiểm tra, xử lý các trường hợp giả danh xe thương binh, xe đứng tên thương binh nhưng cho thuê, mượn để vận tải hàng hóa.
Xe thô sơ, tự chế chở hàng cồng kềnh liên tiếp gây tai nạn tại Hà Nội (ảnh: Việt Linh)
Thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội liên tục xảy ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến xe chở tôn, xe ba gác, chở hàng cồng kềnh.
Chiều 28.9, Chủ tịch TP HN Nguyễn Đức Chung đã có Chỉ thị hỏa tốc gửi các cơ quan liên quan yêu cầu ngăn chặn, xử lý các loại phương tiện chở hàng hóa cồng kềnh gây mất trật tự an toàn giao thông.
Chủ tịch TP yêu cầu Công an TP kiểm soát, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện chở hàng hóa cồng kềnh, quá khổ, quá tải vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
Công an TP Hà Nội cũng phải mở đợt cao điểm kiểm tra, xử lý các trường hợp giả danh xe thương binh, xe đứng tên thương binh nhưng cho thuê, mượn để vận tải hàng hóa.
Video đang HOT
Đối với Sở GTVT, ông Chung yêu cầu xử lý các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông. Theo thẩm quyền của Thanh tra giao thông cần xử lý các xe thô sơ, xe ba bánh gây mất trật tự an toàn giao thông.
Các UBND quận, huyện, thị xã được yêu cầu không cho phép các phương tiện giao thông không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn hoạt động tại các tuyến đường giao thông trên địa bàn. Các cơ quan chức năng cũng phải tiến hành rà soát, xử lý các cơ sở đóng mới xe thô sơ, xe tự chế không đúng quy định.
Trước đó, sáng cùng ngày, trên tuyến đường Lê Đức Thọ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đoạn trước cổng sân vận động Mỹ Đình đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, xe ba gác chở hàng cồng kềnh đâm vào một người phụ nữ đi sang đường. Vụ tai nạn khiến người lái xe và phụ nữ bị thương nặng.
Ngày 23.9, một bé trai 9 tuổi bị va vào tấm tôn trên xe xích lô đỗ ven đường và tử vong khi được đưa đến bệnh viện Bạch Mai. Chiều 25.9 bà Bùi Thị Sâm (SN 1952, ở Hòa Bình) đứng chờ xe khách tại khu vực cầu Mai Lĩnh (quận Hà Đông) đã bị xe máy kéo theo xe cải tiến chở tôn và cọc xe va chạm vào. Phần chân chống của xe cải tiến đã cứa vào cổ bà Sâm khiến bà bị tử vong sau đó.
Theo Tất Định (Dân Việt)
Chủ tịch Hà Nội giải thích việc dừng chi tiền cắt cỏ
Ông Nguyễn Đức Chung khẳng định, Hà Nội sẽ tiếp tục duy tu cây xanh, dải phân cách và thiết kế đẹp hơn trước đây.
Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định việc tạm dừng cắt cỏ là để triển khai theo yêu cầu mới, không phải Hà Nội dừng làm đẹp thành phố (ảnh: Hồng Phú)
Sáng 26.9, tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có buổi làm việc với UBND TP Hà Nội, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao trong 9 tháng đầu năm 2016.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu một trong những vấn đề nổi lên ở Hà Nội thời gian qua được Thủ tướng quan tâm, là việc chỉnh trang đô thị, vườn hoa, cây xanh... Nhiều người dân lo ngại việc kinh phí cắt cỏ, tỉa cây trên địa bàn lên đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
"Thủ tướng nhắc vườn hoa, cây xanh ở Thủ đô cần phải được cắt tỉa, làm đẹp, không để đô thị nhếch nhác, cây cỏ mọc hoang, đồng thời quản lý chặt để tiết kiệm ngân sách", ông Dũng nói.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung báo cáo, trong 9 tháng qua, thành phố đã đẩy nhanh các công việc theo đúng quy trình, thủ tục.
Ông Chung cho biết, riêng việc duy trì và cắt tỉa cây xanh được Hà Nội họp 6 lần với các bên liên quan.
Theo thống kê, chi phí duy tu, duy trì cây xanh trên địa bàn thành phố năm 2011 là 215 tỷ đồng, đến năm 2016 dự toán lên đến 886 tỷ đồng.
"Số tiền này là duy tu, duy trì cây xanh, trồng vườn hoa, thảm cỏ, không phải cắt tỉa cây xanh. Lâu nay việc cắt tỉa chỉ thực hiện khi đến mùa mưa bão hoặc khi có yêu cầu của cơ quan chức năng", ông Chung cho hay.
Tham gia lĩnh vực cây xanh ở Hà Nội có đến 24 doanh nghiệp, trong đó chỉ 3 doanh nghiệp công ích, còn lại là các doanh nghiệp xã hội hoá nhưng đều thực hiện từ nguồn ngân sách.
"Lãnh đạo thành phố đã họp và thấy chi phí như trên là không hợp lý, yêu cầu tính lại đơn giá định mức. Kết quả giảm từ 886 tỷ còn 178 tỷ đồng, tiết kiệm 708 tỷ", ông Chung nói.
Chủ tịch TP Hà Nội cho biết, một tháng qua Hà Nội tạm dừng công việc liên quan đến vườn hoa, cây xanh để triển khai lại theo yêu cầu mới. Chính vì vậy, nhiều người phản ánh "Hà Nội không làm đẹp thành phố".
Ông Chung khẳng định: "Sau một tháng tạm dừng, Hà Nội sẽ tiếp tục duy tu, duy trì cây xanh để làm đẹp thành phố hơn trước đây, trồng cây xanh nhiều hơn, tiến hành thiết kế dải phân cách giữa ở các đường phố gồm 4 tầng cây, một tầng cây xanh và 3 tầng cây hoa".
Theo Chủ tịch TP Hà Nội, thời gian tới, thành phố hạn chế tối đa cắt tỉa cây xanh và cỏ bằng phương pháp thủ công, chuyển sang cơ giới hoá. Trong 5 năm tới Hà Nội sẽ trồng thêm 1 triệu cây xanh, trong đó trồng bổ sung hơn 1.000 cây xanh ở khu vực phố cổ.
Trước đó, ngày 15.8, trong buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung thông tin, thành phố quyết định dừng lại toàn bộ việc cắt tỉa và trồng cây hoa cảnh tại các vườn hoa trên địa bàn chỉ để lại một số vườn hoa xung quanh hồ Hoàn Kiếm và một số điểm quan trọng. Ông Chung cho hay, quyết sách này giúp thành phố tiết kiệm được khoảng 700 tỷ đồng mỗi năm. Thành phố đã yêu cầu tất cả các quận dừng việc này từ 1.7.
Theo Tất Định (Dân Việt)
Rà lại chi phí cắt cỏ, Hà Nội sẽ tiết kiệm được 700 tỷ đồng Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, sau 6 lần họp thành phố mới làm rõ được khoản tiền hơn 800 tỷ đồng mỗi năm gần như chỉ để dùng cho việc cắt cỏ chứ chưa có chăm sóc cây xanh nên rất vô lý. Sau khi rà lại, chi phí sẽ giảm xuống chỉ còn... 178 tỷ. Đại lộ...