Chú rể khóc nức nở suốt đêm không thể động phòng, biết nguyên nhân cô dâu cũng không thể tưởng tượng nổi
Đêm động phòng không diễn ra như cô dâu tưởng tượng, thay vào đó cô phải ngồi dỗ chú rể suốt cả đêm.
Cô dâu Sri Fitria Mulyadi ở thị trấn Cikarang (thành phố Bekasi, tỉnh Tây Java, Indonesia) đã thu hút sự chú ý khi đăng tải đoạn video ngắn có tiêu đề ” Kết hôn với con một là như thế này đây” lên TikTok.
Được biết, Sri Fitria Mulyadi và chồng có thời gian tìm hiểu lâu dài trước khi tiến tới hôn nhân. Đám cưới diễn ra suôn sẻ dưới sự chứng kiến của hai bên gia đình. Sau hôn lễ, cô dâu chú rể về nhà riêng để chuẩn bị cho đêm tân hôn của mình.
Những tưởng sẽ có một đêm tân hôn ý nghĩa, ai ngờ chú rể lại khiến cô dâu dở khóc dở cười. Anh không màng đến vợ mà còn ngồi quay mặt vào trong khóc thút thít khiến cô phải ngồi dỗ dành suốt cả đêm.
Chú rể khóc nức nở suốt đêm vì nhớ mẹ.
Hóa ra, chú rể nhớ mẹ, không ngăn được sự xúc động nên liên tục rơi nước mắt. Cô dâu kể, chú rể vốn là con một, có tình cảm sâu nặng với gia đình nên không tránh khỏi nỗi nhớ bố mẹ trong ngày kết hôn và chuyển đến nhà riêng.
Trong đoạn video, có thể thấy chú rể ngồi trên giường, quay lưng vào vợ và khóc nức nở, vừa khóc vừa lau nước mắt. Tình huống này khiến người vợ phải mang điện thoại ra ghi lại khoảnh khắc vừa đáng yêu vừa hài hước của chồng.
Trong lúc quay, cô đã cố gắng an ủi chồng, động viên anh ngủ sớm rồi về thăm bố mẹ sau, nhưng cô càng nói chồng càng khóc to.
Không lâu sau khi được đăng tải, đoạn video lan truyền mạnh mẽ trên mạng với hơn 1,7 triệu lượt xem cùng hàng nghìn bình luận.
- “Không phải chỉ phụ nữ mới khóc trong ngày lấy chồng nhé. Đàn ông cũng nhớ bố nhớ mẹ lắm chứ. Anh ấy lại là con một nữa nên tình cảm này là bình thường”
- “Thật sự vừa đáng yêu vừa dễ thương. Có gì đâu bạn, vài hôm là sẽ quen mà. Ngày mai đưa vợ về thăm bố mẹ là vẹn cả đôi đường. Làm đàn ông cần trưởng thành hơn”
- “Không phải cứ phụ nữ mới được khóc. Em trai tôi đi học xa nhà cũng thỉnh thoảng rơi nước mắt khi gọi điện cho bố mẹ”
- “Dù là đàn ông thì cũng có cảm xúc, cũng có lúc được phép tỏ ra yếu đuối, hơn nữa lại trước mặt vợ chứ không phải ai khác. Tôi cảm thấy đây là một người đàn ông nặng tình nặng nghĩa, biết yêu thương gia đình”….
Một số đàn ông hay mủi lòng và dễ khóc.
Nhiều cô gái nghi ngờ người yêu mình thiếu nam tính? Nhiều người vợ lo lắng không biết chồng mình có truyền cho con trai cái tính mau nước mắt ấy?
Dường như có một luật ngầm rằng đàn ông có nhiều việc phải gánh vác, nhiều thứ phải lo toan nên trong bất kỳ trường hợp khổ đau nào cũng không được phép rơi nước mắt. Nó làm một đấng mày râu trông có vẻ hơi… yếu đuối, kém nam tính.
Video đang HOT
Chính bản lĩnh đàn ông đã ngăn những dòng lệ chứ không phải đàn ông không biết khổ đau, như vua hài Charlie Chaplin đã bày tỏ: “Tôi thích đi dưới mưa để không ai thấy tôi đang khóc”.
Ảnh minh họa
Đằng sau giọt nước mắt người ta hay liên hệ đến nữ tính, mặc dù về độ yêu thương và đau khổ thì chẳng ai dám nói đàn ông đàn bà, người nào hơn.
“Nước mắt” đàn ông không phải bao giờ cũng thể hiện ở dòng lệ. Họ khóc trong lòng và khóc một cách khó khăn hơn phụ nữ và trẻ em. Thử so sánh giữa một phụ nữ hay khóc lóc với một người đàn ông không khóc nổi, ai đau khổ hơn ai?
Ngày nay, sức mạnh của con người, nhất là người đàn ông là sự hiểu biết. Vì hiểu biết nên họ độ lượng với người khác và từ bi với bản thân. Họ hoàn toàn sống thật với lòng mình, có thể rơi nước mắt mà không sợ ảnh hưởng đến nam tính.
Ai dám khóc để đối diện với chính mình thì mới là gan dạ chứ kìm nén rồi khóc thầm, thút thít nức nở một mình đôi khi lại là yếu đuối.
Không ai cấm phái mạnh khóc nhưng hãy tập kiềm chế cảm xúc. Giọt nước mắt của đàn ông rơi khi có cảm xúc mãnh liệt sẽ giàu ý nghĩa, chứ lúc nào cũng “mít ướt” thì lại mất giá trị, phải không?
Trong mỗi một người đàn ông luôn có phần nam tính mạnh mẽ của đấng mày râu và bản tính mềm mại của một đứa trẻ. Sự đan xen hai phần trưởng thành và trẻ con khiến đàn ông nhiều khi giống như một “cậu bé lớn xác” trong mắt phụ nữ.
Tuy nhiên, những giá trị cuộc sống hiện đại đôi lúc khiến người đàn ông mệt mỏi hơn phụ nữ rất nhiều vì họ được sinh ra để làm trụ cột trong gia đình. Đàn ông khóc chứng tỏ họ rất yêu thương và trân quý một ai đó.
Giọt nước mắt không những bộc lộ cảm xúc mà còn thể hiện tình cảm chân thành. Nếu bạn từng nhìn thấy một người đàn ông chảy nước mắt vì vui sướng, đây chính là một khoảnh khắc hạnh phúc hiếm có trong cuộc đời.
Đám cưới mùa nước nổi: Cô dâu chú rể thả dép đi chân trần lội nước
Minh Thư kể tiếp: "Cô dâu chú rể tháo giày bỏ vào túi nilon xách đi. Ba vợ buộc bọc vào chân còn mang nguyên giày.
Các cụ hai bên cũng nhón gót đi, đội bê tráp đỡ lễ tháo luôn cả giày đi chân đất...".
Cô dâu: Minh Thư - nhân viên văn phòng
Chú rể: Nhật Quang - Làm về sự kiện, quảng cáo
Cặp đôi cùng sinh năm 1997 và hiện sinh sống, làm việc tại Long Xuyên, An Giang
Đám cưới được tổ chức tại nhà riêng ở An Giang
Quy mô khách mời: Khoảng 90 mâm
Đám cưới tổ chức vào mùa mưa và cơn mưa ập tới
Có lẽ, mùa nước lũ, mùa nước nổi luôn là những ký ức khó quên đối với người miền Tây. Họ thậm chí còn sống quen, thích ứng với việc tổ chức các hoạt động trong mùa nước lũ. Cũng bởi vậy mà có những đám cưới tổ chức vào những ngày đó. Nó sẽ là một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời của cô dâu chú rể và hai bên gia đình.
Đám cưới của cô dâu Minh Thư được tổ chức vào một trong những ngày nước lũ tháng 9 đó.
Minh Thư và chồng Nhật Quang quen biết trong một lần đi làm part-time. Nhưng khi đó, họ vẫn chưa có cảm xúc yêu đương gì. Sau 3 tháng gặp lại, Nhật Quang nhắn tin cho Thư trò chuyện theo phong cách "cục súc". Vậy mà cô gái trẻ lại "đổ" anh chàng bằng tuổi. Chỉ sau vài ngày là họ bắt đầu yêu nhau.
"Yêu 2 năm thì hai bên gia đình ngỏ ý cưới chứ bọn mình cũng chưa tính. Ngày hai bên nói chuyện cũng lạ lắm, không có trịnh trọng hay bày vẽ gì hết. Dưới nhà phụ huynh nói chuyện, trên lầu đằng trai do nhiều công việc nên ngủ quên mất. Phụ huynh bàn việc xong mình lên thông báo ngày cưới là quyết cưới thôi", cô dâu Minh Thư kể.
Hồi đó, hai bên chốt lịch cưới là vào tháng 9. Khi đó cũng là cuối mùa nước nổi, gia đình hi vọng trời quang mây tạnh chứ cũng không nghĩ đến việc mưa lớn gây ngập như thế.
"Bọn mình chuẩn bị cho đám cưới khoảng 4 tháng. Tháng 5 là đi chụp hình rồi bắt đầu chuẩn bị mọi thứ như thuê cổng hoa, thuê rạp cưới, làm thiệp, chuẩn bị lễ gia tiên rồi dàn bưng mâm và mâm quả. Hành trình chuẩn bị cũng giống như nhiều đám cưới miền Tây khác, đơn giản có mà cầu kỳ cũng có", Thư kể.
Thời tiết vẫn đẹp cho đến ngày diễn ra lễ rước dâu. Khi đó, một cơn mưa bất chợt đổ xuống và bắt đầu lũ lên, gây ngập. Khu vực rạp cưới thì khô ráo song vào phía trong gần nhà cô dâu, nước mấp mé ở mép, suýt tràn vào tận nhà, gây khó khăn cho việc di chuyển.
Minh Thư kể tiếp: "Cô dâu chú rể tháo giày bỏ vào túi nilong xách đi. Ba vợ buộc bọc vào chân còn mang nguyên giày. Các cụ hai bên cũng nhón gót đi, đội bê tráp đỡ lễ tháo luôn cả giày đi chân đất...
Vợ chồng nhà hàng xóm đối diện có con nhỏ mà để con bé đó chạy ra che dù hộ tống đoàn rước dâu. Dàn bưng mâm thì có người đội mâm chạy ra, có vài người kèm cô dâu thì cầm áo mưa làm đoàn tàu đi ra. Nói chung đó là một trải nghiệm khá đặc biệt của đám cưới miền Tây, hôn lễ trong cơn mưa khá bất ngờ".
Cưới mùa nước nổi là nét đẹp của văn hóa miền Tây
Trong những bức hình được cô dâu chia sẻ, hình ảnh chú rể, các cô các bác mặc áo dài xách giày trên tay nhưng vẫn cười tươi khiến người ta thấy đặc biệt quá.
Cũng may, qua nhà chú rể xe hơi có thể đi nên không cần rước dâu bằng ghe xuồng làm phương tiện giao thông. Từ nhà gái, nước không quá ngập, xe chạy bon bon đến nhà trai thì trời hết mưa đầy bất ngờ.
"Nhờ trời tạnh mưa mà tiệc diễn ra vẫn bình thường. Khách về hết thì lại mưa tiếp, lại tiếp tục bì bõm. Hôm đó đúng là ai cũng bảo may, khi làm lễ chính không mưa gió gì, thuận lợi cho tất cả mọi chuyện", Minh Thư tâm sự.
Với nhiều cô dâu chú rể, việc có đám cưới mà xảy ra mưa lũ gây ngập sẽ gây phiền phức về nhiều mặt. Tuy nhiên với Minh Thư, nó giống một trải nghiệm đáng nhớ và có chút gì đó bản sắc quê hương.
"Miền Tây gắn liền với sông nước. Từ ngày xưa mình đã được nghe kể những câu chuyện rước dâu bằng xuồng ba lá hay nhà trai nhà gái tất bật chuẩn bị đám cưới vào mùa nước nổi. Bây giờ chính mình lại được trải nghiệm chính điều đó.
Những người lớn ở đây cũng truyền tai nhau rằng có nước là có tiền. Ngày đám cưới mà nhiều nước như thế này thì cô dâu chú rể sau này sẽ làm ăn phát đạt, bởi vậy mình không coi đây là vấn đề gì cả. Trái lại, mình còn nghĩ nó sẽ là kỷ niệm đẹp khó quên suốt cuộc đời", Minh Thư kể thêm.
Có những điều vô tình xảy đến nhưng lại là cơ hội để tạo nên sự kiện để lại dấu ấn đặc biệt. Cô dâu An Giang Minh Thư đã có một trải nghiệm rất tuyệt trong ngày lên xe hoa. Qua câu chuyện của Thư, người ta cũng hình dung được phần nào khung cảnh đám cưới mùa nước nổi đặc trưng ở miền Tây và vô cùng đặc sắc.
Con gái day dứt khi lấy chồng giàu mà không lo được cho bố mẹ Tôi cứ nghĩ mình lấy chồng giàu thì sẽ có điều kiện giúp đỡ bố mẹ. Thế nhưng, mọi chuyện lại không như tôi tưởng tượng. Quê ở Tiền Giang, tôi đến TP.HCM làm công nhân từ năm 18 tuổi. Tôi phải bỏ học để đi làm phụ giúp gia đình. Hoàn cảnh gia đình tôi rất khó khăn. Bố tôi làm bốc...