Chủ siêu doanh nghiệp bất động sản vốn 144.000 tỷ đồng – lớn gấp 4 lần VinHomes, dùng căn cước giả để đăng ký
Trả lời báo giới về việc sai phạm của ba cá nhân lập công ty số vốn khủng 144.000 tỷ đồng (6 tỷ USD), Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Cá nhân đi đăng ký kinh doanh có căn cước công dân giả.
“Đây là vụ việc sai phạm cá nhân” – ông Bùi Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý, đăng ký kinh doanh, Bộ KH&ĐT – trả lời về xử lý sai phạm trong vụ lập doanh nghiệp 144.000 tỷ đồng mới đây trong họp báo trước Hội nghị gặp gỡ Thủ tướng với doanh nghiệp sáng nay (7/5), tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), báo Pháp Luật đưa tin.
Được biết, ngày 14/4, Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở KH&ĐT Hà Nội đã thu hồi giấy đăng ký kinh doanh đã cấp cho USC Interco, chính thức “khai tử” doanh nghiệp này.
Trước đó, hồi tháng 2, thông tin CTCP Tư vấn đầu tư quốc tế và dịch vụ thương mại USC (USC Interco) có vốn điều lệ đăng ký lên đến 144.000 tỷ đồng đã gây xôn xao giới tài chính sáng nay khi mà hiện cả nước mới chỉ có 5 doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 100.000 tỷ đồng.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh chính của USC Interco là Kinh doanh bất động sản. Doanh nghiệp này có trụ sở chính tại Số 10, ngõ 234 đường Thôn Lai Xá, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội, Việt Nam, Tên người đại diện theo pháp luật: TRẦN GIA PHONG, sinh năm 1979.
Video đang HOT
Địa chỉ đăng ký kinh doanh là một ngôi nhà nằm sâu trong ngõ.
Công ty này có 3 cổ đông, bao gồm ông Trần Gia Phong và bà Kim Thị Phương mỗi người góp 30%, tương ứng 43.200 tỷ đồng cùng ông Nguyễn Hoàn Sơn góp 40%, tương ứng 57.600 tỷ đồng.
Những doanh nghiệp bất động sản hàng đầu hiện nay đều có vốn điều lệ nhỏ hơn USC Interco khá nhiều như Vingroup chỉ ở mức 34.300 tỷ, VinHomes 33.500 tỷ, Novaland Group 9.700 tỷ, Becamex IDC 10.350 tỷ…
Nghị định 41: Nỗ lực của Chính phủ và "phép thử" năng lực cho các doanh nghiệp BĐS
Chính phủ đã ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất. Mặc dù vậy, có nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đang bày tỏ mong muốn kéo dài thời gian gia hạn lên 1 năm.
Đứng góc nhìn chuyên gia, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam đã có những đánh giá xung quanh Nghị định này.
Theo ông Khương, việc các doanh nghiệp BĐS mong muốn Chính phủ gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuế đất, về bản chất phản ánh những cái khó khăn của doanh nghiệp trong thời gian gần đây, khi phải trực tiếp chịu tác động kép của nền kinh tế: từ những khó khăn pháp lý vẫn đang tồn tại, và đến nay là ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19.
Mặc dù vậy, nghị định mới này của Chính phủ sẽ phát huy tác dụng đối với những doanh nghiệp BĐS đã và đang có các dự án được triển khai xây dựng và đi vào hoạt động, còn với các dự án đang chờ hoàn thiện giấy tờ pháp lý thì việc gia hạn thời gian nộp thuế chưa mang lại hiệu quả thiết thực.
Ở một khía cạnh khác, đề nghị tăng thời hạn giãn nộp thuế thêm 1 năm chỉ giải quyết được các vấn đề trong ngắn hạn, bởi lẽ khó khăn lớn nhất đang tồn tại là vấn đề thủ tục pháp lý. "Theo cá nhận tôi nhận định, Chính phủ đã và đang đưa ra những chính sách rất kịp thời để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam, mặc dù vậy, cũng nên có những hình thức và biện pháp hợp lý để đánh giá một cách tổng quan cũng như chi tiết các kiến nghị do các doanh nghiệp đề xuất.
Bên cạnh đó, tôi cũng hi vọng Chính phủ sẽ xem xét đến việc là giải quyết một cách triệt để trong cái vấn đề pháp lý và thủ tục của dự án mới, để có thể hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp trong trung và dài hạn", ông Khương kiến nghị.
Nhìn từ bình diện quốc tế và vĩ mô, rất nhiều Chính phủ trên thế giới đã và đang thực hiện các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp duy trì và phát triển kinh doanh, đặc biệt về mặt thuế, hỗ trợ cấp tín dụng, giãn và giảm tiền gốc... Bởi lẽ, khi doanh nghiệp hoạt động tốt, thì bộ máy kinh tế chung của cả đất nước mới có thể làm việc trơn tru.
Tại Việt Nam 80-90% xương sống của nền kinh tế đến từ lực lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ với việc là nguồn lực chính đóng góp cho ngân sách nhà nước, chính vì vậy có thể coi các doanh nghiệp này nên được hưởng sự hỗ trợ lớn và thiết thực từ Chính phủ, về cơ chế, về định hướng, về chiến lược ngành nghề. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nên quan tâm đến khu vực kinh tế tư nhân, nhóm các doanh nghiệp đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xu hướng phát triển chung của thế giới.
Đối với các doanh nghiệp BĐS, theo ông Khương, thời gian này cũng là một phép thử đánh giá thực chất về năng lực quản trị tài chính, năng lực quản trị khủng hoảng để giúp cân đối tiềm lực của bản thân chính doanh nghiệp. Có thể dễ dàng nhận thấy, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, do vậy mà khi thị trường gặp các biến cố lớn, họ sẽ phải chịu những tổn thất về tài chính một cách tiêu cực. Các doanh nghiệp có thể cân nhắc tới việc cắt lỗ khi không có đủ năng lực tài chính, nhằm tránh hoặc giảm thiểu các nguy cơ về phá sản.
"Đối với những nhà đầu tư cá nhân trong thời điểm này cần cân nhắc yếu tố vốn, vì liên quan đến công việc, đến việc giảm lương nhân viên... kéo theo việc hạn chế, sụt giảm chi tiêu và nhu cầu mua sắm BĐS. Còn đối với những nhà đầu tư có năng lực về tài chính, đây hoàn toàn có thể là một cơ hộ cho họ.
Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc tới những kế hoạch dài hơi hơn, sau khi cơn dịch qua đi, sức khỏe của nền kinh tế cũng như của toàn thị trường sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để hồi phục. Bài toán về lợi nhuận, đi kèm với thời gian, và kỳ vọng của nhà đầu tư, cần được tính toán chi tiết và cẩn thận trong thời gian này", ông Khương khẳng định.
Theo ông Khương, mặc dù dịch bệnh đang được kiểm soát tốt tại Việt Nam nhưng tất cả các hoạt động kinh doanh chưa thực sự trở lại bình thường, đồng nghĩa với việc chúng ta chưa thể trở lại guồng quay của cuộc sống trước đây, mà tạm thời vẫn đang trong tình trạng sống chung với dịch.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng còn phải phụ thuộc vào việc kiểm soát dịch bệnh của cả thế giới, với nhiều hạn chế trong việc hoạt động trở lại các đường bay quốc tế vào Việt Nam, xuất nhập khẩu hàng hóa, thực phẩm, hay các thương vụ đầu tư nước ngoài... . riêng với lĩnh vực BĐS, sức mua trong nước được dự đoán chưa thể thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Kì vọng tới cuối năm nay, khi mà đại dịch đã được hoàn toàn kiểm soát tại Việt Nam và trên toàn thế giới, nền kinh tế sẽ trở lại ổn định, sau đó sẽ dần phát triển và sẽ có những tín hiệu khả quan vào đầu hoặc giữa năm 2021.
Hội môi giới đề xuất lên 6 giải pháp "cứu" doanh nghiệp bất động sản Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đã đề xuất lên Chính phủ 6 nhóm giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản. Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết do tác động của dịch Covid-19 thị trường bất động sản đang bước vào thời kỳ vô cùng khó...