Chú rể Trung Quốc lao đao vì tiền thách cưới
Nhiều nam thanh niên tại Trung Quốc phàn nàn rằng truyền thống thách cưới đã khiến họ hầu như không thể cưới vợ.
Chú rể phải bỏ ra hàng tỷ đồng để lấy được vợ. (Ảnh: QQ)
Một cô dâu ở miền nam Trung Quốc đã trở thành một hiện tượng trên internet sau khi có thông tin rằng chồng tương lai của cô đã đưa cho bố mẹ cô 6 triệu NDT (khoảng 21 tỷ đồng) để cưới cô về làm vợ.
Cha mẹ cô sau đó cũng đã trao cho cô 10 triệu NDT(35 tỷ đồng) và một chiếc máy bay nhỏ cho nhà trai như một món hồi môn, SCMP đưa tin.
Các bức ảnh về đám cưới của một cặp tân lang, tân nương ở thành phố Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội với nhiều cư dân mạng nói rằng họ đã bị sốc khi biết về số tiền liên quan tới đám cưới này. Tuy nhiên, không có chi tiết nào thêm về gia thế của cặp đôi.
Một cô dâu khác đến từ Phủ Điền cũng gây tranh cãi trên mạng với mức giá thách cưới là 3,8 triệu NDT
(hơn 11 tỷ đồng).
Video đang HOT
Theo truyền thống, các chú rể tại Trung Quốc phải tặng một món quà cho cha mẹ cô dâu – thường là tiền mặt – để xin phép được kết hôn với con gái họ.
Một thống kê về mức thách cưới do tập đoàn bất động sản Vanke chi nhánh Trùng Khánh và kênh bất động sản của tập đoàn truyền thông Sina đưa ra cách đây ba năm cho thấy hầu hết những chàng rể phải đưa tới hàng chục ngàn nhân dân tệ cho cha mẹ cô dâu. Thượng Hải đứng đầu danh sách với mức giá cô dâu là 1 triệu NDT (3,5 tỷ đồng).
Nhiều nam thanh niên đã phàn nàn rằng truyền thống thách cưới đã khiến họ hầu như không thể cưới vợ.
Dahe Daily dẫn lời Zhang Mingsuo, một chuyên gia xã hội học tại Đại học Trịnh Châu, cho biết việc thách cưới truyền thống ở những vùng nông thôn được cha mẹ cô dâu tính vào chi phí hỗ trợ họ trong những năm tháng tuổi già sau khi họ đã bỏ ra một số tiền lớn để nuôi nấng con gái.
Tuy nhiên, khi đời sống vật chất ngày càng tăng lên, số tiền dùng để thách cưới đã tăng chóng mặt và ý nghĩa ban đầu của nó đã bị bóp méo, ông Zhang nói.
Con cái chăm sóc cha mẹ già là một truyền thống tại Trung Quốc. Hệ thống an sinh xã hội, bao gồm tiền lương hưu và bảo hiểm y tế, thường không đủ để hỗ trợ cho người cao tuổi, đặc biệt là khi họ ốm đau.
Chính sách một con kéo dài mấy chục năm và chỉ được dỡ bỏ vào năm ngoái, cũng gia tăng gánh nặng lên những đứa con phải chăm sóc cha mẹ già của mình.
Sầm Hoa
Theo_VietNamNet
Dự báo FED: Trung Quốc hắt hơi, kinh tế Mỹ lao dao
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Janet Yellen vừa mới đưa ra nhận định về tình hình tài chính của nền kinh tế Mỹ trong phiên điều trần trước trước Ủy ban Tài chính thuộc Hạ viện ngày 10/2.
Bà Yellen nhấn mạnh, kinh tế Mỹ trong thời gian gần đây nhận được ít sự hỗ trợ của các chính sách tài chính tại Mỹ. Bà cảnh báo nếu tình trạng này còn tiếp diễn sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới triển vọng kinh tế và thị trường việc làm của Mỹ.
Người đứng đầu FED cũng viện dẫn chính sách tiền tệ khó hiểu của Trung Quốc như một nhân tố khiến các thị trường toàn cầu càng trở nên bất ổn, qua đó đe dọa sức khỏe của nền kinh tế Mỹ.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Janet Yellen. Ảnh: AP
Bà Yellen nêu rõ bất chấp những "làn gió ngược" đe dọa sẽ cản trở tăng trưởng của kinh tế Mỹ, song thị trường việc làm của nước này trong thời gian gần đây đã có tín hiệu "sáng" hơn.
Bà cho rằng việc xem xét nâng lương cho người lao động có thể giúp hỗ trợ đà tăng trưởng kinh tế Mỹ nhờ thu nhập người dân được cải thiện sẽ thúc đẩy hoạt động tiêu dùng.
Theo bà Yellen, điều này sẽ góp phần tạo động lực cho FED thực hiện các đợt nâng lãi suất dần dần theo lộ trình đã vạch sẵn. Bà cho rằng tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong năm nay sẽ tiếp tục giảm từ mức 4,9% hiện tại, trong khi tỷ lệ lạm phát, vốn đang duy trì ở mức rất thấp do đà "lao dốc" của giá dầu thế giới, cũng sẽ phục hồi và hướng về mức mục tiêu 2% của FED.
Chủ tịch của FED đã bày tỏ mối lo ngại lớn hơn về triển vọng kinh tế Mỹ qua đó không đưa ra bất cứ dự báo nào về lộ trình nâng lãi suất sắp tới của FED, trong bối cảnh các quan chức của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) đều nhận định rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể tiếp tục tăng trưởng dù ở mức khiêm tốn trong năm 2016.
Những nhận định mới của Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang về sự ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc gây ảnh hưởng to lớn đến kinh tế Mỹ chắc chắn có liên quan tới món nợ ngân sách của Mỹ mới được công bố vài ngày trước đây mà chủ nợ lớn nhất vẫn là Trung Quốc.
Hôm 9/2, Bộ Tài chính Mỹ cho biết nợ liên bang của nước này lần đầu tiên trong lịch sử đã vượt quá ngưỡng 19.000 tỷ USD. Với dân số hơn 300 triệu hiện nay, trung bình mỗi người dân Mỹ sẽ phải "gánh trên vai" khoản nợ khoảng 60.000 USD.
Tổng nợ quốc gia hiện nay của Mỹ tương đương xấp xỉ 103% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này, trong đó 13.700 tỷ USD là nợ công, số còn lại khoảng 5.300 tỷ USD là nợ của chính phủ.
Tính đến tháng 6/2015, Trung Quốc vẫn là chủ nợ lớn nhất của Mỹ khi sở hữu 1.300 tỷ USD trái phiếu Mỹ nhưng họ đang dần từ bỏ vai trò này.
Bắc Kinh đã tung ra nhiều biện pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán đang biến động mạnh và vực dậy giá trị đồng nhân dân tệ sau việc phá giá.
Ngoài ra, Đại lục cũng đang cố gắng kích thích nền kinh tế tăng trưởng đang yếu đi, khiến họ không thể là nhân tố duy nhất "nuốt chửng" nợ Mỹ như trong quá khứ.
Hồng Cúc (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Tỷ phú Warren Buffett cũng lao đao vì giá dầu "lao dốc" Huyền thoại đầu tư Warren Buffett đã trải qua qua năm 2015 không mấy yên bình khi cổ phiếu của tập đoàn Berkshire Hathaway đã giảm tổng cộng 11%... Trong năm 2015, tổng giá trị tài sản của Berkshire đã "bốc hơi" 11,3 tỷ USD. Đây là năm lỗ thứ 11 kể từ khi Buffett nắm quyền quản lý Berkshire từ năm 1965....