Chủ tịch Agribank: ‘Ngân hàng lấy gì sống nếu không dám cho vay’
Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, những sai lầmcủa cán bộ chủ chốt trước đây là cơ hội để Agribank nhìn nhận lại mình và hoạt động một cách chuẩn mực hơn, chứ không vì thế mà chuyển sang lo sợ, không dám cho vay.
Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Nguyễn Ngọc Bảo trao đổi với báo chí về hoạt động của ngân hàng sau những sự cố vừa qua.
Ông Nguyễn Ngọc Bảo được điều động từ Ngân hàng Nhà nước về làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank từ tháng 7/2011. Ảnh: Nguyễn Quyết
- Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay nếu xét về quy mô tổng tài sản, mạng lưới và nhân sự, nhưng không là đơn vị đi đầu về hiệu quả kinh doanh. Ông nói sao về điều này?
- Thực tế hai năm qua cho thấy chúng tôi đang hoạt động tốt hơn, hầu hết các chỉ số tài chính đều đạt và vượt quy định. Hệ số an toàn vốn trước 2011 dưới 7%, hai năm gần đây đều lên trên 9%. Tỷ lệ an toàn chi trả theo quy định là 15%, chúng tôi đã đạt 16%. Tỷ lệ sử dụng vốn trung dài hạn cho vay ngắn hạn trước đây trên 30% nhưng nay chỉ dưới 24%. Tỷ lệ nợ xấu trước đây trên 6%, nay còn 5,6% và nếu cân đối số vốn đã trích dự phòng rủi ro để trả thì tỷ lệ nợ xấu còn thấp hơn nữa, dự kiến đến năm 2014 sẽ dưới 3%, vượt yêu cầu của Thống đốc.
Danh mục tài sản cũng được cơ cấu lại theo hướng an toàn hơn, tỷ lệ tiền gửi của dân cư, doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên, nhờ vậy thanh khoản của ngân hàng gần hai năm qua tốt, vừa đảm bảo tăng trưởng tín dụng cho thị trường trọng điểm nông thôn mà còn đưa vốn ra thị trường liên ngân hàng. Dự trữ thanh khoản của Agribank lúc nào cũng được đảm bảo ở mức 50.000-70.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
- Thông tin liên quan tới việc bắt giữ nguyên tổng giám đốc Phạm Thanh Tân ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của Agribank những ngày qua, thưa ông?
- Ông Tân rời ngân hàng từ tháng 7/2011. Các khoản vay liên quan tới vụ việc này phát sinh từ đầu năm 2011 và hiện chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ, đều có tài sản đảm bảo, và đã được trích lập dự phòng đầy đủ. Vì vậy, về mặt tài chính, vụ việc này không còn ảnh hưởng tới thanh khoản của Agribank.
Trong những ngày qua, hoạt động ngân hàng không bị xáo trộn. Bình quân mỗi ngày vốn huy động vẫn tăng 100 tỷ đồng và dư nợ tín dụng tăng. Tăng trưởng huy động và cho vay thời gian này chậm hơn các tháng trong năm, nhưng chủ yếu do tính quy luật vào dịp sát Tết, chứ không phải vì vụ việc nói trên. Dự trữ thanh khoản của ngân hàng hiện đạt 70.000 tỷ đồng, đảm bảo nhu cầu thanh toán ở mức cao trong dịp Tết.
- Ông lường trước sẽ còn khó khăn nào phát sinh từ những khoản cho vay sai quy định trước đây?
- Khó khăn lớn nhất chủ yếu rơi vào các khoản cho vay bất động sản. Một số khoản cho vay từ 2010 trở về trước hiện có khó khăn trong thu hồi nợ, có thể phát sinh nợ xấu nếu thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng, các dự án vẫn đình hoãn. Tuy nhiên, như tôi đã nói, các khoản vay này đều đã được phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro nên sẽ không ảnh hưởng tới an toàn tài chính của ngân hàng.
- Agribank đã rút kinh nghiệm gì sau những vụ việc như vậy?
- Từ đầu 2012, chúng tôi đã thực hiện Điều 7 của Quyết định 493, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn mực chung của thị trường. Như vậy, nợ xấu đã được thể hiện một cách tương đối minh bạch và phản ánh khá sát tình hình.
Đặc biệt, chúng tôi cũng đã chỉnh sửa lại cơ chế phân quyền, cấp tín dụng. Các chi nhánh được yêu cầu tập trung cho vay nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và ưu tiên cho vay ngắn hạn. Các khoản cho vay trung dài hạn được xem xét chặt chẽ. Không cho vay các dự án lớn có độ rủi ro cao và khả năng thẩm định hạn chế. Hai năm qua, Agribank đã chuyển mạnh sang bán lẻ, hướng ưu tiên vào kinh tế hộ nông thôn, cá nhân cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là một hướng đi an toàn và phù hợp với lợi thế của chúng tôi.
- Vậy bài học quản lý con người thì sao?
- Chúng tôi chú trọng hơn khâu tuyển dụng đầu vào, đảm bảo chất lượng và phù hợp với vị trí. Việc đào tạo cũng được đặc biệt quan tâm, đào tạo cả nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, thông qua các khóa học và thông qua thực tế. Chúng tôi cũng áp dụng cơ chế khoán công việc, khoán tài chính của người lao động, để phản ánh năng lực của họ. Và quan trọng là lựa chọn người đứng đầu có nghề về ngân hàng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và năng lực điều hành.
Hiện nay Agribank đã thiết lập cơ chế giám sát hàng ngày kết quả kinh doanh của các đơn vị thông qua hệ thống online, giám sát từng khoản một và kịp thời cảnh báo. Tất cả các chi nhánh đều có phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ bên cạnh Giám đốc. Việc phân cấp được thực hiện kèm theo các chỉ tiêu kinh doanh. Giám đốc chỉ được giao quyền hạn nhất định một phạm vi nhất định. Chẳng hạn nếu để nợ xấu trên 3%, sẽ bị tuýt còi và thu bớt quyền. Tương tự như vậy, nếu để thu nhập thấp hơn kế hoạch, để một vụ tiêu cực xảy ra, cũng sẽ bị thu bớt quyền và xếp tín nhiệm thấp.
- Nợ xấu cao đang khiến một số ngân hàng thận trọng tới mức sợ không dám cho vay. Quy định chặt quá như vậy, ông nghĩ sao nếu nhân viên Agribank cũng có tâm lý tương tự?
- Làm ngân hàng mà sợ không cho vay thì lấy gì mà ăn. Mình làm món nhỏ, cho vay ngắn hạn và tập trung cho nông nghiệp nông thôn thì yên tâm. Các khoản vay rủi ro chủ yếu rơi ở thành phố lớn. Tỷ lệ nợ xấu của Agribank ở TP HCM và Hà Nội chiếm tới 70% nợ xấu của Agribank, trong khi các chi nhánh ở địa bàn nông thôn chỉ cho vay nông nghiệp nông thôn tỷ lệ này chưa tới 2%, một nửa trong đó tỷ lệ chỉ là 1%.
Ở hầu hết các tỉnh hiện nay, tỷ lệ cho vay nông nghiệp nông thôn của chúng tôi đều chiếm 70-90%. Các huyện ngoại thành của Hà Nội và TP HCM chủ yếu cho vay hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chất lượng tín dụng nông nghiệp nông thôn cao hơn các lĩnh vực khác là do món vay nhỏ giúp phân tán rủi ro và tỷ lệ vay trong tổng mức đầu tư thấp. Các hộ nông nghiệp nông thôn thường chỉ vay không quá 30% tổng vốn đầu tư. Họ có sẵn đất đai, sức lao động, chỉ cần vay một chút tiền lo phân bón…
Năm ngoái, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn của chúng tôi tăng 13,1%. Năm nay sẽ tiếp tục duy trì hướng này, phấn đấu tăng 15%, số vốn cho vay tăng thêm 50.000 tỷ đồng, với điều kiện Chính phủ và các Bộ, ngành ủng hộ một số đề xuất của Agribank liên quan tới vốn điều lệ, trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản vay không có tài sản đảm bảo ở nông thông, mở rộng mạng lưới chi nhánh ở địa bàn nông thôn.
Theo VNE
Phải kéo giá ảo xuống
Những chính sách để vực dậy nền kinh tế thoát khỏi khó khăn hiện nay đã thể hiện rõ nét trong Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ. Định hướng chỉ đạo đã vạch ra, giải pháp đã có, vấn đề là các bộ, ngành và hệ thống ngân hàng sẽ triển khai như thế nào? Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng có "nhập cuộc" nhanh chóng và triển khai cụ thể, rốt ráo hay không?
Nổi bật trong một số giải pháp quan trọng là mở rộng tín dụng cho vay mua nhà khuyến khích các tổ chức tín dụng liên kết với chủ dự án bất động sản để cung cấp tín dụng dài hạn cho người dân có nhu cầu mua nhà để ở. Ngay trong quý I này, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành, hướng dẫn quy chế cho vay các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, lực lượng vũ trang để mua, thuê nhà ở xã hội và thương mại với diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Cho vay đối với các doanh nghiệp xây nhà ở xã hội, doanh nghiệp chuyển đổi dự án phục vụ cho nhà ở xã hội với lãi suất hợp lý và kỳ hạn trả nợ hợp lý phù hợp với nguồn vốn và khả năng trả nợ của khách hàng.
Đặc biệt, Chính phủ sẽ đưa ra gói hỗ trợ từ 20.000-40.000 tỷ đồng để tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại Nhà nước cho người dân vay mua nhà với lãi suất hợp lý, thời hạn tối đa 10 năm. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đã vào cuộc hỗ trợ thị trường bất động sản, dành 19.500 tỷ đồng cho vay cá nhân mua, thuê nhà ở xã hội. Riêng năm 2013 sẽ giải ngân khoảng 3.000 tỷ đồng cho vay cá nhân thu nhập thấp, trung bình có nhà ở hoặc có nhà mà diện tích dưới 8m2 sàn/người. Mức cho vay tối đa 85% giá trị nhà, thời hạn vay 15 năm, lãi suất bằng 90% lãi suất cho vay thông thường cùng kỳ hạn.
Ngoài ra, Ngân hàng này còn dành tới 10.500 tỷ đồng cho chương trình nhà ở xã hội giai đoạn 2013-2015 đối với dự án nhà ở thương mại, xã hội có diện tích sàn dưới 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cũng đã trình Chính phủ đề án thành lập Công ty tái cho vay thế chấp nhà ở Quốc gia ngay trong quý II-2013 để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế cũng như thị trường bất động sản, kích thích sản xuất, lưu thông hàng hóa. Rõ ràng là, trong bối cảnh nền kinh tế trầm lắng, thị trường bất động sản đông cứng, những giải pháp giải cứu cùng với những khoản tiền không nhỏ rót vào thực sự rất cần thiết và cấp bách.
Dẫu vậy, một số chuyên gia kinh tế cũng như một vài người trong cuộc vẫn tỏ ra băn khoăn, lo ngại bởi chưa giải quyết được gốc rễ vấn đề mà bất động sản đang phải đối mặt. Gói giải pháp, chính sách giảm lãi suất, giảm giá, hỗ trợ vốn vay sẽ khó phát huy tác dụng nếu không lấy lại được niềm tin của người mua có nhu cầu thực. Do đó cần xây dựng "sản phẩm tài chính" dài hạn nhằm hỗ trợ số đông người dân có thể tiếp cận sản phẩm nhà ở. Sản phẩm tài chính cần được tính toán dựa trên thu nhập của người dân mà họ có thể tích lũy hàng tháng. Ngân hàng cần kéo dài thời gian thanh toán lãi suất cho người vay mua nhà 30-40 năm.
Niềm tin vào thị trường bất động sản vẫn yếu, muốn khắc phục còn rất nhiều việc phải làm. Mấu chốt là kéo được giá "ảo" xuống chạm đúng mức giá trị thực, thì thị trường sẽ không còn "sốt nóng" hay "sốt rét".
Theo ANTD
Hàng nghìn m2 đất công được cấp sai quy định Thanh tra tỉnh Khánh Hòa vừa có kết luận về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho hộ gia đình, cá nhân tại xã Cam Lập, TP Cam Ranh từ năm 2008-2011. Qua đó, đã phát hiện hàng loạt các sai phạm, tồn tại chưa được xử lý. Đụng đâu sai đó! Theo kết luận của Thanh tra tỉnh...