Chủ tịch An Quý Hưng rút khỏi HĐQT Vinaconex ICT
Ông Nguyễn Xuân Đông vừa có đơn xin rút khỏi vị trí thành viên HĐQT Công ty cổ phần phát triển du lịch Vinaconex ( Vinaconex ICT)vì lý do cá nhân cùng thời điểm Vinaconex muốn rót vốn cho công ty “con” thông qua việc mua trái phiếu chuyển đổi.
Phối cảnh dự án khu đô thị Cái Giá trên đảo Cát Bà do VInaconex ICT làm chủ đầu tư
Ông Nguyễn Xuân Đông được bầu vào HĐQT Công ty Vinaconex ICT trong phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên ngày 1/3/2019. Ngoài chức vụ thành viên HĐQT của Vinaconex ICT, ông Nguyễn Xuân Đông còn giữ chức thành viên HĐQT, Tổng giám đốc Vinaconex; Chủ tịch HĐQT Vimeco, Chủ tịch HĐQT Vinaconex 25, thành viên HĐQT nhiều công ty thành viên khác của Vinaconex.
Sau gần 2 tháng giữ chức vụ thành viên HĐQT của Vinaconex ICT, ông Nguyễn Xuân Đông bất ngờ xin từ nhiệm vì lý do cá nhân.
Công ty Vinaconex ICT đang gây chú ý quan tâm của giới đầu tư khi trong một thời gian rất ngắn, giá cổ phiếu của công ty này đã tăng với tốc độ phi mã, từ 5.100 đồng (ngày 7/3/2019) lên 22.300 đồng (ngày 24/5/2019) trong khi báo cáo kinh doanh cho thấy, công ty vẫn đang lỗ.
Vinaconex ICT trước đây chính là Ban quản lý dự án Cái Giá – Cát Bà trực thuộc Vinaconex. Đơn vị này được thành lập với nhiệm vụ thực hiện đầu tư Dự án Cát Bà Amatina nằm tại vịnh Cái Giá, đảo Cát Bà. Sau hai năm thành lập, Ban quản lý dự án được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển du lịch Vianconex với số vốn điều lệ ban đầu là 300 tỷ đồng do các cổ đông sáng lập là Vinaconex (53% vốn điều lệ), Ngân hàng Eximbank (10% vốn điều lệ), Công ty chứng khoán Ngân hàng NN và PTNT (10,67% vốn điều lệ) và các cổ đông khác.
Phối cảnh khách sạn 5 sao trong dự án Cát Bà Amatina của Vinaconex ICT
*Cũng trong thời điểm này, cùng với việc ông Nguyễn Xuân Đông rút khỏi HĐQT, Công ty Vinaconex ICT đang thực hiện một đợt huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ để vay vốn từ công ty mẹ Vinaconex.
Video đang HOT
Cụ thể, ngày 19/3/2019, HĐQT Công ty Vinaconex ICT đã có nghị quyết triển khai phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ với số lượng 3 triệu trái phiếu, mệnh giá 100 nghìn đồng. Tổng giá trị trái phiếu phát hành là 300 tỷ đồng. Số tiền này được huy động để thực hiện dự án khu đô thị Cái Giá trên đảo Cát Bà, mà chủ yếu sử dụng nộp tiền sử dụng đất và tiền phạt chậm nộp.
Vừa qua, Vinaconex đã có phương án đầu tư tiền để mua trái phiếu của Công ty Vinaconex ICT, mở đường cho việc Vinaconex đổ vốn vào công ty con đang thua lỗ này.
Khi Vinaconex có phương án rót vốn cho Vinconex ICT thông qua việc mua trái phiếu chuyển đổi thì đã có ý kiến trái chiều bởi việc mua trái phiếu bởi tiềm ẩn những yếu tố rủi ro có thể biết trước.
Theo một số nguồn tin của Báo Pháp Luật, Tổng công ty đã đầu tư vào công ty con Vinaconex ICT hơn 192 tỷ đồng; bảo lãnh tín dụng hơn 154 tỷ đồng nên nếu Tổng công ty tiếp tục bỏ ra 300 tỷ để mua trái phiếu chuyển đổi mà không có tài sản đảm bảo sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc vay vốn qua phát hành trái phiếu để thực hiện dự án mà Vinaconex ICT lại chưa có kế hoạch cụ thể cho việc triển khai dự án, nguồn vốn để triển khai tiếp theo thì sẽ là “phiêu lưu”.
Dường như việc đưa ra phương án huy động vốn cho Vinaconex ICT là một bài tính đánh vào tâm lý của giới đầu tư chứng khoán, đẩy giá cổ phiếu lên bất thường. Giá cổ phiếu của Vinaconex ICT (mã cổ phiếu VCR) đã tăng phi mã đến gần 400% từ đầu năm đến nay.
Giá cổ phiếu VCR trong tháng 1 và 2 chỉ đạt ngưỡng 4.100 đồng đến 5.000 đồng/cổ phiếu…
Cụ thể, trong tháng 1 và 2/2019, giá cổ phiếu VCR chỉ dao động từ 4.100 đồng đến 5.000 đồng/cổ phiếu thì sau phiên họp Đại hội đồng cổ đông Vinaconex ICT ngày 1/3/2019, trong khi giá chuyển đổi của Vinaconex là 10.000 đông/cổ phần thì giá cổ phiếu VCR liên tục tăng điểm. Ngày 19/3/2019, HĐQT Vinaconex ICT ra nghị quyết về phát hành trái phiếu, giá cổ phiếu VCR tăng lên 10.000 đồng/cổ phiếu. Trong các phiên giao dịch gần đây, giá cổ phiếu VCR đã đạt đỉnh 22.300 và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Điều đáng nói, trong báo cáo tài chính 2 năm gần nhất, Vinaconex ICT luôn lỗ với mức lợi nhuận “âm” lần lượt là 15 tỷ (năm 2017) và 11 tỷ (năm 2018). Phương án huy động vốn cũng chỉ dự kiến làm cho công ty không lỗ, với mức lợi nhuận kỳ vọng là 1,8 tỷ đồng. Vậy, với những gì đang diễn ra thì liệu phương án huy động vốn này có thực sự tạo ra sự phát triển bền vững hay bất chấp các rủi ro, các lãnh đạo Vinaconex thực sự chỉ nhằm đến việc kích thích thị trường và đạt được mục tiêu ngắn hạn, bất chấp rủi ro dài hạn cho các cổ đông?
Giá cổ phiếu VCR tăng phi mã đến 400% sau khi có phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi để huy động vốn cho dự án có tổng mức đầu tư lên đến 1 tỷ USD và đang khát vốn
Trước đó Tổng Công ty Vinaconex đã có động thái thay đổi hàng loạt những người của An Quý Hưng vào các vị trí lãnh đạo hàng chục công ty thành viên như Công ty Cổ phần Xây dựng số 12, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển năng lượng Vinaconex, Công ty Cổ phần Vimeco, Công ty Cổ phần Xây dựng số 1, Công ty Cổ phần Vận tải Vinaconex. Chính động thái các đại diện An Quý Hưng nắm giữ hết các vị trí chủ chốt tại Vinaconex và các Công ty thành viên này đã tạo nên bức xúc trong cổ đông về thực trạng “lợi ích nhóm” An Quý Hưng đang tồn tại tại tổng công ty truyền thống này, không phù hợp với thông lệ công ty đại chúng niêm yết, khiến một số cổ đông vừa qua đã khởi kiện.
Bình Minh
Theo baophapluat.vn
Nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản tại Việt Nam được đánh giá ở mức cao, trong khi lĩnh vực chứng khoán chỉ trung bình.
Sau khi nổi đình nổi đám từ thương vụ huy động được gần 7.400 tỷ mua 58% cổ phần của Vinaconex (mã chứng khoán VCG), Công ty TNHH An Quý Hưng gây chú ý như một "diễn biến lạ" trên thị trường chứng khoán năm 2018. Nhưng, với năm 2019 thì công ty này đã bộc lộ thực trạng là khoản nợ khổng lồ phát sinh từ thương vụ thâu tóm vượt quá sức mình và việc doanh nghiệp này huy động vốn qua phát hành trái phiếu thất bại đã phần nào phản ánh niềm tin của giới đầu tư đối với "công ty mẹ" của Vinaconex.
Một sự kiện thu hút được sự quan tâm của thị trường trong tuần qua là việc Công ty TNHH An Quý Hưng và một công ty con của doanh nghiệp này là An Quý Hưng Land huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu lên đến 5.300 tỷ đồng, nhưng không bán được một trái phiếu nào.
Theo thông tin được công bố, An Quý Hưng đã chào bán 2.600 tỷ đồng và An Quý Hưng Land chào bán 2.700 tỷ đồng trái phiếu theo hình thức trái phiếu không chuyển đổi. Tài sản đảm bảo cho các đợt phát hành này là toàn bộ lô 255 triệu cổ phiếu Vinaconex, tương đương toàn bộ 58% cổ phần phổ thông của Vinaconex mà An Quý Hưng bỏ gần 7.400 tỷ đồng mua vào hồi cuối năm 2018.
Trái phiếu của An Quý Hưng và An Quý Hưng Land có lãi suất rất cao và được đảm bảo bằng cổ phiếu VCG. Theo đó, các trái phiếu này của An Quý Hưng và An Quý Hưng Land trả lãi tới 12%/năm cho kỳ tính lãi đầu tiên. Các kỳ sau lãi suất không thấp hơn mức này, được tính bằng lãi tiết kiệm 12 tháng của 4 ngân hàng cộng thêm 4,5%. Trong bối cảnh lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại đang ở mức thấp thì trái phiếu "công tỵ mẹ" của VCG lẽ ra phải là một sản phẩm đầu tư hấp dẫn.
Tuy nhiên, toàn bộ hai lô trái phiếu của An Quý Hưng và An Quý Hưng Land đã không có nhà đầu tư nào đăng ký mua. Có lẽ đây phản ứng của các nhà đầu tư tài chính, nằm ngoài dự kiến của đơn vị phát hành trái phiếu.
Tuy đơn vị phát hành trái phiếu không nói rõ mục đích của đợt huy động vốn này là gì, nhưng nhìn vào những thông tin tài chính liên quan đến An Quý Hưng thì phần nào giới đầu tư cũng đoán biết được mục đích của đợt huy động vốn, đó là áp lực của khoản nợ ngắn hạn lên đến 4.000 tỷ đồng, nợ dài hạn 8000 tỉ đồng.
Theo bản cân đối kế toán năm 2018 của An Quý Hưng thì doanh nghiệp này đang sở hữu một khoản nợ khổng lồ mà nguyên nhân đến từ thương vụ thâu tóm Vinaconex. Đầu năm 2018, tổng tài sản của An Quý Hưng chỉ ở con số hơn 999 tỷ đồng nhưng cuối năm số tài sản đã phát sinh có lên đến 12,6 nghìn tỷ đồng. Cùng với đó là khoản nợ 12 nghìn tỷ đồng.
Trong số các khoản nợ của An Quý Hưng thì số nợ ngắn hạn là con số không hề nhỏ, 4.000 tỷ đồng và chủ yếu là khoản "phải trả ngắn hạn khác", nằm ngoài các khoản tiền liên quan đến các hoạt động chính của doanh nghiệp này. Khoản nợ dài hạn của An Quý Hưng được xác định là 8.000 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu của An Quý Hưng chỉ có khoảng 600 tỷ đồng và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu lên tới 20 lần, trong khi đối với một công ty có trạng thái tài chính bình thường thì tỉ lệ nợ/vốn chủ sở hữu chỉ ở mức 3 lần. Với chênh lệnh quá lớn như trên thì năng lực thực sự của doanh nghiệp này nhà đầu tư nào cũng có thể đoán biết. Đối với một doanh nghiệp xây dựng và bất động sản, áp lực trong việc huy động tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp những nguy cơ và rủi ro cao.
Câu hỏi đặt ra là, An Quý Hưng vẫn đang có trong tay 255 triệu cổ phiếu VCG, đó là tài sản lớn có sức thanh khoản cao thì tại sao các nhà đầu tư lại không quan tâm đến trái phiếu được đảm bảo bằng lô cổ phiêu này? Lý giải về điều này, Luật sư Nguyễn Chí Đại, Công ty luật Việt Bắc cho rằng, việc phát hành trái phiếu chủ yếu nhằm huy động vốn từ các ngân hàng và các nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp, ít nhằm đến các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Việc các nhà đầu tư không mua trái phiếu, phản ánh độ tín nhiệm của đơn vị phát hành. Nói cách khác, dù lãi suất cao thì các ngân hàng và nhà đầu tư không quan tâm nếu đơn vị vay tiềm ẩn nhiều rủi ro.
"Việc phát hành trái phiếu để huy động vốn thường thì tổ chức huy động vốn phải nêu rõ mục đích sử dụng vốn và có kế hoạch khả thi cho thấy việc sử dụng vốn hiệu quả và hoàn vốn đúng thời hạn. Nhưng, trường hợp này, nhiều khả năng các nhà đầu tư đã biết An Quý Hưng và An Quý Hưng Land huy động vốn để trả nợ, đây là điều khiến các nhà đầu tư hiểu rằng, cho An Quý Hưng vay tiền để trả nợ không phải là khoản đầu tư an toàn và không biết công ty sẽ lấy nguồn tiền nào để trả nợ trái phiếu", Luật sư Nguyễn Chí Đại giải thích.
Bên cạnh đó, theo một số luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng và chứng khoán thì uy tín của đơn vị phát hành trái phiếu là rất quan trọng, đặc biệt là đối với số tiền huy động rất lớn. An Quý Hưng Land thực chất vẫn là An Quý Hưng vì đây đều là công ty do ông Nguyễn Xuân Đông thành lập và làm Chủ tịch HĐTV, mới hoạt động từ đầu năm 2017, chưa có vị thế trên thương trường . Do đó, công ty này dù có vay tiền bằng tài sản là cổ phiếu VCG thì cũng khó đảm bảo được uy tín với các nhà đầu tư.
Trước đây đã từng có nhiều trường hợp doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu để huy động vốn nhưng sau đó đã không trả được nợ và đơn vị bảo lãnh đã phải gánh hậu quả, như trường hợp của Vina Megarstar cách đây nhiều năm. Chính Công ty tài chính Vinaconex - Viettel (VVF) là đơn vị mua trái phiếu của Vina Megarstar sau đó phải quay sang truy đòi ngân hàng bảo lãnh nhưng bất thành vì chứng thư bảo lãnh bị vô hiệu.
Với trường hợp An Quý Hưng và An Quý Hưng Land, việc phát hành trái phiếu được bảo lãnh bằng cổ phiếu VCG nhưng câu hỏi đặt ra là nếu An Quý Hưng và An Quý Hưng Land không trả được nợ thì chủ nợ có xử lý được lô cổ phiếu theo phương thức "nhận cả lô" hay bị chia lẻ? Đó chính là rủi ro mà các nhà đầu tư đều có thể nhìn thấy được.
Có vẻ như với đợt huy động vốn thất bại này, thị trường đã phản ánh thiếu niềm tin vơid An Quý Hưng chứ không phải là cái danh "công ty mẹ" của Vinaconex như cái danh xưng xuất hiệu sau vụ thâu tóm "cá bé nuốt cá lớn" diễn ra cuối năm 2018.
Bình Minh
Theo baophapluat.vn
Hội đồng quản trị Vinaconex được hoạt động trở lại Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng công ty Vinaconex tiếp tục được hoạt động trở lại sau khi tòa án ra quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, mới đây. Hội đồng quản trị Vinaconex tiếp tục hoạt động trở lại sau hơn 20 ngày "đóng băng" Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng công ty CP Xuất...