Chủ tịch Bình Định: Không được để TP Quy Nhơn bị phong tỏa
Kiểm tra các chốt kiểm soát y tế ở cửa ngõ ra vào TP Quy Nhơn và cả tỉnh, ông Nguyễn Phi Long – Chủ tịch tỉnh Bình Định nhấn mạnh chỉ đạo, không được để thành phố trung tâm tỉnh phải phong tỏa.
Mỗi ngày vẫn còn 300 – 400 người dân Bình Định từ vùng dịch các tỉnh phía Nam trở về quê, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao.
Ngày 2/9, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long trực tiếp đến thăm, động viên và tặng quà cho lực lượng làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 trên quốc lộ 1D (thuộc phường Ghềnh Ráng) và quốc lộ 1A (thuộc phường Bùi Thị Xuân) ở TP Quy Nhơn. Đây là 2 chốt kiểm dịch Covidd-19 đặc biệt quan trọng ở cửa ngõ ra vào thành phố và tỉnh Bình Định
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long (thứ 2 từ phải qua) thăm, động viên và trao quà cho chốt kiểm dịch Covid-19 trên quốc lộ 1A nhân dịp Quốc khánh 2/9.
Ông Nguyễn Phi Long nhận định, hiện tình hình dịch Covid-19 tại TPHCM và các tỉnh phía Nam vẫn còn phức tạp; số lượng người dân từ các tỉnh, thành này về Bình Định còn rất nhiều nên nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao.
Hiện mỗi ngày có khoảng 300-400 người từ các tỉnh, thành có dịch Covid-19 về Bình Định qua các chốt kiểm soát; trong đó, chủ yếu là các tỉnh Gia Lai, Phú Yên, TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương…
Vì vậy, lực lượng làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm dịch Covid-19 trên QL1D và QL1A đóng vai trò rất quan trọng. Bởi đây là tuyến đầu của tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch của tỉnh.
Dù ngày nghỉ lễ Quốc khánh mùng 2/9, các lực lượng tuyến đầu vẫn căng mình chống dịch.
“Tỉnh Bình Định không ngăn sông cấm chợ, bà con từ các tỉnh có dịch Covid-19 ở phía Nam về qua 2 chốt kiểm soát ở TP Quy Nhơn khai báo y tế, test nhanh, sau đó đưa lên xe bàn giao các địa phương đưa về cách ly tập trung 14 ngày”, ông Long nói.
Ông Nguyễn Phi Long cho rằng TP Quy Nhơn không thể phòng dịch Covid-19 kiểu “thấy ca Covid-19 chỗ nào thì chống chỗ đó” mà phải chủ động tầm soát, đón đầu Covid-19. Trong đó, phải định kỳ test nhanh, xét nghiệm trên diện rộng khoảng 10 – 20% dân số toàn thành phố, cứ một tuần thực hiện một lần.
TP Quy Nhơn thực hiện test nhanh tầm soát đối với khu vực nguy cơ lây nhiễm cao.
“TP Quy Nhơn phải linh hoạt trong công tác phòng chống dịch, khu vực có nguy cơ cao, đối tượng có nguy cơ cao là phải test nhanh, kết hợp xét nghiệm PCR mẫu gộp. Không để sót khu vực hay sót đối tượng nào thì mới yên tâm. Không để Quy Nhơn bị phong tỏa như một số địa phương khác trong tỉnh”, ông Nguyễn Phi Long nói.
Ông Nguyễn Phương Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn cho biết, sau khi ghi nhận 2 ca nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng tại phường Bùi Thị Xuân, UBND TP Quy Nhơn ngay lập tức phong tỏa tạm thời xã Phước Mỹ và 3 phường: Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Hải Cảng 48 giờ (từ ngày 30 – 31/8) để tầm soát, truy vết.
Người dân, chủ yếu là các tiểu thương đến test nhanh có trả phí tại Nhà văn hóa Lao Động tỉnh Bình Định.
Qua tầm soát 75% dân số tại 4 phường, xã tạm phong tỏa nói trên, ngành y tế thành phố chưa phát hiện ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Hiện TP Quy Nhơn đang thực hiện kế hoạch test nhanh để tầm soát diện rộng trên địa bàn, đặc biệt là những khu vực nguy cơ cao.
Cùng ngày, ông Nguyễn Phi Long đi thăm, động viên lực lượng làm nhiệm vụ tại điểm test nhanh Covid-19 tự nguyện có thu phí tại Nhà văn hóa Lao Động tỉnh Bình Định và điểm test nhanh tầm soát Covid-19 tại phường Lê Lợi (TP Quy Nhơn).
Tỉnh Bình Định yêu cầu một tuần một lần phải test nhanh từ 10-20% dân số toàn thành phố ở những vùng nguy cơ cao.
Bà Nguyễn Phạm Thanh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND phường Lê Lợi cho biết, dự kiến trong ngày 2/9, phường sẽ thực hiện test nhanh tầm soát cho khoảng hơn 500 người dân, chủ yếu ở 3 vùng có nguy cơ cao. Đây là những người hành nghề xe thồ, xích lô, khu vực cho thuê trọ và những vùng người dân đi làm ăn xa. Đến nay, chưa ghi nhận trường hợp nào mắc Covid-19.
Dốc toàn lực ngăn chặn các ổ dịch ở huyện Phù Cát
Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Định, ngày 2/9, tỉnh này ghi nhận thêm 20 người mắc Covid-19. Trong đó, riêng huyện Phù Cát chiếm 18 người và 2 người từ TPHCM về địa phương.
Đặc biệt, trong số ca mắc Covid-19 mới ở huyện Phù Cát, nhiều ca phát hiện trong cộng đồng. Đến nay, tỉnh này ghi nhận 737 ca mắc Covid-19, trong đó gần 500 ca khỏi bệnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long cho biết, hiện ngành y tế tỉnh và huyện Phù Cát đang tập trung ngăn chặn dịch Covid-19, cố gắng trong 5 ngày nữa phải khoanh được vùng dịch ở huyện này.
Đối với các địa phương khác, tình hình dịch bệnh cơ bản sẽ được khống chế trong một tuần tới.
Cụ thể, thị xã An Nhơn đã kiểm soát được tình hình dịch Covid-19, riêng phường Đập Đá còn phức tạp nhưng dự kiến trong tuần này sẽ giải quyết xong.
Huyện Tuy Phước còn có nguy cơ dịch ở thị trấn Diêu Trì và huyện Hoài Ân còn nguy cơ ở xã Ân Tường Tây nhưng cơ bản nằm trong tầm kiểm soát.
Kiên Giang: Vận chuyển 8 tấn lương thực, thực phẩm hỗ trợ người dân TP.HCM
8 tấn lương thực, thực phẩm thiết yếu được tỉnh Kiên Giang chuyển lên TP.HCM trong ngày 27.8 để hỗ trợ người dân trong các vùng phong tỏa, khu cách ly.
Hàng hóa được chất lên xe để chở đến TP.HCM. Ảnh XUÂN LAM
Ngày 27.8, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Kiên Giang phối hợp Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang tổ chức vận chuyển 8 tấn lương thực, thực phẩm thiết yếu lên TP.HCM để hỗ trợ người dân đang gặp khó khăn trong các vùng phong tỏa, khu cách ly.
Ngày 27.8: Kỷ lục 17.428 ca Covid-19, 10.126 ca khỏi | TP.HCM 5.383 ca | Bình Dương 8.767 ca
8 tấn lương thực, thực phẩm thiết yếu bao gồm: 2 tấn gạo, 4 tấn khoai lang, 3 tấn rau, củ, quả, 2.000 hột vịt, 120 chai nước nắm và các loại lương thực khô với tổng số tiền trên 105 triệu đồng.
Những phần quà đầy ý nghĩa này được Hội Chữ thập đỏ tỉnh Kiên Giang vận động các doanh nghiệp và nhà hảo tâm trong tỉnh đóng góp. Đặc biệt, các loại rau, củ, quả được vận chuyển trong dịp này cũng là số rau, củ, quả mà các doanh nghiệp trực tiếp mua giúp nông dân không tiêu thụ được do dịch bệnh. Qua đó vừa góp phần chung tay giảm bớt khó khăn cho nông dân địa phương, vừa góp phần chung tay với chính quyền TP.HCM chăm lo, chia sẻ và giảm bớt khó khăn với người dân trong điều kiện dịch bệnh, thời gian cách ly kéo dài như hiện nay.
Để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, các xe tham gia làm nhiệm vụ được phun khử khuẩn, tài xế đã được xét nghiệm test Covid-19 và trong suốt quá trình di chuyển phải mặc đồ bảo hộ. Tại TP.HCM, các xe sẽ vận chuyển lương thực, thực phẩm đến các địa điểm nhận hỗ trợ trên địa bàn H.Bình Chánh. Các địa điểm này sẽ làm đầu mối phân phát quà đến tay bà con trong vùng phong tỏa, khu cách ly ở TP.HCM.
Đây là chuyến hàng thứ 4 được tỉnh Kiên Giang tổ chức hỗ trợ người dân TP.HCM.
Nam thanh niên vượt suối, băng rẫy vào khu phong tỏa thăm người yêu Do khu vực người yêu sinh sống đang bị phong tỏa để kiểm soát dịch, nam thanh niên đã bất chấp quy định giãn cách, băng suối, vượt rẫy cà phê để vào thăm người yêu. Chiều 27/8, một lãnh đạo Công an xã Chư Kpô (huyện Krông Búk, Đắk Lắk) xác nhận, đơn vị đã lập biên bản vi phạm quy định...