Chủ tịch Chung: “Doanh nghiệp cứ phản ánh, chúng tôi sẽ chấn chỉnh”
Tôi cho phép các doanh nghiệp nếu thấy đơn vị, cơ quan nào đặt lịch làm việc qua điện thoại có thể từ chối – ông Nguyễn Đức Chung nói với 1.500 công nhân, chủ doanh nghiệp Hà Nội
Sáng 19.5, UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị “Đối thoại với công nhân lao động các khu công nghiệp và chế xuất năm 2017″. Buổi đối thoại có sự tham gia của gần 1.000 công nhân, đại diện cho 150.000 công nhân làm việc trong 11 khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn.
Ông Nguyễn Đức Chung lắng nghe nguyện vọng của doanh nghiệp. Ảnh: Quang Anh.
Phản ánh với Chủ tịch Hà Nội về thực trạng cơ quan chức năng tới kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp quá nhiều, ông Đỗ Văn Thắng (Trưởng phòng Hành chính công ty Zamil Steel, Khu công nghiệp Nội Bài) cho rằng các đoàn tới kiểm tra đang không liên hệ với Ban quản lý khu công nghiệp theo quy định.
“Riêng công ty Zamil Steel, 4 tháng đầu năm mỗi tháng tiếp một đoàn kiểm tra. Vừa qua, chúng tôi nhận được công văn của UBND huyện Sóc Sơn yêu cầu kiểm tra công tác ATVSTP, trong khi tháng 4 vừa rồi doanh nghiệp ở Khu công nghiệp Nội Bài đã được Sở Y tế kiểm tra rồi – ông Thắng phản ánh.
Vị trưởng phòng hành chính doanh nghiệp cho hay khi nhận được yêu cầu kiểm tra tiếp, ông phản hồi với Ban quản lý khu công nghiệp Nội Bài và đơn vị này liên hệ hỏi Phòng Y tế huyện Sóc Sơn hỏi thì được chính quyền trả lời “tái kiểm tra”.
“Như vậy, trung bình mỗi tháng chúng tôi bị kiểm tra một lần. Doanh nghiệp không phản đối kiểm tra vì kiểm tra là tốt, nhưng phải phù hợp, nhiều quá sẽ phiền hà. Nhiều đoàn kiểm tra hướng dẫn thì ít mà tìm lỗi doanh nghiệp, nêu hình phạt thì nhiều. Tôi mong UBND chỉ đạo các cơ quan chức năng tuân thủ chỉ thị của Thủ tướng về việc kiểm tra doanh nghiệp một năm một lần.
Video đang HOT
Theo ông Thắng, khi đoàn kiểm tra xuống thẳng doanh nghiệp đưa quyết định mà “công ty không tiếp họ sẽ mặc cảm không tốt, nếu tiếp thì không đúng chỉ đạo của thành phố và của khu công nghiệp”.
Ông Đỗ Văn Thắng (Trưởng phòng Hành chính công ty Zamil Steel, Khu công nghiệp Nội Bài). Ảnh: Quang Anh.
Bộc bạch với lãnh đạo thành phố, đại diện doanh nghiệp chần tình có đoàn kiểm tra hôm trước xuống thì hôm nay mới gọi điện báo “bọn anh có 6 người xuống, doanh nghiệp chuẩn bị đi”.
Không biết đặt vào vị trí đấy, các vị cảm thấy như thế nào – ông Thắng đặt câu hỏi.
Chia sẻ với những khó khăn doanh nghiệp gặp phải, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định bản thân ông thống nhất quan điểm việc các đoàn kiểm tra, thanh tra xuống làm việc với công ty phải thông qua ban quản lý khu công nghiệp theo quy định.
“Cách đây ít ngày, Thủ tướng có buổi tiếp xúc với trên 4.000 doanh nghiệp. Sau buổi này, Thủ tướng đã ra chỉ thị 20, quy định rõ mỗi năm chỉ có một đoàn kiểm tra, thanh tra vào doanh nghiệp một lần. Tôi ủng hộ doanh nghiệp về việc này” – ông Chung nhấn mạnh.
“Tôi có vợ làm doanh nghiệp tư nhân từ năm 1995 và hiểu sâu sắc các đoàn kiểm tra thế nào. Tính riêng mảng PCCC chẳng hạn, từ cấp quận, thành phố rồi tới cấp Bộ; Quản lý thị trường hay Y tế cũng vậy. Tôi ủng hộ mỗi đoàn kiểm tra chỉ vào 1 năm/lần và phải báo trước cho doanh nghiệp. Tôi chia sẻ với chủ doanh nghiệp về việc này” – người đứng đầu thành phố nói.
“Tôi cho phép các doanh nghiệp, nếu cơ quan nào liên hệ làm việc qua điện thoại thì có thể từ chối, trình bày rõ đã có cơ quan tới kiểm tra vấn đề này rồi. Doanh nghiệp cứ mạnh dạn trao đổi”, ông Chung gợi ý cách tháo gỡ.
Tuy nhiên, người đứng đầu thành phố lưu ý doanh nghiệp phải chấp hành kiểm tra đột suất của các đơn vị chức năng như Cảnh sát môi trường, Quản lý thị trường… khi họ phát hiện các vụ việc về nguồn gốc hàng hóa, thực phẩm đưa vào bữa ăn công nhân không đảm bảo chất lượng, thực phẩm bẩn, nguồn gốc…
“Thành phố đã có đường dây nóng, nếu thấy bất cập, doanh nghiệp cứ phản ảnh và chúng tôi sẽ chấn chỉnh”.
Liên quan đến Chỉ thị mới đây của Thủ tướng, ông Chung cho biết Hà Nội sẽ đặt lịch làm việc với các đoàn thanh tra của Bộ chuyên ngành, Thanh tra Chính phủ… đề nghị một năm các đoàn chỉ vào thành tra, kiểm tra một lần và cử một đoàn. Nếu liên quan đến nhiều nội dung, Hà Nội đề nghị cấp trên cử thêm cán bộ liên ngành vào làm việc cùng các đoàn.
Theo Quang Anh (Zing)
Đồng Tâm là "bài học lớn" với người dân và cơ quan quản lý
Phó tổng Thanh tra Chính Phủ Ngô Văn Khánh cho hay vụ tranh chấp đất đai dẫn đến 38 người bị giữ ở Đồng Tâm (Mỹ Đức) là "bài học lớn với người dân và cơ quan quản lý nhà nước".
Tại cuộc họp báo quý I sáng 24/4, trước câu hỏi liên quan việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong sự việc xảy ra ở Đồng Tâm (Mỹ Đức) vừa qua, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh cho rằng: "Đây là bài học lớn cho cả hai phía, không chỉ người dân mà cả cơ quan quản lý nhà nước".
"Sau vụ việc này, Thanh tra Chính phủ với tư cách là cơ quan trực tiếp tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo sẽ cùng các cơ quan nhà nước khác tổng kết, rút kinh nghiệm, thận trọng đưa ra những kiến nghị, bổ sung vào quá trình quản lý của mình", ông Khánh nói.
Việc Hà Nội lập đoàn thanh tra khu đất đồng Sênh (Đồng Tâm), ông Khánh cho hay: "đây là cuộc thanh tra thuộc thẩm quyền của Hà Nội. Lãnh đạo Thành phố đã chỉ đạo và khẳng định việc thanh tra sẽ diễn ra khách quan nên Thanh tra Chính phủ không can thiệp và không cử người tham gia".
Khu đất ở xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội đang trong quá trình thanh tra. Ảnh: Bá Đô.
Tuy vậy theo ông Khánh, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thanh tra, Thanh tra Chính phủ sẽ theo dõi sát sao quá trình thanh tra khu đất này, phối hợp với Hà Nội giám sát để đảm bảo cuộc thanh tra "thực hiện đúng quy định của pháp luật và có kết quả chính xác, chặt chẽ nhất".
Trước đó tối 20/4, Thanh tra Hà Nội đã công bố quyết định thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Kết quả sẽ được công bố sau 45 ngày.
Quyết định của Thanh tra Hà Nội được đưa ra 5 ngày sau việc 38 công an, cán bộ của Hà Nội bị bắt giữ tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, Mỹ Đức), liên quan việc cưỡng chế giải tỏa đất đai ở địa phương này.
Căng thẳng tại xã Đồng Tâm kéo dài từ ngày 15 đến 22/4 mới được tháo gỡ hoàn toàn sau cuộc đối thoại giữa Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung với người dân thôn Hoành.
Theo Bá Đô (VNE)
Đồng Tâm - 8 ngày thành "điểm nóng" Tiếng vỗ tay vang lên khi Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cùng các cán bộ, chiến sỹ bước ra khỏi nhà văn hóa thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức kết thúc 8 ngày địa phương này là "điểm nóng". Điểm nóng Đồng Tâm đã được hạ nhiệt sau một tuần căng thẳng. Ngày 15.4, cơ quan chức năng tiến...