Chủ tịch Hà Nội: 8 triệu dân chỉ có 300 máy thở, để dịch bùng phát là đại họa
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng với số máy thở hiện có nếu thành phố để dịch bùng phát sẽ là đại họa.
Ngày 1/4, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội tiếp tục họp trực tuyến với các quận, huyện để triển khai các biện pháp quyết liệt kiểm soát dịch bệnh.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại phiên họp.
Quán triệt quận huyện làm tốt công tác tuyên truyền đến từng gia đình, từng người dân chấp hành nghiêm lời kêu gọi của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chỉ thị của Thủ tướng và của thành phố, Chủ tịch TP Hà Nội lưu ý mọi người dân phải luôn nhìn thấy nguy cơ.
Dẫn chứng như ở Pháp có 85 triệu dân thì có 17.000 máy thở, chia trung bình 5 triệu dân có 1.000 máy thở; ở Đức 1,7 triệu dân có 1.000 máy thở; nhưng ở Hà Nội 8 triệu dân chỉ có 300 máy thở.
Do vậy, Chủ tịch TP Hà Nội cho rằng, nếu dịch bùng phát sẽ là đại họa, cách tốt nhất lúc này là phòng ngừa và hạn chế tới mức thấp nhất.
Quang cảnh phiên họp.
Cũng theo Chủ tịch TP Hà Nội, hiện thành phố đang là nơi có số ca nhiễm nhiều nhất cả nước, trong đó có 33 trường hợp được phát hiện, ngăn chặn ở sân bay; 56 trường hợp được phát hiện trong nội địa.
“Sự nguy hiểm của dịch phải căn cứ vào con số phát hiện trong nội địa chứ không phải con số ta đã chặn ở sân bay bởi số nhập cảnh còn lại nếu có nhiễm cũng không lo lây lan khắp nơi vì đã kịp cách ly”, ông Chung nói.
Nguy cơ lớn nhất hiện nay, theo ông Chung, vẫn là ổ dịch từ Công ty Trường Sinh với 37 trường hợp mắc, có trường hợp bệnh nhân lây nhiễm khiến F2 trở thành F0. Nhưng đến nay, thành phố đang cơ bản rà soát kỹ tất cả trường hợp liên quan có yếu tố Bệnh viện Bạch Mai trên địa bàn.
Chủ tịch TP Hà Nội nhấn mạnh, biện pháp cách ly xã hội như Thủ tướng yêu cầu chính là để chia nhỏ, không tạo cơ hội lây lan và bùng phát dịch thành những đốm to. Việc khoanh từng đốm nhỏ và xử lý sẽ có hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, việc Thủ tướng cấm toàn bộ các hoạt động đông người từ hơn 1 tháng qua cũng làm giảm nguy cơ lây lan rất nhiều.
Ý kiến của các chuyên gia cho rằng nếu cách ly xã hội mà không được sự đồng thuận của một nhóm nhỏ dân số thì sẽ không mang hiệu quả ngay. Chỉ cần 10% đi ra ngoài thì vẫn tạo nguy cơ lây nhiễm, nếu 40% đi ra ngoài thì việc cách ly xã hội gần như không đem lại hiệu quả. Vì vậy, ông Chung nhấn mạnh việc cách ly tại nhà sẽ giúp phòng, ngừa dịch bệnh hiệu quả.
“Cần quản lý, thực hiện tốt các biện pháp cách ly. Với các đối tượng từ nước ngoài về có thể yên tâm vì xét nghiệm, sàng lọc hết, nhưng sau 14 ngày cho về nhà vẫn phải tự cách ly”, ông Chung nói.
Video: Phóng viên đài VTC tác nghiệp tại bệnh viên Bạch Mai trong 1 tháng
XUÂN TRƯỜNG
Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Thân nhân người cách ly không cần gửi đồ, thành phố luôn cung cấp đầy đủ
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nêu rõ: "Thân nhân các trường hợp đang cách ly yên tâm là người nhà đang được TP phục vụ tốt, cung cấp đầy đủ".
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu tại cuộc họp
Chiều 23-3, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid -19 Hà Nội đã chủ trì phiên họp trực tuyến thứ 24 với các quận huyện, phường xã.
Nhận diện rõ 4 nhóm nguy cơ
Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND TP đánh giá, thời gian qua, các quận huyện đã có nhiều sáng tạo trong công tác chống dịch, tuân thủ chỉ đạo của Trung ương và TP; trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ xác định rõ các trường hợp F1, F2; khẩn trương áp dụng cách ly; phản ứng nhanh với các tình huống theo đúng chủ trương thành phố đặt ra là: "Phát hiện nhanh, cách ly sớm, khẩn trương xét nghiệm phân loại...".
TP cũng nhận được sự phối hợp chặt chẽ của Ban Chỉ đạo Trung ương, Bộ Y tế... Các vướng mắc về nghiệp vụ, chuyên môn y tế đều được giải quyết kịp thời.
Từ tình hình thực tế, Chủ tịch UBND TP nêu rõ, diễn bệnh diễn biến vô cùng phức tạp trên thế giới, chưa ai phán đoán được thời điểm kết thúc; virus có tốc độ lây lan nhanh, trong mọi điều kiện thời tiết. Tại Hà Nội đã có ca bệnh lây nhiễm chéo tại cộng đồng và trong cơ sở y tế...
Theo Chủ tịch UBND TP, TP xác định 4 nguồn lẫy nhiễm: quá trình đi lại của công dân nước ngoài, Việt Nam có tiếp xúc với bệnh nhân; số công dân đi từ vùng dịch về; lây nhiễm chéo trong các trung tâm cách ly tập trung; khu vực cách ly F1 tại bệnh viện, nơi chữa bệnh cho các ca nhiễm; số công dân đi từ nước ngoài về.
Từ đó, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh: "Đây là 4 nhóm nguy cơ chúng ta phải nhận diện rõ để tuyên truyền sao cho người dân nắm được, đồng lòng, tự giác tham gia phòng chống dịch bệnh Covid -19".
"Bệnh viện là chiến trường chính"
Trên tinh thần Thủ tướng chỉ đạo "chống dịch như chống giặc", Chủ tịch UBND TP nêu vấn đề, "chiến trường" chính là ở các bệnh viện bởi "dù có xác định sớm, cách ly sớm, xét nghiệm sớm thì cũng phải vào bệnh viện để chữa trị. Do đó, chuẩn bị cho các bệnh viện trong giai đoạn này là quan trọng số 1".
Về các công việc cụ thể, Chủ tịch UBND TP đề nghị các đơn vị tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền các chỉ đạo của Trung ương, thành phố, khuyến cáo của Bộ Y tế; công khai minh bạch công tác phòng chống để người dân yên tâm, không hoang mang, dao động.
Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, kiểm tra, rà soát trang thiết bị, vật tư, con người, chuẩn bị đủ nguồn lực để đáp ứng tình huống xấu nhất.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung tiếp tục khuyến cáo người dân từ nay đến 5-4, nếu không có việc cần thiết thì không nên ra ngoài đường.
Nếu phải đi ra đường thì cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với các người khác để phòng ngừa. Công dân Hà Nội hạn chế đi lại, du lịch ở các tỉnh thành phố khác. Cần vận động người dân trong diện nghi ngờ lấy mẫu xét nghiệm...
TP khuyến khích các công ty sử dụng hệ thống trực tuyến để làm việc; mua bán online; giảm đáng kể các cuộc họp không cần thiết. Các trụ sở làm việc phải tổ chức đo thân nhiệt, khử khuẩn. Trung tâm thương mại cần tổ chức phòng ngừa cho khách và nhân viên, thường xuyên vệ sinh khử khuẩn.
"Thân nhân các trường hợp đang cách ly yên tâm là đang được TP phục vụ tốt, cung cấp đầy đủ. Mọi người không nên quá lo lắng, tập trung lên khu cách ly gửi đồ bởi nếu không cẩn thận, không đảm bảo khử khuẩn thì rất nguy hiểm; đề nghị các đơn vị quản lý cũng không nhận các quà này", Chủ tịch UBND TP nói.
Chủ tịch UBND TP đặc biệt lưu ý, các bệnh viện đang tổ chức cách ly phải đảm bảo yêu cầu của Bộ Y tế và nêu rõ: "Ở bệnh viện, phải thiết lập 3 vòng. Vòng 1, vòng 2 là y tá, bác sỹ, người phục vụ; vòng 3 chỉ thực hiện tiếp tế cho vòng 2. Những người làm nhiệm vụ phải có khu cách ly riêng, ở tập trung, không được về để phòng tối đa lây nhiễm...".
"Không chỉ riêng giới trẻ mà tất cả mọi lứa tuổi đều có nguy cơ lây nhiễm Covid -19", Chủ tịch UBND TP cảnh báo .
Cựu thanh niên xung phong 20 năm "thắp lửa" thiện nguyện Ở tuổi 74, nếu như nhiều người sẽ chọn cách an hưởng tuổi già, vui vầy bên con cháu thì cựu thanh niên xung phong (TNXP) Hà Thị Nhụ (Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn nhiệt huyết với công tác thiện nguyện. Đã 20 năm qua, bà cùng các nhà hảo tâm giúp đỡ, sẻ chia với nhiều hoản cảnh khó khăn, những mảnh...