Chủ thương hiệu sữa Ba Vì sắp lên sàn chứng khoán
CTCP Sữa Quốc tế (IDP) sắp đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn UPCoM với khối lượng đăng ký gần 59 triệu cổ phiếu.
Tại ĐHĐCĐ bất thường ngày 18/12, cổ đông CTCP Sữa Quốc tế (IDP) đã thông qua việc đăng ký chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) và đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống UPCoM tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Tổng khối lượng đăng ký gần 59 triệu cổ phiếu. Thời gian chốt danh sách cổ đông để lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) và giao dịch trên UPCoM vào ngày 4/12. Thời gian thực hiện bắt đầu trong quý 4.
Như vậy, có thêm một doanh nghiệp ngành sữa đưa cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trên thị trường chứng khoán hiện có CTCP Sữa Việt Nam ( Vinamilk) đang niêm yết HOSE và CTCP Giống bò sữa Mộc Châu (Mã: MCM) chính thức giao dịch UPCoM ngày 18/12. Bên cạnh đó, CTCP Sữa Hà Nội ( Hanoimilk) đã bị huỷ niêm yết trên HNX và đang bị hạn chế trên UPCOM.
Cổ đông Đại hội cũng chấp thuận bổ sung ngành sản xuất các loại bánh từ bột; sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo. Công ty sẽ có 2 người đại diện theo pháp luật là Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT (ông Tô Hải). Ông Tô Hải, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc của VCSC đang là Chủ tịch kiêm người đại diện pháp luật của IDP.
Sữa Quốc tế sắp giao dịch trên UPCoM.
Video đang HOT
Sữa Quốc tế được thành lập năm 2004 với 3 thương hiệu chính là Ba Vì, Lif và Kun. Từ năm 2004 đến năm 2010, công ty này đã thành lập 2 nhà máy tại Chương Mỹ và Ba Vì.
Về tình hình kinh doanh, 9 tháng đầu năm, IDP đạt 2.828 tỷ đồng doanh thu thuần, 309 tỷ đồng lãi sau thuế; tăng lần lượt 113% và 232% so với cùng kỳ năm trước. Mức lợi nhuận 9 tháng này còn vượt xa con số của Mộc Châu Milk (209 tỷ đồng).
Trước cuộc họp bất thường, cơ cấu cổ đông IDP cũng có biến động. Theo đó, ngày 4/12, CTCP Lothamilk đã nhận chuyển nhượng 2 triệu cổ phiếu qua giao dịch thoả thuận. Trước giao dịch, Lothamilk sở hữu 4 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,79%. Sau giao dịch, Lothamilk đã nâng sở hữu tại IDP lên 10,18%.
Cùng ngày, bà Đặng Phạm Minh Loan, Tổng Giám đốc kiêm thành viên HĐQT cũng nhận chuyển nhượng gần 2,95 triệu cổ phiếu qua giao dịch thoả thuận. Trước giao dịch, bà Loan không nắm giữ cổ phần tại IDP, sau giao dịch bà nâng sở hữu lên 5%.
Ở chiều ngược lại, từ ngày 2-4/12, CTCP Blue Point đã bán ra 5,68 triệu cổ phiếu để giảm sở hữu từ 70,2% xuống còn 60,6%.
Trước đó, cuối tháng 7, đầu tháng 8, hai quỹ đầu tư thuộc quản lý của VinaCapital đã chuyển nhượng hết hơn 21,8 triệu cổ phần, tương ứng với 37% vốn của IDP sau 5 năm đầu tư. Đồng thời, Blue Point lại mua vào gần 13 triệu cổ phần của IDP để nâng sở hữu từ 58,36% lên 80,38%.
CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng đã mua vào hơn 8,84 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 15% vào ngày 31/7.
Về tay Vinamilk, Sữa Mộc Châu sắp lên sàn chứng khoán
Ngày 15/10, HĐQT CTCP Giống Bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk, MCM) đã thông qua việc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM.
Theo đó, MCM sẽ đăng ký lưu ký cổ phiếu tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) và lên sàn UPCoM không muộn hơn ngày 30/3/2021.
Ngày 30/10 tới, MCM sẽ chốt danh sách cổ đông để tạm ứng cổ tức đợt 1/2020 với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt.
Những sản phẩm của Mộc Châu Milk
Trước đó, hồi tháng 8/2020, HĐQT của CTCP GTNFoods (HOSE: GTN) đã thông qua việc mua gần 29.5 triệu cổ phần MCM.
Chiếu theo mức giá mua 30,000 đồng/cp, ước tính phía GTN chi ra gần 884 tỷ đồng để mua gần 29.5 triệu cp của Mộc Châu Milk.
Theo báo cáo tài chính bán niên đã soát xét của GTN, GTN đang sở hữu 37.98% vốn, nắm 51% quyền biểu quyết tại Mộc Châu Milk.
Trong khi đó, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM) đã trở thành công ty mẹ GTN sau khi nâng sở hữu lên mức 75% trong năm 2019. Theo đó, VNM cũng gián tiếp sở hữu Mộc Châu Milk.
Bà Mai Kiều Liên - tân Chủ tịch HĐQT GTN (đồng thời là Tổng Giám đốc của VNM) cho biết VNM sẽ kết hợp với Mộc Châu Milk để cả 2 cùng phát triển, hỗ trợ lẫn nhau.
Theo thứ nhất, VNM sẽ xem xét quỹ đất tại Mộc Châu Milk và xây dựng trang trại sữa công nghệ cao (có thể là sữa hữu cơ hoặc sữa sạch GlobalGAP), khi đủ điều kiện sẽ triển khai ngay. Mộc Châu Milk hiện đang có quỹ đất rộng 200 ha, có thể chăn thả được đàn bò 4,000 con, vốn đầu tư dự kiến 1,000 tỷ đồng.
Thứ hai là nâng cấp thiết bị của nhà máy sữa Mộc Châu để đáp ứng đầu ra của đàn bò (hiện đạt 220 tấn/ngày). Khi lên 500 tấn/ngày thì nhà máy phải mở rộng. Do đó theo bà Liên, để hiệu quả thì Mộc Châu Milk sẽ phải mở rộng nhà máy trước, khi thị trường đủ lớn sẽ xây dựng nhà máy mới để đồng bộ.
Mộc Châu Milk sẽ được tập trung vào hoạt động cốt lõi của Mộc Châu Milk, do có lợi thế lớn, truyền thống phát triển và khí hậu phù hợp với đàn bò. VNM sẽ phối hợp để phát triển đàn bò lên 40-50 ngàn con. Các ngành nghề cốt lõi vẫn được duy trì, phát triển. Phía GTN cho rằng với tiềm lực của VNM sẽ đưa Mộc Châu Milk tiến xuống phía nam, như một mảnh ghép vào hệ thống.
Về Mộc Châu Milk, năm 2019, doanh thu thuần của MCM đạt 2.606 tỷ, lợi nhuận sau thuế là 166,9 tỷ đồng, vượt 14% kế hoạch.
Về định hướng kế hoạch hoạt động năm 2020, Công ty dự kiến tăng tổng đàn bò từ 25.580 con lên 28.680 con, tăng 12,1%; doanh thu thuần từ 2.558 tỷ đồng lên 2.905 tỷ đồng, tăng 13,5%; lợi nhuận sau thuế đạt 157 tỷ đồng (giảm 5,9% do thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 là 20%, tăng so với năm 2019 là 10%). Về cổ tức năm 2020, HĐQT dự kiến trả bằng tiền mặt 25% trên vốn điều lệ.
Sau nửa đầu năm 2020, đơn vị này ghi nhận tăng trưởng 8% doanh thu và 46% về lợi nhuận. Ban điều hành cho biết đã tiếp tục tập trung vào mảng kinh doanh sữa cốt lõi và có thay đổi các chính sách quản lý doanh nghiệp.
Hai đại gia ngành sữa nối gót nhau lên sàn UPCoM Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (IDP), một đại gia ngành sữa, muốn giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM sau khi Mộc Châu Milk lên sàn này. Ngày 18/12, Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (IDP) đã công bố thông tin dự kiến họp đại hội đồng cổ đông bất thường của "đại gia ngành sữa" này.. Nội dung chương...