Chủ resort Six Senses Ninh Vân Bay báo lỗ hơn 500 tỷ đồng
Lợi nhuận ngót nghét 2 tỷ không đủ cho Ninh Vân Bay bù đắp khoản lỗ đột biến do trích lập dự phòng tại công ty con hồi giữa năm.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý III của Công ty cổ phần Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (mã CK: NVT) ghi nhận 62 tỷ đồng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đối lập với đà tăng trưởng ổn định về doanh thu, lợi nhuận sau thuế liên tiếp sụt giảm do ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động tài chính. Khoản tiền gửi trong kỳ giảm mạnh so với đầu năm khiến doanh thu tài chính chưa đến 500 triệu, trong khi đó chi phí lãi vay tăng gần gấp đôi lên 7 tỷ đồng.
Công ty báo lãi quý này đạt 2,4 tỷ đồng, giảm gần ba lần so với cùng kỳ năm ngoái và kéo luỹ kế 9 tháng đầu năm xuống còn âm 279 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh bết bát khiến lỗ luỹ kế đến cuối năm trước và chưa phân phối kỳ này tăng lên 511 tỷ đồng. Đây là mức thấp kỷ lục từ thời điểm công ty chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2010.
Lý giải về nguyên nhân phát sinh khoản lỗ đột biến, ban lãnh đạo công ty cho biết trong quý II đã trích lập dự phòng các khoản phải thu từ Công ty cổ phần Du lịch Tân Phú – đơn vị sở hữu dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp ở Ninh Bình, khiến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thêm 246 tỷ đồng và ngừng trích lãi cho vay các khoản phải thu tại công ty này do không thu hồi đủ nợ gốc nên doanh thu tài chính giảm mạnh. Ngoài ra, việc lập dự phòng giảm giá tổn thất và thanh lý các khoản đầu tư vào công ty liên kết cũng khiến Ninh Vân Bay hụt gần 38 tỷ đồng.
Video đang HOT
Việc trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khiến tổng tài sản của công ty giảm xấp xỉ 300 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, xuống còn 1.021 tỷ. Tài sản dài hạn đang chiếm khoảng 85%, trong đó phần lớn là chi phí xây dựng dang dở của dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp ở huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai).
Tham vọng trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực nghỉ dưỡng cao cấp khiến Ninh Vân Bay trượt dài trong thua lỗ.
Theo nghị quyết đại hội cổ đông thường niên 2017, việc đánh giá lại và trích lập dự phòng tại công ty liên kết là nội dung trọng tâm của kế hoạch tái cơ cấu tình hình tài chính theo hướng thu gọn các khoản đầu tư, tập trung vào tài sản có khả năng sinh lợi cao.
Động thái mới nhất của kế hoạch này là cuối tháng 6 vừa qua, công ty đã chuyển nhượng 90% vốn góp tại Công ty TNHH Hai Dung – chủ đầu tư dự án Six Senses River, cùng các khoản tiền cho vay, tiền lãi vay và lợi ích khác tại doanh nghiệp này nhằm chuẩn bị nguồn vốn thanh toán các khoản nợ trái phiếu phát hành từ năm 2014. Trong thời gian tới, công ty có thể tiếp tục tái cơ cấu để chuyển nhượng khoản vốn đầu tư tại dự án Emeralda Ninh Bình nhằm giải quyết tình trạng khó khăn do thiếu vốn.
Công ty cổ phần Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng với việc đưa vào khai thác chuỗi resort đẳng cấp 5 sao. Nổi bật trong số này là Six Senses Ninh Van Bay (Khánh Hoà) hoạt động từ năm 2005 trên tổng diện tích khoảng 150 ha đất thuê ngoài đảo và mặt nước biển. Dự án do Công ty cổ phần Du lịch Hồng Hải – đơn vị thành viên mà Ninh Vân Bay nắm giữ 51% vốn điều lệ, thuê tập đoàn Six Senses Hotels Resorts & Spas của Thái Lan quản lý và vận hành.
Chiến lược trung và dài hạn của công ty là trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp. Tuy nhiên, thời điểm thị trường bất động sản lún sâu trong khủng hoảng cũng là lúc Ninh Vân Bay mở rộng đầu tư với hàng loạt các dự án lớn dẫn đến tình trạng thiếu vốn, thua lỗ triền miên. Để yêu cầu đáp ứng kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm nay lần lượt là 219 tỷ đồng và 16,5 tỷ, công ty cho biết sẽ tập trung mở rộng thị phần du lịch trung cấp và xây dựng nhiều chính sách khuyến mại nhằm thu hút khách nội địa.
Theo VNE
Quý II, TDN lỗ 1,88 tỷ đồng do trích lập dự phòng đầu tư tài chính
Công ty Cổ phần Than Đèo Nai - Vinacomin (TDN - HNX) công bố báo cáo tài chính quý II/2016 với doanh thu và lợi nhuận đều giảm.
Theo đó, trong quý II năm nay, TDN ghi nhận tổng doanh thu đạt hơn 564,8 tỷ đồng, giảm 17,3% cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận gộp chỉ đạt 52,2 tỷ đồng, không bù đắp được khoản chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng... (tổng hơn 54 tỷ đồng). Kết quả, lợi nhuận sau thuế của TDN âm 1,88 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi gần 900 triệu đồng.
Lũy kế 6 tháng, TDN đạt doanh thu 1.135 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ, hoàn thành 56,4% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1,86 tỷ đồng, giảm gần 70% so với cùng kỳ, cách rất xa so với kế hoạch lợi nhuận trước thuế 15,5 tỷ đồng năm 2016 đề ra, và kết quả 24,6 tỷ đồng thực hiện năm 2015.
TDN đã giải trình nguyên nhân về biến động lợi nhuận quý này là do khoản đầu tư vốn của Công ty tại CTCP Nhiệt điện Cẩm Phả Vinacomin là 21,8 tỷ đồng. Cụ thể, căn cứ vào kết quả kinh doanh của CTCP Nhiệt điện Cẩm Phả Vinacomin tại thời điểm 30/6/2016, TDN trích dự phòng đầu tư tài chính 3,9 tỷ đồng nên đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh quý II/2016.
Lạc Nhạn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Trích lập dự phòng lớn, AGR dự kiến lỗ 219 tỷ đồng năm 2016 Ngày 30/6 tới, CTCP Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (AGR) sẽ họp ĐHCĐ năm 2016. Trong năm nay, AGR đặt kế hoạch doanh thu 117 tỷ đồng và dự kiến lỗ trước thuế khoảng 219 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến âm lợi nhuận là khoản trích lập dự phòng trong năm 2016 dự kiến...